Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 18/01/2025 15:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ bảy, 18/01/2025

Khám phá làng nghề đan “cỏ dại” thành sản phẩm sử dụng hàng ngày

Thứ tư, 23/10/2024 06:10

TMO - Từ cây cỏ bàng mọc tự nhiên, người dân làng Phò Trạch (xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế) đã tạo ra các sản phẩm thiết yếu phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Cách trung tâm thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên-Huế) khoảng 50 km về hướng Bắc là làng nghề đan cỏ bàng Phò Trạch nổi tiếng. Làng Phò Trạch (thuộc xã Phong Bình, huyện Phong Điền), là một làng cổ hình thành từ giữa thế kỷ XV.

Ngay từ thuở lập làng đến nay, người dân làng Phò Trạch đã lấy nghề nông và nghề làm đệm bàng là nghề chính để mưu sinh. Người dân ở đây từ già đến trẻ, từ phụ nữ đến trẻ con hay đàn ông trong làng đều biết nghề đan đệm từ cây cỏ bàng.

Từ một loài cây cỏ dại mọc ở vùng đất trũng ngập nước, người dân ở Làng Phò Trạch, đã biến chúng thành hàng trăm ngàn sản phẩm thủ công mỹ nghệ thiết thực, đẹp mắt và thân thiện với môi trường. Từ đó hình thành một làng nghề truyền thống có bề dày lịch sử hàng trăm năm nay với thương hiệu nổi tiếng là “Làng nghề Đệm bàng Phò Trạch” (người dân quen gọi là “Phò Trạch Đệm”).

Theo các nhà nghiên cứu, làng Phò Trạch có lịch sử lâu đời của vùng đất Thuận Hóa, mang đậm dấu ấn của thời di dân mở nước cách đây hơn 500 năm. Kể từ đó, nghề đệm bàng (làm đệm từ cây cỏ bàng) đã xuất hiện và duy trì đến ngày nay.

Người dân cắt cỏ bàng ngoài tự nhiên.

Cây cỏ bàng, nằm trong họ cói, sống chủ yếu ở các vùng ven biển hay đầm phá. Tại vùng hạ lưu sông Ô Lâu như Phong Bình, cây cỏ bàng mọc tự nhiên trên những đầm nước, nơi có nguồn than bùn trữ lượng lớn, cung cấp phân bón tự nhiên để cây phát triển mạnh. Về sau, do nhu cầu nguyên liệu ngày càng nhiều nên người dân đã lấy giống cỏ bàng từ vùng đầm nước về trồng tại các chân ruộng trũng và bắt đầu thâm canh để phục vụ cho nghề đệm bàng.

Theo người dân địa phương, trước đây nghề đan cỏ bàng Phò Trạch đã từng tạo ra nhiều sản phẩm như cánh buồm, bao đựng muối, chiếu đệm,… Đệm bàng rất nhẹ, tiện di chuyển, mùa hè nằm mát, còn mùa đông cho cảm giác ấm áp, đặc biệt đây là vật liệu thân thiện với môi trường, có thể tự tiêu hủy.

Nghề đan cỏ bàng truyền thống đã tạo ra những dòng sản phẩm có tính nghệ thuật cao, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Cho đến nay, làng nghề đan cỏ bàng Phò Trạch vẫn hoạt động và phát triển, mang lại nguồn kinh tế khá ổn định cho người dân.

Với đôi bàn tay khéo léo, nghề đan cỏ bàng vẫn mang lại nguồn kinh tế cho người dân Phò Trạch.

Về quá trình đan, làm các sản phẩm từ cỏ bàng, theo chia sẻ từ người dân địa phương, cứ độ tháng 2 đến tháng 3 Âm lịch hằng năm, người dân làng Phò Trạch lại ra đồng thu hoạch cỏ bàng để phơi khô. Đây là thời điểm thích hợp nhất để thu hoạch vì tỷ lệ đồng đều giữa các cây cỏ và thời tiết có nắng nhiều để phơi bàng. Cỏ sau khi thu hoạch sẽ được phơi 3-5 nắng rồi mang ra cối đập dập, xé nhỏ thành sợi. Từ sợi cỏ bàng, phụ nữ làng Phò Trạch sẽ đan thành các sản phẩm để bán trong cả năm.

Riêng với làm đệm bàng, quy trình để làm ra một chiếc đệm từ cỏ bàng khá công phu, trải qua rất nhiều công đoạn. Cây cỏ bàng được cắt ở ruộng về và phơi khô. Cây cỏ bàng sau khi được phơi khô thì rất dai và chắc, người thợ chọn những cây bàng có kích thước giống nhau để thuận tiện cho việc đan sản phẩm.

Một số sản phẩm, đồ dùng hàng ngày được đan từ cỏ bàng được người dân ưa chuộng.

Sau đó là khâu đập bàng, bàng được đưa ra cối đạp giã cho sợi bàng dẹp và mềm mới đan được. Khi đan, người thợ so những sợi bàng mềm xếp cạch nhau cùng một hướng, khoảng 20-30 sợi, quay lại theo hướng vuông góc với những sợi đã sắp trước, hoa văn hoặc chữ có thể điểm xuyết để tăng thêm tính thẩm mỹ, khi gài cứ bắt hai sợi đè lên 2 sợi cứ như vậy đến khi đủ độ dài thì bắt đầu vặn giữ cho đệm đúng kích thước và không bị bung ra.

Để phục hồi và phát triển làng nghề, tạo công ăn việc làm, thu nhập cho người dân, tháng 12/2019, UBND huyện Phong Điền khai trương, đưa vào hoạt động cơ sở sản xuất làng nghề đệm bàng Phò Trạch. Xã Phong Bình cũng đã quy hoạch, phát triển vùng nguyên liệu với mục tiêu nhân rộng lên 20ha vào năm 2030, tạo việc làm cho hơn 900 lao động.

Với xu hướng ưa chuộng các sản phẩm xanh, thân thiện môi trường, trong 5 năm trở lại đây, các sản phẩm từ đệm bàng Phò Trạch đã hồi sinh mạnh mẽ, tạo được sức hút trên thị trường. Đặc biệt, người dân làm nghề đã có nguồn thu nhập ổn định hơn nhờ kinh doanh các sản phẩm được đan thủ công từ cây cỏ bàng.

 

Thu Huế

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline