Hotline: 0941068156

Thứ hai, 06/05/2024 19:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 06/05/2024

Khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên biển, hải đảo

Thứ bảy, 17/06/2023 06:06

TMO - Tỉnh Bình Định hướng tới mục tiêu khai thác hợp lý, sử dụng hiệu quả, công bằng tài nguyên biển và hải đảo phục vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng an ninh, đối ngoại và hợp tác quốc tế hướng tới mục tiêu đưa Bình Định trở thành tỉnh mạnh về biển, giàu từ biển.

Bình Định là một tỉnh ven biển miền Trung, có đường bờ biển thuộc đất liền dài 134 km và các đảo nhỏ. Với lợi thế vị trí, tiềm năng sẵn có, Bình Định rất chú trọng đến phát triển bền vững kinh tế biển, trong đó tập trung phát triển các ngành kinh tế biển xanh. Bình Định đã định hướng các mục tiêu cụ thể, xác định các nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp chủ yếu để phát triển các ngành kinh tế biển theo thứ tự ưu tiên như sau: đầu tư phát triển du lịch biển và dịch vụ biển; phát triển kinh tế hàng hải; phát triển lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản; khuyến khích phát triển ngành công nghiệp và đô thị ven biển; tăng cường đầu tư năng lượng tái tạo và phát triển các ngành kinh tế biển mới; khai thác bền vững các tài nguyên khoáng sản biển.

Về đầu tư phát triển du lịch biển và dịch vụ biển, Bình Định đã hình thành nhiều sản phẩm du lịch gắn với biển đảo: nghỉ dưỡng biển, du lịch sinh thái biển, thể thao trên biển, lặn biển ngắm san hô, vui chơi giải trí ở các bãi biển gắn với mua sắm hải sản, trải nghiệm ẩm thực. Kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch. Bình Định phát triển đa dạng sản phẩm du lịch biển đảo, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vùng biển, đảo, bảo tồn và phát triển du lịch bền vững khu vực làng chài xã Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn.

Xây dựng Kế hoạch triển khai Đề án Phát triển du lịch cộng đồng tại thôn Lý Lương, Lý Hưng - xã Nhơn Lý và khu vực Bãi Xép - phường Ghềnh Ráng, thành phố Quy Nhơn đến năm 2025. Triển khai dự án Quản lý, bảo vệ hệ sinh thái rạn san hô vùng ven bờ gắn với phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại xã Nhơn Lý, Nhơn Hải, Nhơn Châu và phường Ghềnh Ráng, thành phố Quy Nhơn...Hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế biển xanh thì việc  khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên biển, đảo là nhiệm vụ quan trọng

Bình Định đặt mục tiêu đến năm 2030, tài nguyên biển và hải đảo được khai thác hợp lý, sử dụng hiệu quả để phát triển nhanh và bền vững các ngành kinh tế biển và khu vực ven biển, nhất là các lĩnh vực kinh tế biển chủ lực theo thứ tự ưu tiên: (1) Du lịch và dịch vụ biển; (2) Kinh tế hàng hải; (3) Khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản; (4) Công nghiệp và đô thị ven biển; (5) Năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới; (6) Khai thác các tài nguyên khoáng sản biển.

Tỉnh Bình Định tận dụng những lợi thế về tài nguyên biển, hải đảo trong phát triển tổng thể các ngành kinh tế biển. 

Ô nhiễm môi trường biển được kiểm soát, ngăn ngừa và giảm thiểu; các nguồn gây ô nhiễm từ đất liền và trên biển, các vấn đề về ô nhiễm xuyên biên giới, sự cố môi trường biển, ô nhiễm rác thải nhựa đại dương được quan trắc, kiểm soát và quản lý hiệu quả. Đến năm 2030, ở các đô thị ven biển, 95% chất thải rắn sinh hoạt được thu gom và xử lý đảm bảo theo quy định; 90% chất thải nguy hại phát sinh từ hộ gia đình phải được thu gom, vận chuyển và xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; Khu kinh tế Nhơn Hội, 100% khu công nghiệp và khu đô thị ven biển được quy hoạch, xây dựng theo hướng bền vững, sinh thái, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, có hệ thống xử lý nước thải tập trung, đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định về môi trường và sức tải môi trường biển, khả năng phục hồi, chống chịu của hệ sinh thái biển, đảo.

Quản lý và bảo vệ tốt các hệ sinh thái biển, ven biển và hải đảo, thành lập nhằm góp phần tăng diện tích các khu bảo tồn biển, khu vực biển, ven biển được bảo tồn trong tổng diện tích tự nhiên vùng biển quốc gia, bao gồm các khu bảo tồn biển và ven biển; khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống, nơi cư trú của các loài thủy sản, đường di cư của các loài thủy sản…; bảo vệ vàphát triển rừng ngập mặn giai đoạn 2021 - 2025 (khoán bảo vệ 258,25 lượt ha; chăm sóc rừng trồng 18,8 lượt ha; trồng 7.300 cây phân tán xung quanh ao hồ nuôi thủy sản và vùng bãi triều ven đầm các huyện Phù Mỹ, Phù Cát, Tuy Phước và thành phố Quy Nhơn); Đến năm 2050, tài nguyên biển và hải đảo được khai thác hợp lý, sử dụng hiệu quả nhằm đưa Bình Định trở thành địa phương biển mạnh trên nền tảng tăng trưởng xanh, đa dạng sinh học biển được bảo tồn, môi trường biển và các hải đảo trong lành, xã hội hài hòa với thiên nhiên.

Để khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên biển và hải đảo, Bình Định sẽ triển khai công tác bố trí không gian biển cho các hoạt động: Phát triển du lịch sinh thái, du lịch địa chất thám hiểm khoa học, du lịch cộng đồng; du lịch văn hóa; du lịch ra các đảo, vùng biển xa bờ, duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân 11 - 12%/năm, về khách quốc tế từ 8 - 10% /năm và khách nội địa từ 5 - 6%/năm, về tốc độ tăng trưởng bình quân khách hàng năm đạt 6,1%/năm.

Phát triển hệ thống cảng biển xanh, thiết lập các khu vực biển đặc biệt nhạy cảm, có tính đến bối cảnh biến động trong khu vực và quốc tế. Các bến cảng khách quốc tế gắn với các địa phương phát triển du lịch; các bến cảng quy mô lớn phục vụ Khu kinh tế Nhơn Hội, các khu công nghiệp; bến cảng tại xã đảo Nhơn Châu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng - an ninh và chủ quyền biển đảo; cảng chuyên dùng Khu liên hợp Gang thép Long Sơn, Hoài Nhơn. Đảm bảo tổng lượng hàng hóa thông qua các cảng biển đạt 20 triệu tấn/năm.

Tỉnh Bình Định triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm phát triển kinh tế-xã hội bền vững gắn với khai thác, bảo vệ tài nguyên, môi trường. 

Phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển, khai thác thủy sản xa bờ, bảo tồn nguồn lợi thủy sản nhằm mục tiêu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất thủy sản đạt 3,0 - 4,0%/năm; tổng sản lượng thủy sản sản xuất trong tỉnh đạt 213.000 tấn/năm; trong đó sản lượng nuôi trồng thủy sản (nước lợ và nước mặn) 23.000 tấn/năm, sản lượng khai thác thủy sản 190.000 tấn/năm; Phát triển Khu kinh tế Nhơn Hội, các khu công nghiệp ven biển và các đảo với các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghệ nền tảng, công nghệ nguồn. Phấn đấu số lượng doanh nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ tăng trung bình 20%/năm; Phát triển năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới thân thiện môi trường.

Xác định các khu vực có thể lấn biển, đảo nhân tạo để phát triển kinh tế - xã hội. Xác định khu vực nhận chìm ở biển trong trường hợp các vật liệu nạo vét không đổ được trên bờ phù hợp với Quy hoạch không gian biển quốc gia và Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ được phê duyệt; Ưu tiên nguồn lực để đẩy mạnh các hoạt động, mô hình khai thác, sử dụng tài nguyên hiệu quả, thân thiện môi trường, các dự án đáp ứng tiêu chí kinh tế tuần hoàn, phù hợp với trữ lượng tài nguyên và sức chứa sinh thái.

Hạn chế các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên bằng các công nghệ lạc hậu, hiệu quả thấp, gây tổn hại đến tài nguyên, ô nhiễm môi trường, suy giảm đa dạng sinh học. Thúc đẩy hoạt động đồng quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, chia sẻ trách nhiệm và quyền hưởng lợi trong khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo; đào tạo, hỗ trợ chuyển đổi nghề, đa dạng hóa sinh kế cho cộng đồng; bảo tồn các di sản văn hóa biển bằng các giải pháp chính sách, pháp luật, tài chính, nhân lực và cơ sở vật chất, trang thiết bị. 

Ưu tiên nguồn lực từ nguồn kinh phí bảo vệ môi trường để triển khai Kế hoạch hành động về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh. Đến năm 2030, giảm thiểu 75% rác thải nhựa trên vùng biển tỉnh; chấm dứt việc thải bỏ ngư cụ trực tiếp xuống biển; 100% các khu, điểm du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch và dịch vụ du lịch khác ven biển không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy. Bảo vệ và quản lý chặt chẽ các vùng biển có tính đa dạng sinh học cao; điều tra, khảo sát, đánh giá, đề xuất thành lập các khu bảo tồn, khu bảo vệ trên các vùng biển, ven biển và hải đảo; tăng cường công tác bảo tồn đa dạng sinh học; phục hồi các hệ sinh thái biển và ven biển bị suy thoái.

Đến năm 2030, thành lập nhằm góp phần tăng diện tích các khu bảo tồn biển, ven biển trong tổng diện tích tự nhiên vùng biển quốc gia, 80% các khu vực biển có đa dạng sinh học cao, dịch vụ hệ sinh thái quan trọng được áp dụng chính sách bảo tồn hiệu quả. Bảo vệ vàphát triển rừng ngập mặn giai đoạn 2021 - 2025 (khoán bảo vệ 258,25 lượt ha; chăm sóc rừng trồng 18,8 lượt ha; trồng 7.300 cây phân tán xung quanh ao hồ nuôi thủy sản và vùng bãi triều ven đầm các huyện Phù Mỹ, Phù Cát, Tuy Phước và thành phố Quy Nhơn). Thiết lập, mở rộng và tăng cường năng lực quản lý các khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non sinh sống và đường di cư của các loài thủy sản.

Đến năm 2030, 100% các khu vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản được xác định và quản lý hiệu quả. Nâng cao khả năng chống chịu và phục hồi của hệ thống tự nhiên và xã hội vùng biển và ven biển trước các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu; phát triển mô hình cộng đồng ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu; giám sát tác động của biến đổi khí hậu đến các ngành kinh tế biển và đời sống, sinh kế cộng đồng trên vùng biển và ven biển... 

 

 

Hoài Nam

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline