Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 18/01/2025 17:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ bảy, 18/01/2025

Khai thác tiềm năng, lợi thế tài nguyên biển

Thứ bảy, 15/06/2024 19:06

TMO - Biển Việt Nam là một bộ phận quan trọng của Biển Đông với gần 3.000 đảo lớn, nhỏ và quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa. Bờ biển Việt Nam phần đất liền dài trên 3.260 km từ Móng Cái (Quảng Ninh) tới Hà Tiên (Kiên Giang); tỷ lệ giữa chiều dài bờ biển với diện tích đất liền được xếp vào loại cao trên thế giới, khoảng l km bờ biển/100 km2 đất liền, gấp 6 lần mức trung bình của thế giới.

Theo các chuyên gia, Biển Việt Nam có tài nguyên vị thế đa dạng, phong phú và sự khác biệt giữa các vùng biển, bao gồm tài nguyên địa tự nhiên; tài nguyên địa kinh tế; tài nguyên địa chính trị; đóng vai trò quan trọng, mà chủ thể chính là không gian biển, mặt nước và đáy biển, luồng lạch, vũng vịnh, đất đai ven biển, bán đảo và hải đảo, bãi triều, bãi cát biển, thềm đá, vách đá, hang động; Sự kết hợp giữa các dạng tài nguyên vị thế đã góp phần to lớn cho phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh của Việt Nam.

Tài nguyên sinh vật và nguồn lợi thủy sản của Việt Nam cũng  khá phong phú, với hơn 2.000 loài hải sản, trong đó có 130 loài có giá trị kinh tế cao. Trên vùng biển Việt Nam đã phát hiện được khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái (HST) điển hình, thuộc 6 vùng đa dạng sinh học biển khác nhau, mang lại nguồn lợi thủy sản lớn; Toàn vùng biển Việt Nam đã xác định được gần 1.700 loài thủy sản thuộc hơn 730 giống, 260 họ và 55 bộ. Trong giai đoạn 2016 - 2020, tổng trữ lượng nguồn lợi các nhóm cá, giáp xác và động vật chân đầu khoảng 3,9 triệu tấn.

(Ảnh minh họa)

Theo vùng biển, trữ lượng nguồn lợi ở vịnh Bắc bộ ước tính chiếm hơn 17%; ngư trường Trung bộ khoảng 19%; ngư trường Đông Nam bộ khoảng 25%; Tây Nam bộ hơn 13% và giữa Biển Đông hơn 23%. Phân bố không gian của các đối tượng thủy sản phụ thuộc vào đặc điểm sinh thái của từng loài và nhóm thủy sản. Tuy nhiên, nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của các loài thủy sản nói riêng và các loài thủy sinh vật biển nói chung đang bị suy giảm cả về đa dạng thành phần loài và chất lượng của nguồn lợi thủy sản với nguyên nhân chủ yếu là do khai thác thủy sản quá mức, đặc biệt là ở vùng biển ven bờ, các nguồn xả chất thải từ các hoạt động KT-XH của các khu công nghiệp, khu đô thị ven biển, khu du lịch.

Bên cạnh đó, các hệ sinh thái đất ngập nước ven biển có tổng diện tích trên 1,9 triệu ha, rất đa dạng về kiểu loại. Dọc bờ biển Việt Nam có khoảng 114 cửa sông, cửa lạch đổ ra biển (khoảng 25-30 km bờ biển có một cửa sông) góp phần tạo nên các HST đa dạng. HST rạn san hô phân bố rộng khắp từ Bắc vào Nam trên diện tích khoảng 1.200 km², tập trung nhiều ở vùng biển Nam Trung bộ, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Tuy nhiên, trong 15 năm trở lại đây, khoảng 15-20% diện tích các RSH bị mất, chủ yếu ở các vùng có dân cư sinh sống như vịnh Hạ Long, các tỉnh Trung bộ và một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Một số khu vực có rạn san hô phát triển như vùng phía Tây Vịnh Bắc bộ; quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa; ven biển miền Trung và các đảo ở biển Tây Nam bộ.

So với các nước trong khu vực, Việt Nam đứng thứ 3 về đa dạng loài cỏ biển. Diện tích thảm cỏ biển ở Việt Nam khá lớn so với các nước khác xung quanh ở khu vực Biển Đông. Các thảm cỏ biển nước ta phân bố ở độ sâu từ 0 - 20 m, số loài cư trú trong vùng thảm cỏ biển thường cao hơn vùng biển bên ngoài từ 2 - 8 lần. Thảm cỏ biển phân bố từ Bắc vào Nam và ven các đảo, tập trung nhiều ở ven đảo Phú Quốc và một số cửa sông, đầm phá miền Trung (đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, đầm Thủy Triều). Cỏ biển Việt Nam có 14 loài, với sự đa dạng thành phần loài và sự phong phú về số lượng. Kết quả tổng hợp cho thấy khoảng 1.500 loài sinh vật sống trong các thảm cỏ biển Việt Nam, riêng trong các thảm ven bờ là hơn 1.000 loài. Mức độ và tốc độ suy thoái thảm cỏ biển khác nhau ở mỗi khu vực, phụ thuộc vào môi trường tự nhiên và phát triển KT-XH của từng địa phương. Các thảm cỏ ven bờ Bắc Trung bộ đang bị suy thoái với tốc độ trung bình 6-7%/năm (cấp độ II-III) như Lý Sơn, vịnh Nha Trang; Nam Trung bộ khoảng 3-5%/năm (cấp I-II) như Hòn Cau, Phú Quý; Nam bộ khoảng 3%/năm như Phú Quốc, Côn Đảo.

Ngoài ra, HST rừng ngập mặn (RNM) phân bố nhiều nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (81,2% cả nước); tiếp theo là tại vùng đồng bằng sông Hồng (17,7%); vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung (> 1,0%). Chất lượng RNM vẫn rất thấp, chủ yếu là rừng thứ sinh và rừng trồng. Diện tích RNM Việt Nam suy giảm liên tục cho đến năm 2015, nhưng sau đó được trồng mới và phục hồi gấp 2 - 3 lần từ năm 2016.

Việt Nam có triển vọng lớn về dầu khí với tổng tiềm năng gần 6 tỷ m³ dầu quy đổi. 8 bể trầm tích ngoài khơi có triển vọng dầu khí bao gồm các bể sông Hồng, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Malay-Thổ Chu, Tư Chính - Vũng Mây, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa. Trong đó, 4 bể có sản lượng dầu khí bao gồm: Cửu Long, Nam Côn Sơn, Malay - Thổ Chu và sông Hồng. Các loại khoáng sản được phát hiện tại khu vực ven biển và đáy biển gồm sắt, sa khoáng ilmenit, zircon, than, vật liệu xây dựng, đặc biệt là cát biển tại vùng biển từ Bình Thuận đến Sóc Trăng. Tại vùng biển sâu đã phát hiện một số khu vực triển vọng về vỏ sắt - mangan giàu cô ban, ni ken và kết hạch sắt - mangan (vùng trũng Tây Nam Biển Đông), băng cháy (bể Tư Chính - Vũng Mây, Nam Côn Sơn, Hoàng Sa và Phú Khánh)…/.

 

Bài tiếp: Giải pháp phát triển tiềm năng tài nguyên biển

 

 

Duy Bình

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline