Hotline: 0941068156

Thứ tư, 01/05/2024 03:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ tư, 01/05/2024

Khai thác tiềm năng phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe

Thứ hai, 23/10/2023 13:10

TMO - Ngành du lịch chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam được đánh giá có nhiều tiềm năng để phát triển, tuy nhiên do chưa có nghiên cứu đầy đủ, cũng như định hướng và chính sách cụ thể để phát triển nên du lịch chăm sóc sức khỏe chưa được đầu tư một cách bài bản để thu hút khách du lịch.

Du lịch chăm sóc sức khỏe (Wellness tourism) là loại hình du lịch ngày càng được nhiều du khách quan tâm lựa chọn. Đặc biệt, sau giai đoạn dịch COVID-19, loại hình du lịch này được đánh giá có nhiều dư địa để phát triển mạnh mẽ hơn. Du lịch chăm sóc sức khỏe là loại hình du lịch có sự kết hợp nhằm mang lại sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần cho du khách. Nhiều chuyên gia cho rằng, thành công của sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe là tạo sự thư giãn, nguồn năng lượng tích cực, giúp du khách có khoảng thời gian nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe sau những ngày làm việc căng thẳng, mang đến lối sống lành mạnh, cân bằng cảm xúc cho khách du lịch trong suốt hành trình.

Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển mạnh loại hình du lịch chăm sóc sức khỏe như bờ biển dài phù hợp cho du lịch nghỉ ngơi, chữa bệnh; nguồn tài nguyên nước khoáng và hệ thống dược liệu đa dạng. Việc khai thác tài nguyên để phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe đã góp phần đa dạng hóa sản phẩm, kéo dài thời gian lưu trú, tăng chi tiêu của khách du lịch ở Việt Nam.

Với  khoảng 3.260km, nhiều bãi tắm đẹp, trải dài từ Bắc vào Nam như Trà Cổ, Hạ Long, Cát Bà, Cửa Lò, Lăng Cô, Nha Trang, Mũi Né, Long Hải, Vũng Tàu, Phú Quốc rất thuận lợi cho du lịch nghỉ dưỡng. Vùng ven biển nước ta còn có nhiều hòn đảo lớn nhỏ, trong đó, nhiều bãi biển nhỏ, tĩnh lặng, rất phù hợp cho du lịch nghỉ ngơi, chữa bệnh.

Việt Nam còn có nguồn tài nguyên nước khoáng đa dạng, có giá trị cao trong việc chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe. Theo thống kê của ngành Địa chất, cả nước có khoảng 400 nguồn nước khoáng nóng, trong đó có 11 loại vừa có tác dụng chữa bệnh, vừa có thể khai thác thành nước uống đóng chai. Nhiều địa điểm có nguồn khoáng nóng tại Việt Nam nay đã trở thành những địa chỉ du lịch nghỉ dưỡng, phục hồi sức khỏe được du khách trong và ngoài nước ưa chuộng.

Khách du lịch được trải nghiệm dịch vụ ngâm chân thuốc bắc khi đến
với Làng văn hóa du lịch Tân Lập, xã Tân Trào (Sơn Dương). Ảnh: TL. 

Ngoài ra, nước ta còn có nền y học cổ truyền nổi tiếng trong khu vực với đội ngũ thầy thuốc cùng các viện nghiên cứu, bệnh viện y dược học cổ truyền đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh. Cùng với đó là nguồn tri thức dân gian của đồng bào các dân tộc thiểu số như Dao, Thái, Mường... trong việc sử dụng các loại dược liệu để phòng, chữa bệnh. Theo thống kê, cả nước hiện có hệ thống cây dược liệu phong phú với 3.850 loài thực vật, 406 loài động vật được sử dụng trong các bài thuốc Đông y. Đây chính là nguồn tài nguyên quý, góp phần đa dạng hóa sản phẩm và đưa Y học cổ truyền thành một thế mạnh trong loại hình du lịch chăm sóc sức khỏe.

Theo báo cáo năm 2022 của Grand View Research, du lịch chăm sóc sức khỏe (Wellness Tourism) toàn cầu dự kiến vượt 1.000 tỷ USD vào năm 2030, với tốc độ tăng trưởng hàng năm gần 10% trong vòng 8 năm tới. Các quốc gia đi đầu về mô hình này nổi bật là Nhật Bản với hình thức tắm, Hàn Quốc với tắm đá muối, hay Ấn Độ với các tour du lịch kết hợp thiền định và Yoga… Khảo sát của Tổ chức Du lịch sức khỏe thế giới (Wellness Tourism Association) năm 2022 cũng cho thấy, có tới 76% số người được hỏi muốn chi tiêu nhiều hơn cho các chuyến du lịch để cải thiện sức khỏe, 55% cho hay sẵn sàng trả thêm cho các dịch vụ, hoạt động trị liệu về tâm lý. Những con số này khẳng định sức hút cũng như tiềm năng phát triển của thị trường du lịch chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam. 

Hiện nay, du lịch chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam được hình thành dựa trên các hoạt động ngoài trời kết hợp với phương pháp trị liệu như tắm khoáng nóng (onsen), tắm bùn, xông hơi, spa, detox (thanh lọc, thải độc), thiền định, yoga, đi bộ... nhằm chăm sóc sức khỏe đồng thời xoa dịu tinh thần, gia tăng khả năng chữa lành cho du khách. Dịch Covid-19 khiến nhiều người nhận thấy tầm quan trọng của sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe tinh thần trước những ảnh hưởng âm thầm của stress và các yếu tố bên ngoài. Bên cạnh đó, chất lượng cuộc sống ngày càng tăng kéo theo nhu cầu trải nghiệm cao cấp và chăm sóc sức khỏe cũng được nâng lên.

Tại huyện Ba Vì (Hà Nội) nhiều khu du lịch đã tận dụng khung cảnh thiên nhiên gắn với rừng cây, suối, thác giúp du khách tìm lại chính mình. Tại Phan Thiết (Bình Thuận) các doanh nghiệp sử dụng tối đa lợi thế của bãi tắm đẹp để thiết kế sản phẩm du lịch chữa bệnh với cát. Theo đó, du khách sẽ được trải nghiệm các hoạt động vui chơi trên cát, vùi mình trong cát để chữa các bệnh về cơ và da, hay tắm khoáng bùn nhằm điều trị các bệnh về xương khớp...

Tuy nhiên, theo các chuyên gia du lịch, việc phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe ở nước ta chưa tương xứng với tiềm năng vốn có. Hiệp hội Lữ hành Việt Nam cho biết, hiện các sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe còn ít, chưa đa dạng, chưa có nhiều cơ sở dịch vụ đủ tầm cỡ về quy mô, chất lượng để đón khách có khả năng chi trả cao. Phần lớn các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch chăm sóc sức khỏe như spa và tắm nước khoáng, nước nóng tắm bùn, thiền, yoga... vẫn ở quy mô nhỏ, nhân lực hạn chế, có cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ chỉ ở mức đáp ứng nhu cầu cơ bản của khách du lịch. 

Bên cạnh đó, chưa khai thác tốt hệ thống cây dược liệu phong phú và nền y học cổ truyền Việt Nam để phát triển loại hình du lịch chăm sóc sức khỏe. Sự phát triển manh mún, tự phát của các đơn vị dẫn đến sự thiếu chuyên nghiệp hoặc lạm dụng, gây ảnh hưởng về nhiều mặt. Công tác quảng bá tiếp thị chung cho du lịch chăm sóc sức khỏe của Việt Nam ra quốc tế còn thiếu bài bản. Đó chính là rào cản khiến du lịch chăm sóc sức khỏe chưa phát triển xứng tầm ở Việt Nam.

Du khách ngâm mình trong các hồ suối khoáng nóng tại các điểm du lịch. Ảnh: LT. 

Việt Nam hiện có 38.000 cơ sở lưu trú du lịch với trên 780.000 buồng, gần 600 cơ sở lưu trú du lịch hạng 4 - 5 sao, trong đó có 180 khách sạn, khu nghỉ dưỡng đã triển khai các hoạt động spa và chương trình chăm sóc sức khỏe cho khách lưu trú. Tuy nhiên, số lượng cơ sở kinh doanh dịch vụ chăm sóc sức khỏe được công nhận đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch và được cấp biển hiệu hiện còn quá ít. 

Đề cập đến nguyên nhân khiến loại hình du lịch này phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của Việt Nam, Viện Nghiên cứu và Phát triển du lịch cho biết hiện Việt Nam chưa có những nghiên cứu đầy đủ về tiềm năng, những yếu tố cần thiết, cũng như chưa có định hướng, chính sách cụ thể để phát triển loại hình du lịch này. Đặc biệt, Bộ Y tế chưa chuẩn hóa quy trình chăm sóc sức khỏe, điều này khiến phần lớn cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch chăm sóc sức khỏe chỉ ở mức đáp ứng nhu cầu cơ bản cho du khách.

Để khai thác tối đa tiềm năng của du lịch chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam, Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho rằng, Cục Du lịch Quốc gia cần phối hợp với Bộ Y tế xây dựng bộ tiêu chí chuẩn hóa quy trình khám, chữa bệnh tại resort, khách sạn, tránh trùng lắp với việc chữa trị của ngành y tế. Đồng thời, có chính sách khuyến khích các địa phương, doanh nghiệp đầu tư, xây dựng những khu du lịch chăm sóc sức khỏe chất lượng cao phục vụ du khách trong và ngoài nước.

Các chuyên gia đề xuất một số giải pháp quan trọng để phát triển loại hình du lịch này. Trước hết, việc xúc tiến quảng cáo và tiếp thị là cần thiết để tạo sự nhận diện và thu hút du khách quốc tế. Chiến dịch quảng cáo và truyền thông cần được tăng cường, và cần hợp nhất với các hoạt động ngoại giao, thể thao, và kinh tế để nâng cao tầm quan trọng của ngành du lịch trị liệu.

Bên cạnh đó, việc phát triển sản phẩm đặc trưng là một bước quan trọng. Cần tạo ra nhiều trải nghiệm du lịch trị liệu độc đáo dựa trên tài nguyên thiên nhiên và văn hóa địa phương. Điều này có thể bao gồm khu du lịch sinh thái, khu du lịch biển đảo hoang sơ, và các trải nghiệm về văn hóa và lễ hội. Để đảm bảo chất lượng dịch vụ, cần đào tạo và nâng cao kỹ năng cho nhân viên trong lĩnh vực du lịch trị liệu. Từ hướng dẫn viên đến các chuyên gia y tế, đào tạo chuyên ngành và các khóa học liên quan đến y học cổ truyền và dược liệu cần được thúc đẩy.

Nâng cấp cơ sở hạ tầng và dịch vụ là việc cần tiến hành ngay. Đảm bảo rằng các cơ sở hạ tầng và dịch vụ du lịch trị liệu đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn, vệ sinh, và bảo vệ môi trường. Hợp tác với các công ty bảo hiểm quốc tế có thể đảm bảo sự an tâm cho khách du lịch quốc tế. Những nỗ lực này cùng nhau sẽ giúp Việt Nam phát triển và khai thác tiềm năng của ngành du lịch trị liệu trong tương lai.

Việt Nam cần xây dựng chính sách phát triển tổng thể về du lịch chăm sóc sức khỏe cùng với chiến lược phát triển du lịch chung của quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Cần đánh giá một cách toàn diện khả năng phát triển mạng lưới du lịch chăm sóc sức khỏe nhằm phát huy tối đa thế mạnh của từng địa phương, từng vùng miền và phải biết chính xác nhu cầu, đặc điểm của thị trường khách nhằm xây dựng các sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe phù hợp, có trọng điểm.

 

 

Hồng Nhung 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline