Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 25/07/2025 10:07

Tin nóng

Ứng phó thiên tai: Dứt khoát phải chuyển từ bị động ứng phó sang chủ động phòng ngừa

Phát huy truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ người trồng cây"

Khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ, khôi phục sản xuất nông nghiệp

Sẵn sàng triển khai lực lượng, phương tiện ứng phó mưa lũ

Bão giật cấp 11 đổ bộ đất liền khu vực Hưng Yên và Ninh Bình

Cảnh báo mưa cường suất lớn, đề phòng lũ quét và sạt lở đất

Huy động tối đa lực lượng giúp dân chằng chống, bảo vệ lồng bè ứng phó bão

Sẵn sàng mọi tình huống ứng phó bão số 3

Quyết liệt triển khai chiến dịch vệ sinh môi trường phòng chống sốt xuất huyết

Kiến nghị cấm biển để ứng phó bão số 3

Miền Trung chủ động, sẵn sàng phương án ứng phó bão số 3

Bão giật cấp 15 cách vùng biển Quảng Ninh – Hải Phòng hơn 600km, dự báo mưa rất lớn

Ứng phó bão số 3: Khẩn trương rà soát, sẵn sàng phương án sơ tán dân ở khu vực nguy hiểm

Khẩn trương tìm kiếm các nạn nhân mất tích trong vụ đắm tàu du lịch vịnh Hạ Long

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu 6 nhiệm vụ cần tập trung thực hiện sau Hội nghị Trung ương 12

Thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ hai và bế mạc Hội nghị Trung ương 12

Cần theo dõi sát diễn biến, kịp thời triển khai các biện pháp ứng phó bão số 3

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung giải quyết vướng mắc về đất đai

[Hà Nội cấm xe máy xăng] ‘Cú hích’ thay đổi tư duy, hình thành lối sống xanh (Bài 4 – hết)

Chủ động ứng phó với bão mạnh

Thứ sáu, 25/07/2025

Khôi phục hệ sinh thái san hô quý hiếm tại vùng biển Cát Bà

Thứ tư, 23/07/2025 06:07

TMO - Sau thời gian dài bị suy thoái do tác động của biến đổi khí hậu và hoạt động con người, hệ sinh thái san hô tại vùng biển Cát Bà (TP. Hải Phòng) đang dần hồi sinh nhờ các chương trình phục hồi và bảo tồn bài bản. Nỗ lực này góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, tạo tiền đề phát triển du lịch sinh thái bền vững tại khu dự trữ sinh quyển thế giới Cát Bà.

Những năm gần đây, Hải Phòng đã triển khai nhiều chương trình phục hồi hệ sinh thái biển, trong đó nổi bật là dự án khôi phục rạn san hô tại Cát Bà khu vực từng được coi là “lá phổi xanh” dưới nước của Vịnh Bắc Bộ. Trước thực trạng rạn san hô bị tàn phá nặng nề, các chuyên gia và tổ chức bảo tồn đã tiến hành khảo sát, chọn lọc khu vực phù hợp để triển khai phục hồi.

Sau gần hai năm triển khai, nhiều mảng san hô đã phát triển ổn định, thu hút sự trở lại của các loài cá rạn, sao biển, cầu gai và nhiều sinh vật đáy khác. Cùng với đó, công tác truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng cũng được chú trọng, giúp người dân địa phương hiểu rõ giá trị của rạn san hô đối với sinh kế và môi trường sống. Thành công bước đầu trong phục hồi san hô tại Cát Bà mở ra hy vọng cho một hệ sinh thái biển khỏe mạnh, hài hòa giữa bảo tồn và phát triển.

Mặc dù chỉ chiếm chưa tới 1% diện tích đại dương, nhưng hệ sinh thái rạn san hô là nơi trú ngụ của hơn 25% loài sinh vật biển trú ngụ, nên đây được ví như “lá phổi” của đại dương. Theo đại diện Viện Tài nguyên và Môi trường biển, trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây, các rạn san hô trên các vịnh thuộc Quần đảo Cát Bà bị suy giảm cả về độ phủ, diện tích và số lượng loài.

Nguyên nhân chủ yếu bởi hoạt động nuôi trồng, khai thác thủy sản, đánh cá bằng các phương thức hủy diệt, hoạt động dịch vụ du lịch sinh thái biển thiếu quy hoạch. Những năm gần đây, rạn san hô tại vùng biển này đang có dấu hiệu phục hồi tốt. Đây là kết quả từ nỗ lực bảo vệ rạn san hô của Vườn quốc gia Cát Bà từ năm 2021 đến nay, trong đó có chương trình “Giám sát rạn san hô nhằm đề xuất một số giải pháp quản lý và bảo tồn hiệu quả rạn san hô” trong khuôn khổ Liên minh Doanh nghiệp vì môi trường Việt Nam (VB4E).

Công tác bảo tồn san hô của Vườn quốc gia Cát Bà được tích cực triển khai. (Ảnh: VQGCB). 

Chương trình do Vườn quốc gia Cát Bà phối hợp với Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) thực hiện với nguồn kinh phí tài trợ của đơn vị doanh nghiệp. Dựa trên các kết quả giám sát, Vườn quốc gia Cát Bà đề xuất một số giải pháp quản lý và bảo tồn hiệu quả rạn san hô khu vực này, bao gồm: Thiết lập hệ thống phao phân vùng bảo vệ, cảnh báo bảo vệ rạn san hô. Đến nay, đã thiết lập hệ thống gần 100 quả phao neo bảo vệ gần 34 ha diện tích mặt biển có rạn san hô phân bố tại các khu vực: Vạn Tà, Giỏ Cùng và Ba Đình trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà. Mỗi khối có kích thước 40x40x40 cm, nặng khoảng 1 tạ, có hệ thống dây kết nối với quả phao trên mặt nước.

Cán bộ Vườn quốc gia Cát Bà cho biết, trước đây bộ phận kỹ thuật chỉ dùng 1 dây cáp để nối quả phao. Từ năm 2024 đã gia cố thêm 1 dây thừng. Dây thừng này rất bền, có tuổi thọ khoảng 10 năm. Mỗi năm đơn vị đều bảo dưỡng quả phao và thay mới dây nối nếu cần. Kết quả của việc thiết lập hệ thống phao phân vùng bảo vệ rạn san hô khá rõ nét. Những quả phao màu cam trên mặt biển có tính cảnh báo mạnh, ngăn tàu thuyền du lịch hay tàu đánh cá neo đậu tại các khu vực đó làm ảnh hưởng tới môi trường sống và sức khỏe của các rạn san hô bên dưới.

Khi hệ thống phao neo được thả với mật độ đủ dày, đồng nghĩa với việc diện tích cần bảo tồn được xác định trực quan, dễ nhận diện. Từ đây giúp người dân, tàu thuyền qua lại nhanh chóng nhận ra khu vực có rạn san hô cần bảo vệ để chủ động tránh, không neo đậu tàu thuyền, đồng thời phao neo còn tạo điều kiện thuận lợi cho các lực lượng chức năng tuần tra, kiểm tra, xử lý các vụ vi phạm pháp luật, hạn chế đánh bắt trái phép trong các phân vùng sinh thái bảo vệ rạn san hô.

Lãnh đạo Vườn Cát Bà cho biết, trên thế giới hoạt động thả phao neo nhận diện khu vực cần bảo tồn được thực hiện rất phổ biến. Nó góp phần xác định rõ các khu vực phân bố của rạn san hô; giúp các phương tiện khai thác thủy sản, dịch vụ du lịch có thể xác định được ranh giới vùng bảo vệ, tránh người dân đi lại trong khu vực này; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tuần tra, kiểm tra và tăng cường thực thi pháp luật, xử lý các vụ vi phạm.

Trên thế giới, hoạt động thả phao neo nhận diện khu vực cần bảo tồn được thực hiện rất phổ biến. Tại Việt Nam, đây là hoạt động bắt buộc theo Luật Thủy sản khi muốn thiết lập khu vực bảo tồn. Vì điều kiện kinh phí còn khó khăn nên hệ thống phao neo ở nhiều khu bảo tồn, trong đó có Vườn quốc gia Cát Bà chưa thực sự đầy đủ.

Thành phố Hải Phòng triển khai đồng bộ giải pháp nhằm bảo vệ, bảo tồn hệ sinh thái san hô. 

Bên cạnh đó, hiện còn nhiều khu vực phục hồi rạn san hô trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà chưa được thiết lập hệ thống phao neo bảo vệ. Việc phục hồi rạn san hô tại vùng biển Cát Bà sẽ mất nhiều thời gian và tốn kém về kinh phí. Với sự chung tay của doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế, rạn san hô quý trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà nói riêng và toàn bộ khu vực biển phía Bắc Việt Nam nói chung sẽ có nhiều cơ hội phục hồi trong thời gian tới. Theo thống kê của Viện Nghiên cứu hải sản (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), vùng biển quần đảo Cát Bà có khoảng 84 loài san hô cứng thuộc 33 giống 11 họ, 1 bộ.

Các rạn san hô ven đảo Cát Bà thuộc cấu trúc rạn viền bờ không điển hình và chia thành 3 kiểu rạn phụ là rạn kín, rạn nửa kín và rạn hở. Tổng diện tích rạn ước tính khoảng 85 ha, rạn san hô phân bố rải rác và thường nhỏ, hẹp. Các khu vực có rạn san hô tốt là đảo Áng Thảm, Cát Dứa , Mũi Hồng, Ba trái đào (ở phía Đông Nam đảo Cát Bà), cụm đảo Đầu Bê- Hang Trai và Long Châu.

Quá trình khôi phục thành công các rạn san hô tại vùng biển Cát Bà không chỉ là bước tiến quan trọng trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học biển mà còn là minh chứng cho hiệu quả của cách tiếp cận khoa học kết hợp với sự tham gia của cộng đồng.

Những mảng san hô đang hồi sinh từng ngày mang lại môi trường sống lý tưởng cho nhiều loài sinh vật biển, góp phần tái thiết hệ sinh thái ven bờ vốn bị suy giảm nghiêm trọng trong nhiều năm qua. Không dừng lại ở giá trị sinh thái, sự phục hồi này còn mở ra cơ hội phát triển kinh tế biển bền vững, đặc biệt là du lịch sinh thái, lặn ngắm san hô một loại hình được du khách trong và ngoài nước ưa chuộng.

 

Thu Huyền

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline