Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/01/2025 05:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Chủ nhật, 19/01/2025

Khám phá "báu vật" hơn 1.000 năm tuổi tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên

Thứ bảy, 12/03/2022 20:03

TMO - Quần thể sa mu, pơ mu ở Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên (huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa) được coi là lớn nhất Bắc Trung Bộ với nhiều cây trăm tuổi, đặc biệt có cây gần 1.500 tuổi.

Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên (thuộc bản Vịn, xã Bát Mọt, huyện Thường Xuân, Thanh Hóa), giáp khu vực biên giới Việt - Lào đang còn bảo tồn được khá nhiều cây pơ mu, sa mu, với tuổi đời trên dưới 1.000 năm tuổi.

Cây sa mu có đường kính 3,9m, cao 45m, tuổi đời hơn 1.000 năm tuổi và được xem là cây có kích thước lớn nhất khu vực Bắc Trung bộ. 

Theo các cán bộ Trạm kiểm lâm bản Vịn, xã Bát Mọt, huyện Thường Xuân, năm 2013, sau khi các chuyên gia Nhật Bản sang khoan thăm dò, thì có 2 cây (1 cây pơ mu, 1 cây sa mu) được xác định có tuổi đời hơn 1.000 năm tuổi và sau đó được công nhận là cây di sản Việt Nam.

Lớp rêu phong xanh mướt, phủ quanh thân cây sa mu 

Cao lớn và già nua nhất trong rừng Xuân Liên là cây sa mu dầu sống ở độ cao khoảng 1.400 m so với mực nước biển, giáp biên giới Việt Lào. Cây có tên khoa học là Cunninghamia konishii, hay còn gọi là sa mộc dầu thuộc họ nhà thông. Gốc cây có đường kính gần 4 m, thân thẳng đứng, cao khoảng 70 m. 

Cách cây sa mu dầu khoảng 1,5 km có một cây pơ mu cổ thụ, được xếp hạng cây di sản cùng năm 2013. Cây sống ở ngọn núi cao hơn 1.300 m so với mực nước biển, đường kính gần 3 m, thân thẳng tắp, cao khoảng 60 m, vỏ màu nâu xám, có các vết nứt dọc. Lá cây trưởng thành mọc thành các cặp chéo chữ thập, gỗ có mùi thơm dịu... Cây được chuyên gia Nhật Bản xác định hơn 1.000 tuổi.

Cây pơ mu hơn 1.000 tuổi đã được xếp hạng cây di sản Việt Nam

Lực lượng Kiểm lâm tại khu vực này cho biết thêm trong rừng ngoài hai cây được công nhận di sản còn khoảng 35-40 cây khác có đường kính từ một mét trở lên, tuổi đời trên dưới 1.000. Những cây lớn loại này chủ yếu phân bố từ độ cao 700 m trở lên, bởi địa hình núi cao, khí hậu mát mẻ quanh năm là điều kiện thuận lợi cho loài cây hạt trần họ thông phát triển.

Những lớp rêu phong phủ kín cây pơ mu hơn 1.000 năm tuổi 

Những cây pơ mu, sa mu tại Xuân Liên tồn tại được tới ngày nay là nhờ phương án bảo vệ quyết liệt của lực lượng chức năng và sự chung tay của người dân bản địa. Cả bản Vịn có 180 hộ chủ yếu là người Thái, tất cả đều coi hai cây nghìn năm tuổi là "thần mộc" và bảo vệ nghiêm ngặt. Dân bản hàng trăm năm nay sống dựa vào rừng. Chính những cánh rừng nguyên sinh là nơi khởi nguồn, cung cấp nước cho sinh hoạt và trồng trọt, vì thế mọi người luôn nhắc nhở nhau cùng giữ rừng như cách để bảo vệ nguồn sống của chính mình.

Nhờ bảo vệ được những cánh rừng quý hiếm mà hiện nay người dân bản Vịn có cơ hội tìm sinh kế mới khi du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm được quan tâm đầu tư. UBND huyện Thường Xuân đã quy hoạch xây dựng bản Vịn thành điểm du lịch cộng đồng kết hợp du lịch khám phá nhằm khai thác thế mạnh hiện có, hướng tới phát triển du lịch xanh và bền vững.

 

 

Nga Huyền

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline