Hotline: 0941068156

Thứ tư, 07/05/2025 14:05

Tin nóng

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Thứ tư, 07/05/2025

Khám phá làng nghề trạm bạc Đồng Xâm (Thái Bình)

Chủ nhật, 08/12/2024 06:12

TMO - Nếu ai có dịp về du lịch quê hương 'chị Hai năm tấn' Thái Bình, không nên bỏ qua làng nghề trạm bạc Đồng Xâm có lịch sử hàng trăm năm tuổi. Nơi đây đã trở thành điểm đến được nhiều du khách yêu thích tới khám phá, trải nghiệm.

Làng nghề chạm bạc Ðồng Xâm nằm ở bên hữu ngạn sông Ðồng Giang, làng nghề trạm bạc được hình thành cách đây hơn 600 năm. Ngày nay, Đồng Xâm thuộc xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Cách TP.Thái Bình chừng 20 km về phía Đông, làng nghề chạm bạc Đồng Xâm luôn mang một âm thanh đặc trưng của tiếng chạm khắc. Kết quả của những âm thanh đó là hàng trăm, hàng nghìn sản phẩm hoa văn tinh xảo được tạo nên từ đôi bàn tay khéo léo của những nghệ nhân nơi này.

Nghề chạm bạc đã có từ hàng trăm năm trước tại Đồng Xâm. (Ảnh minh hoạ). 

Các cụ cao niên làng nghề kể rằng, thuở xa xưa, các tàu buôn đi dọc sông Trà Lý, từ xa đã nhận thấy những quầng sáng hắt lên từ trong làng như ngọn hải đăng dẫn lối. Những quầng sáng đó, thực chất là một bãi có trắng, lúc có nắng phản chiếu tạo thành chùm sáng. Theo quầng sáng dẫn lối, những thương nhân trên thuyền đã ghé vào cập bến, tạo thành chốn giao thương.

Từ những thuyền buôn này, các sản vật thủ công mỹ nghệ từ khắp mọi miền không hẹn mà cùng tụ họp ở làng Đồng Xâm. Làng quê hiền lành này bỗng trở thành nơi giao thoa của những tinh hoa nghề thủ công mỹ nghệ, trong đó có nghề chạm bạc. Hằng năm, vào tháng giêng, mỗi bản phường phải đóng đủ ba trăm đồng bạc để làm lễ cầu phúc. Giữ nguyên lệ này, nếu bản phường nào có con em nộp thiếu thì không được theo nghề trạm bạc.

Thời kỳ hưng thịnh nhất của làng nghề đó là khi các nghệ nhân tỏa đi khắp nơi lan truyền nghề chạm bạc. Đặc biệt nhiều nghệ nhân Đồng Xâm được dời lên kinh đô phục vụ triều đình và sau đó để lại nhiều di sản quý cho hậu thế.

Dưới đôi bàn tay khéo léo những sản phẩm chạm khắc “có hồn” dần được hoàn thiện. (Ảnh minh hoạ). 

Để làm ra sản phẩm cao cấp, có hồn, người làm nghề phải có năng khiếu, sự sáng tạo, biết vận dụng những kỹ thuật chế tác tài tình. Từng đường nét đều phải hài hòa, mềm mại như đưa cả hồn của thiên nhiên vào từng sản phẩm.

Từ bàn tay điêu luyện và đôi mắt nghệ thuật, người thợ chạm bạc Đồng Xâm đã ngày ngày tạo nên những sản phẩm mỹ nghệ kim hoàn mang nét đẹp riêng để nghề truyền thống tiếp tục vang danh gần xa, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều lao động trong vùng.

Để thích ứng với thị hiếu của người tiêu dùng, hiện nay các gia đình của làng nghề Đồng Xâm đã nhanh chóng bắt kịp sự phát triển của xã hội bằng cách tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau, đó chủ yếu là các bức tranh chữ, tranh phong cảnh bằng đồng, các sản phẩm trang trí phong phú có giá trị về mặt nghệ thuật và ứng dụng. Với nhiều loại chất liệu khác nhau cũng khiến giá thành sản phẩm giảm, khách hàng dễ sở hữu các đồ trang trí có kích thước lớn.

Đồ thờ cúng được khách hàng ưa chuộng. (Ảnh minh hoạ).

Hiện nay, thế mạnh của làng nghề chạm bạc Đồng Xâm xoay quanh ba dòng sản phẩm chính: đồ mỹ nghệ, đồ trang sức và thờ cúng. Đồ trang sức gồm nhiều loại: dây chuyền, nhẫn, hoa tai, lắc, vòng, trâm, thánh giá… Mặt hàng được khách ưa chuộng nhất là đồ thờ cúng, từ các loại đỉnh, vạc, lư hương, đĩa quả, chân đèn, ngai…

Sau nhiều lần được các lớp thợ nghề và dân làng tôn tạo tu sửa đến nay vẫn giữ được nét cổ xưa của văn hóa Việt. Năm 2010, làng nghề mỹ nghệ kim hoàn Đồng Xâm được Bộ VH-TT&DL công nhận làng nghề và được Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cấp bằng chứng nhận là 1 trong 12 làng nghề tiêu biểu toàn quốc và đang được bảo tồn,  phát triển tinh hoa làng nghề Đồng Xâm.

 

Tú Anh

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline