Hotline: 0941068156

Thứ hai, 25/11/2024 10:11

Tin nóng

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Thứ hai, 25/11/2024

Khai thác tiềm năng cát biển đáp ứng nhu cầu vật liệu san lấp

Thứ ba, 09/08/2022 07:08

TMO - Trước nguy cơ thiếu vật liệu san lấp, đắp nền tại các dự án đường cao tốc, các tuyến giao thông trọng điểm tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, cát biển được nhiều chuyên gia đánh giá là sẽ giải được bài toán thiếu vật liệu san lấp cho các dự án.

Thông tin từ Vụ Khoa học - Công nghệ (Bộ Giao thông vận tải), giai đoạn 2021 - 2025, 4 dự án đường bộ cao tốc sẽ được triển khai đồng loạt tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), gồm: cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Mỹ An - Cao Lãnh và An Hữu - Cao Lãnh.

Theo tính toán, nhu cầu cát đắp nền đường này ước khoảng hơn 35,6 triệu m3. Trong đó, tại dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau (gồm hai dự án thành phần Cần Thơ - Hậu Giang, Hậu Giang - Cà Mau thuộc dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2) cần khoảng 15 triệu m3. Dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng cần hơn 17,8 triệu m3; Dự án Mỹ An - Cao Lãnh cần hơn 1,4 triệu m3 và cao tốc An Hữu - Cao Lãnh cần hơn 1,3 triệu m3.

Việc tìm nguồn khoáng sản thay thế cát sông tại ĐBSCL là yêu cầu cấp thiết trước nguy cơ thiếu hụt vật liệu san lấp và tác động môi trường 

Hiện nay, khu vực ĐBSCL chỉ có thể sử dụng cát sông để thi công nền đường. Nguồn mỏ cát sông chủ yếu ở các tỉnh: An Giang, Đồng Tháp và một số ít ở Tiền Giang, Vĩnh Long. Tổng trữ lượng cấp phép các mỏ cát đang khai thác tại khu vực Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang là hơn 5,6 triệu m3. Sản lượng khai thác hàng năm có thể cung cấp cho các dự án khoảng 1,9 triệu m3/năm. Việc tìm ra giải pháp thay thế cát sông đáp ứng nhu cầu san lấp là cần thiết trước nguy cơ thiếu vật liệu cát đắp thi công các tuyến cao tốc khu vực này.

Để tạo nguồn vật liệu đắp nền phục vụ các công trình giao thông trọng điểm tại ĐBSCL, Chính phủ đã giao Bộ TN&MT thực hiện Dự án Đánh giá tài nguyên khoáng sản, phục vụ khai thác cát biển, đáp ứng nhu cầu san lấp các dự án đường cao tốc và hạ tầng giao thông, đô thị vùng ĐBSCL.

Bộ trưởng Bộ TN&MT vừa ra Quyết định phê duyệt bổ sung Dự án này vào Danh mục nhiệm vụ chuyên môn mở mới (năm 2022). Bộ TN&MT giao Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam là đơn vị chủ trì Dự án và Liên đoàn Địa chất và Khoáng sản biển và các đơn vị thuộc Tổng cục là đơn vị thực hiện.

Theo số liệu của Liên đoàn Địa chất và Khoáng sản biển (Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam), vùng biển 0-100 m nước của nước ta có 30 vùng triển vọng khai thác cát với tổng tài nguyên dự báo gần 150 tỷ m3. Trong đó, các vùng biển tỉnh Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Sóc Trăng, Phú Quốc - Hà Tiên, Hải Phòng - Quảng Ninh… rất có triển vọng để quy hoạch thăm dò, khai thác.

Các chuyên gia đánh giá việc khai thác tiềm năng cát biển hiệu quả sẽ khắc phục tình trạng thiếu vật liệu san lấp 

Trong bối cảnh tiềm năng cát sỏi xây dựng trên đất liền không lớn và hoạt động khai thác gây nhiều ảnh hưởng xấu đến môi trường, việc thực hiện Dự án nhằm nghiên cứu, khai thác sử dụng nguồn cát sạn đáy biển to lớn thay thế dần cát xây dựng trên đất liền là giải pháp khả thi, là nhiệm vụ cấp thiết, trực tiếp phục vụ các dự án đường cao tốc, xây dựng kết cấu hạ tầng, có tác động lan tỏa, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Theo đánh giá của các chuyên gia, Dự án ngoài việc đáp ứng kịp thời nguồn vật liệu xây dựng, san lấp phục vụ xây dựng kết cấu hạ tầng vùng ĐBSCL và phụ cận, còn là cơ sở thực tiễn đẩy mạnh hoạt động điều tra, thăm dò, khai thác, sử dụng cát biển phục vụ phát triển kinh tế - xã hội dải ven biển. 

Cùng với đó,  Dự án sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống quy định kỹ thuật về điều tra, đánh giá, thăm dò, khai thác sử dụng khoáng sản biển, phục vụ và nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về khoáng sản. Đồng thời, Dự án góp phần nâng cao năng lực đội ngũ kỹ thuật điều tra tài nguyên môi trường biển.

Trước đó, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT đang giao đơn vị chuyên môn triển khai nghiên cứu việc sử dụng cát biển làm vật liệu đắp nền đường cho các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông nói chung và tại khu vực ĐBSCL nói riêng. 

Nhằm tháo gỡ vướng mắc về nguồn vật liệu cát đắp cho các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2, trong đó, có dự án cao tốc đoạn Cần Thơ - Hậu Giang, Hậu Giang - Cà Mau, trên cơ sở đề xuất của Bộ GTVT, Chính phủ cũng đã thông qua cơ chế đặc thù về việc nâng công suất các mỏ cát, sỏi lòng sông tại Nghị quyết triển khai đầu tư cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021 - 2025. 

Cụ thể, các mỏ cát, sỏi lòng sông đã cấp phép, đang hoạt động, còn thời hạn khai thác thuộc khu vực ĐBSCL, UBND cấp tỉnh được phép quyết định nâng công suất không quá 50% công suất ghi trong giấy phép khai thác chỉ nhằm mục đích phục vụ cho dự án (không tăng trữ lượng đã cấp phép) mà không phải lập dự án đầu tư điều chỉnh, đánh giá tác động môi trường (báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường) hoặc giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường.

 

 

Đức Thành 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline