Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 03/05/2024 18:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 03/05/2024

Khan hiếm nguồn cát đắp nền tại nhiều dự án giao thông trọng điểm

Thứ bảy, 20/04/2024 05:04

TMO - Trong bối cảnh thiếu cát đắp nền đường, làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công các dự án trọng điểm, TP.Cần Thơ đã thực hiện nhiều giải pháp như liên hệ với các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long để tìm nguồn cát phục vụ công trình. 

Thông tin từ Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP.Cần Thơ, hiện tình hình cát để làm vật liệu đắp nền đường các dự án giao thông trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cũng như trên địa bàn thành phố Cần Thơ hết sức phức tạp và giá rất là cao. Dự toán chỉ 200.000 đồng/m3 nhưng thời điểm này giá mua thương mại trên dưới 300.000 đồng/m3, nguồn cũng rất khan hiếm. 

Đối với các dự án giao thông trên địa bàn thành phố Cần Thơ đã được UBND thành phố giao cho chủ đầu tư hiện nay như: Đường vành đai phía Tây, đường tỉnh 917, đường tỉnh 918, đường tỉnh 921, đường tỉnh 923, Sở GTVT tổng hợp được nhu cầu cát sử dụng làm nền đường các tuyến đường 2,1 triệu m3 nhưng hiện nay các nhà thầu thi công chỉ thu xếp được khoảng 30%, phần còn lại đang đi tìm các nguồn cũng rất khó khăn.  

Đối với hai tuyến cao tốc đi qua địa bàn thành phố Cần Thơ như tuyến cao tốc Cần Thơ-Cà Mau và tuyến cao tốc Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng được thực hiện theo cơ chế giao mỏ. Đối với tuyến cao tốc Cần Thơ-Cà Mau trên địa bàn đang thực hiện khoảng 10km và nút giao IC2 có nhu cầu cát làm nền đường khoảng 800.000m3 và theo Ban Quản lý Dự án Mỹ Thuận thì nguồn cát san lắp mặt bằng để thực hiện tuyến này đến nay cơ bản đã được thu xếp và cân đối đủ. Nguồn cát san lắp phục vụ cho tuyến cao tốc này lấy từ tỉnh An Giang và tỉnh Đồng Tháp.

Đối với tuyến cao tốc Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng có chiều dài đi qua địa bàn thành phố Cần Thơ là 37,5km, nhu cầu sử dụng cát để làm nền đường là khoảng 5,3 triệu m3. Hiện nay, các đơn vị đã cân đối được 2,4 triệu m3 được lấy từ mỏ cát tỉnh An Giang. Số lượng còn lại chưa cân đối được.

Nhiều dự án giao thông trọng điểm tại TP.Cần Thơ đối diện nguy cơ chậm tiến độ do thiếu nguồn cung cát đắp nền đường. Ảnh: KT. 

Để giải quyết tình trạng thiếu cát nền san lấp, trong thời gian tới, Sở GTVT thành phố cùng với các chủ đầu tư tiếp tục phối hợp với các đơn vị như: Sở TN&MT các tỉnh trong khu vực như: An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang để tham mưu xem xét các nguồn cát còn lại để kiến nghị với UBND thành phố Cần Thơ cũng như UBND các tỉnh phối hợp hỗ trợ cho thành phố Cần Thơ cân đối nguồn cát.

Trong đó, An Giang cũng cung cấp một mỏ, đặc biệt vừa qua thành phố Cần Thơ đã tổ chức đoàn đến Sóc Trăng để tìm nguồn cát. Theo đó, nguồn cát nước ngọt trên sông Hậu tại Sóc Trăng theo khảo sát trước đây còn hơn 8 triệu m3. Dự kiến, tỉnh này cũng sẽ cung cấp nguồn cát san lấp cho thành phố Cần Thơ với khối lượng khoảng 5 triệu m3 nhưng phải được tiến hành khảo sát lại sản lượng cát thực tế còn đảm bảo hay không.

UBND thành phố Cần Thơ đã giao cho Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng thành phố, đơn vị chủ đầu tư dự án đường cao tốc Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng phối hợp với Sở TN&MT tỉnh Sóc Trăng để rà soát lại. Nếu còn đủ sản lượng, Sóc Trăng cam kết sẽ ưu tiên giải quyết cho thành phố Cần Thơ để làm tuyến đường cao tốc Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng. 

Ngoài ra, thành phố Cần Thơ cũng đã làm việc với Đại sứ quán Campuchia tại Việt Nam; cụ thể, Campuchia đồng ý cho ba nhà đầu tư để khai thác cát với chất lượng cát tốt, sản lượng còn rất nhiều để cung cấp cho thành phố Cần Thơ nói riêng và Việt Nam nói chung. Tuy nhiên về giá cả hai bên vẫn chưa thống nhất được do giá bán còn rất cao. Giá xuất bán cát tại Campuchia khoảng 200.000 đồng/m3 nhưng quãng đường vận chuyển cát từ Campuchia khi về tới thành phố Cần Thơ và bơm lên thì giá đã đội lên trên 300.000 đồng/m3. Do đó, các dự án đường cao tốc đã lập thì không thể chấp nhận được giá bán này, thành phố Cần Thơ đang tiếp tục thương thảo tiếp. 

Nguồn cát cung ứng cho các dự án giao thông vùng ĐBSCL không đáp ứng đủ nhu cầu đã làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công các dự án giao thông trọng điểm trong vùng. Trong giai đoạn 2021-2025 và các năm tiếp theo, ĐBSCL triển khai đồng loạt công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, nhu cầu sử dụng cát để san lấp, đắp nền cho các dự án giao thông rất lớn. Hiện nay, chỉ riêng 4 dự án cao tốc trọng điểm đang triển khai trong vùng gồm các cao tốc: Cần Thơ - Cà Mau, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Cao Lãnh - An Hữu và Mỹ An - Cao Lãnh có nhu cầu khoảng 56 triệu m3 cát, chưa kể nhu cầu vật liệu cát để đắp nền cho các dự án khác do địa phương làm chủ đầu tư.

ĐBSCL triển khai đồng loạt công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, nhu cầu sử dụng cát để san lấp, đắp nền cho các dự án giao thông rất lớn. 

Mặc dù trữ lượng vật liệu cát sông đã được các địa phương xác định và cơ bản bố trí đủ nguồn, tuy nhiên, công suất khai thác và cung ứng chưa đáp ứng nhu cầu vật liệu theo tiến độ triển khai các dự án, vì trường hợp tăng công suất khai thác quá mức sẽ dẫn đến sạt lở bờ sông, ảnh hưởng tới đời sống xã hội trong khu vực. Để đảm bảo đáp ứng kịp thời nguồn cát đắp cho các dự án giao thông vùng ĐBSCL, Bộ GTVT đã triển khai Dự án thí điểm sử dụng nguồn cát biển thay thế cát sông, kết quả thí điểm cho thấy cát biển khu vực tỉnh Trà Vinh đáp ứng các yêu kỹ thuật làm nền đường ô tô có thể sử dụng cát biển/cát nhiễm mặn đắp nền đường ô tô đối với phạm vi nền đường phía dưới (K95) trong điều kiện nhiễm mặn tương tự như khu vực thí điểm.

Đồng thời, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã triển khai và hoàn thành một phần Dự án "Đánh giá tài nguyên khoáng sản, phục vụ khai thác cát biển, đáp ứng nhu cầu san lấp các dự án đường cao tốc và hạ tầng giao thông, đô thị vùng ĐBSCL". Dự án đã đánh giá chất lượng khoáng sản cát biển tại khu B1, tỉnh Sóc Trăng, có diện tích 160,3 km2, phân bổ nằm ngay trên bề mặt đáy biển, đáp ứng yêu cầu làm vật liệu san lấp hạ tầng đô thị theo TCVN 5747:1993; đáp ứng được các chỉ tiêu cơ bản làm vật liệu san lấp nền đường ô tô theo TCVN 9436:2012. Tài nguyên khoáng sản cát biển làm vật liệu san lấp cấp 333 + cấp 222 đạt 680 triệu m3, trong đó cấp tài nguyên 222 là 145 triệu m3.

Đầu tháng 4/2024, Văn phòng Chính phủ đã có Văn bản số 136/TB-VPCP Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp về bảo đảm nguồn vật liệu cho Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 TP.HCM và các dự án đường cao tốc khu vực ĐBSCL. Theo đó, về sử dụng cát biển làm vật liệu san lấp, Phó Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm có văn bản hướng dẫn, ủy quyền cho UBND các địa phương làm thủ tục lựa chọn nhà đầu tư và cấp phép khai thác cát biển làm vật liệu san lấp.  

Trong tháng 4/2024, Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan có liên quan hoàn thành phương án khai thác cát biển làm vật liệu san lấp cho các dự án đường cao tốc, trong đó phải thể hiện rõ địa điểm khai thác, địa chỉ sử dụng...Bộ Xây dựng sớm công bố giá vật liệu khai thác tại mỏ, làm cơ sở để các đơn vị triển khai thực hiện.

 

 

Đức Hải 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline