Hotline: 0941068156

Thứ tư, 04/12/2024 00:12

Tin nóng

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Thứ tư, 04/12/2024

Khánh Hòa mở rộng diện tích nuôi biển công nghệ cao

Thứ sáu, 18/10/2024 12:10

TMO - Tỉnh Khánh Hòa khuyến khích ngư dân nuôi biển công nghệ cao, đưa ngành nuôi biển trở thành ngành sản xuất chủ lực cung cấp nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.

Những năm qua, ngành thuỷ sản của Khánh Hoà đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, từ năm 2021 đến nay, ngành thuỷ sản của Khánh Hoà đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Đây là ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, góp phần phát triển bền vững kinh tế biển. Thủy sản hiện là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất, trị giá đạt hơn 729 triệu USD với 101.750 tấn các loại. 

Bên cạnh hoạt động khai thác hải sản, để nâng cao giá trị ngành nuôi trồng thuỷ sản, hướng tới xuất khẩu thuỷ sản với tiêu chuẩn cao, những năm qua, Khánh Hoà đã quan tâm đầu tư nghiên cứu nhiều nhiệm vụ khoa học phục vụ cho việc phát triển kinh tế biển. Trong đó, một trong những mũi nhọn của tỉnh là tập trung phát triển nuôi biển, nhất là nuôi biển công nghệ cao. 

Trước đó (tháng 5/2023), tỉnh Khánh Hòa triển khai mô hình thí điểm công nghệ cao trên vùng biển mở, TP.Cam Ranh. Tham gia mô hình có 10 hộ dân nuôi biển trên địa bàn TP. Cam Ranh tổng cộng 16 lồng tròn HDPE (thể tích 1 lồng 800m3) để nuôi cá biển, 12 ô lồng vuông HDPE (thể tích 24m3/ô lồng, nuôi 2 tầng) để nuôi tôm hùm. Ngoài ra, các hộ còn được tài trợ hệ thống camera giám sát dưới nước, hệ thống định vị trên biển, giám sát từ xa 24/7 trên mọi thiết bị điện tử…

Việc triển khai mô hình thí điểm công nghệ cao trên vùng biển mở xã Cam Lập, TP.Cam Ranh cho thấy hiệu quả kinh tế vượt trội. 

Ông Lê Đức Tâm (phường Cam Lộc, Cam Ranh) cho biết: Từ trước người dân vẫn nuôi theo kiểu truyền thống với lồng bè gỗ nên khi chuyển sang nuôi bằng lồng bè HDPE. Việc ứng dụng công nghệ cao trong nuôi trồng ban đầu cũng khiến chúng tôi lo lắng nhưng về sau thấy rất hiệu quả, lồng nuôi chịu được sóng gió lớn; tỷ suất lợi nhuận nuôi cá bớp bằng lồng HDPE tại đây cao hơn 72% so với nuôi bằng lồng bè truyền thống cùng quy mô của người dân không tham gia mô hình.

Gia đình ông Tâm được hỗ trợ 2 lồng tròn chất liệu HDPE thể tích 800m3/lồng, tổng trị giá 530 triệu đồng (trong đó Quỹ Thiện Tâm tài trợ 70%, gia đình đối ứng 30%). Gia đình ông Tâm thả nuôi cá bớp với mật độ 2.000 con/lồng; chỉ sau 8 tháng nuôi, cá đã đạt kích cỡ thương phẩm 6 - 7kg/con, tỷ lệ hao hụt dưới 10%; thu hoạch được 24 tấn cá, sau khi trừ chi phí, lợi nhuận thu được gần 1 tỷ đồng.

Sở NN&PTNT Khánh Hòa cho biết: Sau 1 năm triển khai, năng suất, sản lượng, lợi nhuận mang lại cho các hộ tham gia mô hình thí điểm nuôi biển công nghệ cao tại vùng biển mở xã Cam Lập cao hơn so với nuôi theo kiểu truyền thống. Cụ thể, tỷ suất lợi nhuận của hộ nuôi cá bớp tham gia mô hình đạt 172% so với hộ nuôi cùng quy mô bằng lồng bè gỗ truyền thống; của hộ nuôi tôm hùm đạt 112%. Kết quả thí điểm còn cho thấy, đây là cơ sở quan trọng để người dân thay đổi phương thức sản xuất trong nuôi biển, gắn với bảo vệ môi trường nuôi; giảm thiểu rủi ro do thiên tai, dịch bệnh; làm đẹp cảnh quan, có thể kết hợp phát triển du lịch sinh thái…

Theo đánh giá của UBND tỉnh Khánh Hòa, sau khi triển khai mô hình thí điểm nuôi biển công nghệ cao trên vùng biển hở ở Cam Ranh, địa phương nhận thấy đảm bảo được nhiều yếu tố tích cực. Một là, môi trường vùng biển nuôi trồng thủy sản được đảm bảo một cách sạch sẽ và đảm bảo cảnh quan. Hai là, lồng bè nuôi được làm bằng chất liệu HDPE, có tính mềm dẻo, độ bền tốt, khả năng chịu được gió bão cấp 10-12. Nhờ đó, người nuôi trồng thủy sản cũng sẽ yên tâm hơn khi nguồn vốn mình bỏ ra đầu tư được giảm thiểu thiệt hại do thiên tai. Ba là, sản phẩm thu hoạch rất đạt, đảm bảo chất lượng đáp ứng nhu cầu cho người tiêu dùng và xuất khẩu.

Tỉnh Khánh Hòa triển khai kế hoạch mở rộng mô hình phát triển nuôi biển công nghệ cao trên địa bàn cả tỉnh. 

Sau khi tổ chức thành công mô hình thí điểm nuôi biển công nghệ cao tại vùng biển hở thuộc thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa đang triển khai kế hoạch mở rộng mô hình phát triển nuôi biển công nghệ cao trên địa bàn cả tỉnh, với mục tiêu từ nay đến năm 2029, sẽ nhân rộng khoảng 240ha nuôi biển công nghệ cao và tổng nguồn kinh phí dự kiến hơn 545 tỷ đồng.

Theo kế hoạch mở rộng mô hình thí điểm phát triển nuôi biển công nghệ cao của UBND tỉnh Khánh Hòa, ở giai đoạn I, từ nay đến hết năm 2025, ngành nông nghiệp sẽ xây dựng diện tích khoảng 30ha cho 150 hộ dân tại huyện Vạn Ninh, thị xã Ninh Hòa và thành phố Nha Trang và vùng Hòn Nội tại huyện Cam Lâm và thành phố Cam Ranh. Kinh phí dự kiến hơn 75 tỷ đồng từ nguồn ngân sách địa phương, quỹ hỗ trợ của doanh nghiệp và vốn đối ứng của hộ dân chuyển đổi lồng bè truyền thống sang lồng nuôi HDPE.

Giai đoạn II, từ năm 2026-2027, mở rộng mô hình thí điểm nuôi biển công nghệ cao quy mô 100ha cho 500 hộ dân, với tổng kinh phí dự kiến 225 tỷ đồng. Giai đoạn III, năm 2028-2029, mở rộng mô hình thí điểm nuôi biển công nghệ cao quy mô 110ha cho 550 hộ, với tổng kinh phí dự toán 245 tỷ đồng. Đối với kinh phí của giai đoạn II và III, ngoài nguồn từ ngân sách, vốn đối ứng của người dân còn có vốn vay khoảng 140 tỷ đồng.

Theo UBND tỉnh, ngoài chính sách hỗ trợ nguồn vốn ban đầu cho người dân chuyển đổi lồng bè thì việc kiểm soát chất lượng con giống để đáp ứng người nuôi là rất quan trọng. Bên cạnh đó, tỉnh cũng sẽ quản lý tốt quy hoạch nuôi trồng và có chính sách tiếp theo để động viên ngư dân tham gia vào chương trình phát triển nuôi biển công nghệ cao. Bên cạnh đó, Khánh Hòa kiên quyết xử lý những trường hợp nuôi trồng không đúng quy hoạch, hình thành các nhà máy sản xuất thức ăn... góp phần tăng cường công tác quản lý môi trường vùng nuôi biển.

Được biết, việc triển khai Kế hoạch mở rộng mô hình thí điểm phát triển nuôi biển công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa nhằm cụ thể hoá Thông báo số 947-TB/TU ngày 24/7/2024 của Tỉnh uỷ Khánh Hòa kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về mở rộng mô hình thí điểm phát triển nuôi biển công nghệ cao tại Khánh Hoà; từng bước thực hiện mục tiêu đưa Khánh Hòa trở thành tỉnh phát triển kinh tế biển mạnh, bền vững, góp phần bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh và chủ quyền biển, đảo theo tinh thần Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 28/1/2022 của Bộ Chính trị.

Đồng thời, xây dựng nghề nuôi biển tỉnh Khánh Hòa theo hướng tăng năng suất, giá trị ngành nuôi trồng thuỷ sản và nâng cao thu nhập của người dân nuôi biển thông qua việc giải quyết việc làm, cải thiện điều kiện kinh tế-xã hội, hướng tới xuất khẩu thuỷ sản với tiêu chuẩn cao, đảm bảo an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Cùng với đó là góp phần bảo vệ môi trường biển, hướng tới phát triển kinh tế biển bền vững, từng bước hình thành vùng nuôi biển từ 3-6 hải lý, vừa đảm bảo phát triển kinh tế biển, vừa giảm áp lực nuôi biển ven bờ; bảo đảm giảm thiểu xung đột về không gian phát triển giữa các ngành kinh tế tại các khu vực nuôi biển.../.

 

Thùy Vân 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline