Hotline: 0941068156
Thứ hai, 20/01/2025 20:01
Thứ sáu, 01/09/2023 05:09
TMO - Bộ Công Thương đề nghị, các địa phương phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) để kiểm tra, rà soát và xử lý vi phạm trong đầu tư, lắp đặt điện mặt trời mái có sự liên kết với lưới điện quốc gia từ sau năm 2020 đến nay.
Theo Bộ Công Thương, ngày 15.5.2023, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch Phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch Điện VIII). Quy hoạch điện VIII nêu rõ: "Ưu tiên và có chính sách đột phá để thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà của người dân và mái công trình xây dựng, nhất là các khu vực có nguy cơ thiếu điện như miền Bắc và điện mặt trời tự sản, tự tiêu".
Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Công Thương nghiên cứu, xây dựng cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà để tự sử dụng, tự sản tự tiêu, không bán điện cho tổ chức, cá nhân khác. Do đó, Bộ Công Thương đề nghị, các địa phương phối hợp với EVN để kiểm tra, rà soát và xử lý vi phạm trong đầu tư, lắp đặt điện mặt trời mái có sự liên kết với lưới điện quốc gia từ sau năm 2020 đến nay. Đồng thời phải tổng hợp, báo cáo tình hình đầu tư, lắp đặt điện mặt trời mái nhà có liên kết với lưới điện quốc gia từ sau năm 2020 đến nay. Báo cáo gửi về Bộ Công thương trước ngày 18.9.2023 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Trường hợp để xảy ra tình trạng phát triển điện mặt trời mái nhà có sự liên kết với lưới điện quốc gia mất kiểm soát, thiếu sự quản lý của nhà nước, EVN, Bộ Công Thương yêu cầu các địa phương và EVN tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Bộ Công Thương đề nghị, các địa phương phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) để kiểm tra, rà soát và xử lý vi phạm trong đầu tư, lắp đặt điện mặt trời mái từ sau năm 2020.
Trước đó, thông tin về phát triển nóng điện mặt trời mái nhà để hưởng giá cao làm mất cân đối hệ thống. Trước thực trạng này, Bộ Công Thương đã lập đoàn kiểm tra tại 10 đơn vị điện lực trên cả nước nhằm rà soát các vấn đề liên quan đến phát triển điện mặt trời mái nhà. Kết quả kiểm tra cho thấy nhiều sai phạm ở các công ty điện lực tại khu vực miền Trung và miền Nam trong việc khai thác và sử dụng loại hình năng lượng này.
Cụ thể, tại Công ty TNHH MTV Điện lực Đồng Nai, thời gian thực hiện thỏa thuận đấu nối điện mặt trời mái nhà vượt quá thời hạn quy định của Bộ Công Thương đối với 2 khách hàng; ký hợp đồng mua bán điện có công suất vượt quá công suất trong thỏa thuận đấu nối, trái với quy định của Bộ Công thương. Việc này xảy ra tại hệ thống điện mặt trời mái nhà Cao Capital, Xuân Phú Đông, Công ty TNHH Quang Trung.
Công ty Điện lực Bình Dương sai phạm khi thỏa thuận đấu nối vượt quá công suất theo đề nghị của khách hàng, ký hợp đồng mua bán điện có công suất vượt quá công suất trong thỏa thuận đấu nối, không đúng với công suất trong đơn đề nghị bán điện, sai lệch với biên bản nghiệm thu. Công ty Điện lực Bình Phước cũng có những sai phạm tương tự. Còn Công ty Điện lực Ninh Thuận vi phạm thời gian thực hiện thỏa thuận đấu nối điện mặt trời mái nhà khi vượt quá thời hạn quy định của Bộ Công Thương.
Công ty Điện lực Bình Thuận cũng bị chỉ ra trình tự thực hiện phát triển điện mặt trời mái nhà trái với quy định tại hệ thống điện mặt trời mái nhà của Công ty Cổ phần Đầu tư Năng lượng tái tạo Bình An, Công ty Công nghệ xanh Toàn Cầu; Nghiệm thu, ký hợp đồng mua bán điện có công suất vượt quá công suất trong văn bản chấp thuận đấu nối, trái với quy định, xảy ra tại hệ thống điện mặt trời mái nhà của Công ty TNHH Hàm Tân Solar farm.
Tại Công ty Điện lực Gia Lai, đoàn kiểm tra chỉ ra thời gian thực hiện thỏa thuận đấu nối điện mặt trời mái nhà vượt quá thời hạn quy định của Bộ Công thương. Việc này xảy ra tại các hệ thống điện mặt trời mái nhà của Công ty PV Venus, Công ty PV ENERGRY, Công ty TNHH MTV Tiến Minh Gia Lai, Công ty TNHH Năng lượng Thăng Bình, Công ty TNHH Đầu tư và thương mại LTH Việt Nam;
Công ty Điện lực Đắk Nông bị phát hiện thời gian giải quyết cho khách hàng trong việc thỏa thuận đấu nối, ký hợp đồng mua bán điện mặt trời mái nhà vượt quá thời hạn quy định của Bộ Công thương; chấp thuận đấu nối, đưa vào vận hành, ký hợp đồng mua bán điện trong khi đã xác định tình trạng quá tải lưới điện và yêu cầu khách hàng cam kết cắt giảm công suất khi lưới điện quá tải là trái quy định của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công thương.
Còn tại Công ty Điện lực Đắk Lắk, ngoài việc nghiệm thu, ký hợp đồng mua bán điện có công suất vượt quá công suất trong văn bản chấp thuận đấu nối, trái với quy định; còn thực hiện phát triển điện mặt trời mái nhà không đúng với hiện trạng lưới điện, thiếu minh bạch.
Phát triển điện mặt trời mái nhà theo đúng quy hoạch nhằm bảo đảm cơ cấu nguồn điện trong hệ thống điện quốc gia.
Mục tiêu, quy mô của điện mặt trời mái nhà đã được Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Hồng Hà phê duyệt tại Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15-5-2023 về Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Cụ thể là: “Cơ cấu nguồn điện đến năm 2030, điện mặt trời 12.836 MW (8,5%, không bao gồm điện mặt trời mái nhà hiện hữu), gồm các nguồn điện mặt trời tập trung 10.236 MW, nguồn điện mặt trời tự sản, tự tiêu khoảng 2.600 MW”.
Như vậy, quy hoạch cấp quốc gia đã xác định nguồn điện mặt trời tự sản tự tiêu phát triển thêm đến năm 2030 so với quy mô hiện nay khoảng 2.600 MW. Việc đặt ra quy mô này nhằm hướng đến mục tiêu quan trọng là bảo đảm cơ cấu nguồn điện trong hệ thống điện quốc gia, bảo đảm vấn đề an ninh hệ thống điện, vận hành an toàn và điều độ của hệ thống điện quốc gia. Đối với Dự thảo cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà vừa được Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng Chính phủ tại Báo cáo số 107/BC-BCT ngày 26-7-2023, đối tượng đã đề xuất áp dụng là nhà dân và cơ quan công sở.
Về hai đối tượng này, thứ nhất, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, yêu cầu Bộ Công Thương xây dựng cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà cho các đối tượng áp dụng là nhà dân và cơ quan công sở. việc phát triển điện mặt trời mái nhà nói riêng, điện mặt trời và năng lượng tái tạo nói chung tại Việt Nam đều được khuyến khích nhưng cần phải tuân thủ theo quy hoạch và tùy vào tình hình thực tế từng giai đoạn để bảo đảm an ninh năng lượng, bảo đảm các yếu tố môi trường, xã hội và quan trọng hơn là vì lợi ích chung của đất nước Thứ hai, lắp đặt điện mặt trời mái nhà để tự sản tự tiêu, tự sử dụng, không bán điện cho tổ chức, cá nhân khác.
Anh Tuấn
Bình luận