Hotline: 0941068156

Thứ hai, 06/05/2024 19:05

Tin nóng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 06/05/2024

Khai thác tài nguyên vùng bờ hiệu quả, phù hợp với hệ sinh thái

Thứ hai, 07/08/2023 14:08

TMO - Trước những thách thức về ô nhiễm môi trường, sự suy giảm nguồn lợi và tài nguyên biển và tác động của biến đổi khí hậu, những năm qua, Việt Nam đã tăng cường quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ; bảo tồn, phục hồi đa dạng sinh học, các hệ sinh thái biển tự nhiên

Vùng bờ là vùng tương tác của đất và biển, chịu tác động của các quá trình sinh học và vật lý cả trên biển và đất liền, được xác định là khu vực quan trọng cho quản lý sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Nhiều ngành kinh tế sử dụng vùng bờ để phát triển. Đây cũng là nơi sinh sống của hàng triệu cư dân. Quản lý tổng hợp vùng bờ là phương thức quản lý nhằm tối ưu hóa lợi ích của tài nguyên này.

Vùng biển ven bờ Việt Nam có tổng trữ lượng hải sản ước tính khoảng 407 nghìn tấn, chiếm 10% tổng trữ lượng nguồn lợi hải sản toàn vùng biển, nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong nghề cá, là nơi có các bãi giống, bãi đẻ, bãi con non, bãi ươm dưỡng các loài thủy sản và là “cái nôi” cung cấp nguồn lợi thủy sản cho vùng lộng và vùng khơi. Tiềm năng diện tích cho phát triển nuôi trồng thủy sản ven bờ khoảng 153.300 ha nuôi vùng bãi triều ven biển (nuôi cá biển, nhuyễn thể…); 79.790 ha diện tích tiềm năng nuôi tại vũng, vịnh, eo ngách và ven đảo; 67.000 ha tiềm năng nuôi trên các vùng biển ven bờ khác.

Dọc theo bờ biển nước ta có 114 cửa sông, 12 đầm phá, 50 vũng/vịnh, hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ, nhiều hệ sinh thái, sinh cảnh ven biển và ven bờ quan trọng như rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn và các vùng đất ngập nước khác. Đến nay, đã thống kê được hơn 200 điểm rạn san hô, với tổng diện tích khoảng 110.000 ha. Tuy nhiên, trong 15 năm trở lại đây, khoảng 15 - 20% diện tích các rạn san hô bị mất.

Tài nguyên vùng bờ đa dạng, giàu giá trị tạo thuận lợi để Việt Nam phát triển các ngành kinh tế nếu được khai thác hiệu quả. 

Ngoài ra còn có các hệ sinh thái khác như cửa sông, đầm phá, bãi triều, có giá trị sinh thái và kinh tế cao. Việt Nam được ghi nhận là một trong những nước có đa dạng sinh học cao của thế giới với sự đa dạng các hệ sinh thái tự nhiên, các loài sinh vật, nguồn gen phong phú và đặc hữu. Các đầm phá, vũng và vịnh của Việt Nam có mức độ đa dạng sinh học cao với trên 1.100 loài thủy sinh vật trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế, giá trị bảo tồn.

Về khoáng sản vùng ven biển và các đảo của Việt Nam, đã xác định được trên 300 mỏ và điểm quặng, điểm khoáng có hóa sắt, trên 59 mỏ điểm quặng titan. Trữ lượng titan - ilemenit (bao gồm cả zircon, monazite...) khoảng 600 triệu tấn, trữ lượng cát thủy tinh của 13 mỏ đã được thăm dò khoảng 144 triệu m3. Ngoài ra vùng ven biển cũng tập trung nhiều loại khoáng sản khác như than đá, đá vôi, xi măng, sét, đá ốp lát...

Đất ven biển vào khoảng 4.594.960 ha, được khai thác phù hợp cho các mục tiêu phát triển các khu đô thị, khu công nghiệp, cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội và sản xuất; đặc biệt các vùng đất phù sa được bồi đắp quanh năm góp phần tạo nên một hệ thống nông nghiệp trù phú vùng ven biển. Nước mặt phân bố tại 12 đầm phá và vịnh lớn, 112 cửa sông, hệ thống kênh đào phong phú và hơn 3000 hòn đảo lớn nhỏ nằm rải rác dọc bờ biển, rất có giá trị đối với nuôi trồng thủy sản của Việt Nam. Sông, suối phân bố khá đều dọc theo chiều dài bờ biển của đất nước với các sông lớn, như sông Cửu Long, Sông Hồng - Thái Bình, sông Mã, sông Cả, sông Hương, sông Đà Rằng, sông Đồng Nai. Mạng lưới sông và hồ thủy lợi rộng lớn vùng ven biển, với diện tích khoảng 1,7 triệu ha, cũng có tiềm năng lớn cho nuôi trồng thủy sản.

Tất cả các giá trị tài nguyên, sinh thái nêu trên đã mang lại cho vùng bờ tiềm năng to lớn để phát triển các ngành kinh tế biển và kinh tế - xã hội ở vùng bờ, đồng thời là những đối tượng cần bảo tồn, bảo vệ. Giá trị tài nguyên, sinh thái của vùng bờ được thể hiện qua các lớp dữ liệu về khu bảo tồn, vườn quốc gia, di sản thiên nhiên, công viên địa chất, sinh thái biển, khu dự trữ sinh quyển, các sinh cảnh quan trọng như thảm cỏ biển, rạn san hô, rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển, đầm phá và các vùng đất ngập nước, các bãi tôm, cá, khu vực tập trung các loài hải sản, các vườn ươm, khu vực bảo vệ, tái tạo nguồn lợi hải sản và sinh vật thủy sinh, là đầu vào cho phân vùng và quy hoạch sử dụng vùng bờ.

Tuy nhiên, quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên cùng với tốc độ đô thị hóa cao và tác động kết hợp của biến đổi khí hậu dẫn đến sự biến động phức tạp về chất lượng môi trường vùng bờ. Nguồn lợi hải sản ở vùng ven bờ có dấu hiệu bị khai thác quá mức, do tăng nhanh số lượng tàu thuyền đánh cá nhỏ. Diện tích các rạn san hô giảm khoảng 15 - 20% trong 15 năm trở lại đây, một số rạn bị suy thoái nặng. Diện tích rừng ngập mặn giảm liên tục từ năm 1943 đến năm 2001; sau đó có xu hướng tăng, từ 51.791 ha năm 2001 lên khoảng 214.081 ha năm 2019, chủ yếu là diện tích các vùng trồng mới.

Đã có khoảng 100 loài hải sản có mức độ nguy cấp khác nhau và trên 100 loài đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam. Sự chuyển dịch lớn từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, từ đất trồng trọt sang đất nuôi trồng thủy sản làm gia tăng mức độ xâm nhập mặn vào sâu trong nội đồng. Biến đổi khí hậu, thay đổi thời tiết đã làm gia tăng diện tích đất bị mặn, khô hạn, hoang hóa, ngập úng, xói mòn, rửa trôi, sạt lở. Đất bị hoang hóa phân bố trên khắp các vùng trong cả nước, đặc biệt ở vùng Duyên hải miền Trung. 

Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ cho phát triển các ngành kinh tế ngày càng cao, đặc biệt là du lịch biển, kinh tế hàng hải, dịch vụ logistics, khai thác, nuôi trồng thủy sản, khai thác khoáng sản, phát triển năng lượng gió… Các xung đột, chồng lấn về không gian sử dụng giữa bảo vệ, bảo tồn với phát triển kinh tế và giữa các hoạt động phát triển kinh tế với nhau, đã dẫn đến hệ luỵ đối với môi trường vùng bờ.

Tuy nhiên, khai thác tài nguyên vùng bờ (trong đó có hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy hải sản) cần chú trọng đến việc bảo vệ hệ sinh thái. 

Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu và nước biển dâng ngày càng phức tạp, ảnh hưởng đến khai thác, sử dụng tài nguyên, hệ sinh thái, môi trường vùng bờ. Quy hoạch tổng thể Khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2045 (Quy hoạch) đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ mở rộng quỹ đất nhằm tăng thêm không gian cho phát triển kinh tế - xã hội và kết cấu hạ tầng kỹ thuật ven biển thông qua hoạt động lấn biển ở những nơi có điều kiện thích hợp; phát triển thành công, đột phá các ngành kinh tế biển ở vùng bờ theo hướng hiện đại, xanh, tuần hoàn, thân thiện với môi trường.

Bảo vệ, gìn giữ các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, bản sắc của các dân tộc vùng ven biển; bảo đảm quyền tiếp cận đến biển và hưởng thụ các dịch vụ cơ bản, phúc lợi xã hội của người dân ven biển; đẩy mạnh công tác giảm nghèo bền vững; không còn xã đặc biệt khó khăn ở vùng bờ. Tăng diện tích bảo tồn, bảo vệ giá trị tự nhiên, sinh thái, đa dạng sinh học tại vùng bờ; 100% các khu bảo tồn biển trong phạm vi vùng bờ không còn rác thải nhựa; 100% chất thải nguy hại, chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nhựa ở vùng bờ được thu gom và xử lý đạt quy chuẩn môi trường; 100% khu kinh tế, khu công nghiệp và khu đô thị ven biển được quy hoạch, xây dựng theo hướng bền vững, sinh thái, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, có hệ thống xử lý nước thải tập trung, đáp ứng các quy chuẩn về môi trường; hoàn thành việc thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển…

Tầm nhìn đến năm 2045, Quy hoạch đặt vùng bờ thành trung tâm phát triển kinh tế - văn hóa sôi động, thu hút đầu tư và là cửa ngõ kết nối không gian phát triển giữa đất liền với biển, kết nối giao thương giữa Việt Nam với quốc tế; đảm bảo vững chắc quốc phòng an ninh đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh từ biển; đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050… 

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, Quy hoạch vùng bờ có mối liên hệ rất chặt chẽ với quy hoạch đất đai và sắp tới là quy hoạch biển, quản lý và sử dụng bền vững không gian biển, liên quan đến quy hoạch chung của 28 địa phương có biển và nhiều quy hoạch chuyên ngành cấp quốc gia, cấp vùng. Thực tế trong nhiều năm qua, các bộ, ngành, địa phương đã triển khai một số dự án, giải pháp quản lý, khai thác, sử dụng bền vững vùng bờ. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên có Quy hoạch, với cơ chế, công cụ đồng bộ để quản lý, khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ TN&MT làm rõ phạm vi điều chỉnh của quy hoạch, cơ sở khoa học để tính toán phạm vi đối tượng áp dụng. Đồng thời, giải thích rõ vấn đề ranh giới, phân định, các quy định theo các luật liên quan và theo quy hoạch các cấp, từ đó, đưa ra cơ chế quản lý tổng hợp, cơ chế điều phối giữa các ngành với vùng bờ.

Nhiều ý kiến cho rằng, Quy hoạch nên điều chỉnh giai đoạn thực hiện quy hoạch đồng bộ với quy hoạch khác. Đồng thời, bổ sung thêm các thông tin về tiềm năng tài nguyên văn hóa vật thể, phi vật thể, môi trường, trong đó có môi trường xuyên bien giới và các tác động trên lưu vực sông, vùng bờ, đặc biệt là nguồn gây ô nhiễm, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trong tương lai… Từ đó, xây dựng các hệ thống bản đồ phân vùng, bản đồ quy hoạch và định hướng sử dụng tài nguyên vùng bờ phù hợp và sát thực tế. Làm rõ hơn vai trò của vùng bờ là đầu tàu để thúc đẩy các vùng khác phát triển, làm rõ mối quan hệ giữa vùng bờ và đất liền, không gian biển, tạo thuận lợi cho các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp thực hiện Quy hoạch

Bộ Giao thông vận tải đề xuất điều chỉnh quy hoạch một số cảng biển thành cửa ngõ trung chuyển quốc tế để phù hợp thực tế địa hình, địa phương. Đại diện Bộ Quốc phòng đề nghị Bộ TN&MT cập nhập khu vực không gian biển ưu tiên cho quốc phòng, nhằm tránh quy hoạch phát triển chồng chéo. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, Quy hoạch sẽ có sự giao thoa với rất nhiều quy hoạch chuyên ngành về không gian biển, hạ tầng ven biển, đường ven biển, khai thác nước ngầm… vì vậy, cơ quan soạn thảo cần rà soát kỹ để không gây xung đột, chồng lấn.

Quy hoạch có đầy đủ các cơ sở chính trị, pháp lý, có mối quan hệ chặt chẽ với quy hoạch không gian biển, quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch chung đô thị, quy hoạch phân khu, quy hoạch giao thông... Vì vậy, Quy hoạch thể hiện tính không gian, nhưng phải tính toán, tiếp cận dựa trên yếu tố môi trường và hệ sinh thái bền vững; đồng thời lựa chọn hướng phát triển hiệu quả, kinh tế, phù hợp nhất với môi trường, hệ sinh thái, "giúp sàng lọc vấn đề kinh tế với môi trường, sàng lọc các dự án khai thác, sử dụng tài nguyên"… theo nguyên tắc quản lý tổng hợp nguồn lực vùng bờ, dựa trên cơ sở dữ liệu về tài nguyên, môi trường. Đồng thời, quy hoạch phải giải quyết các mâu thuẫn, chồng chéo, xung đột giữa các quy hoạch khác, lựa chọn được phương án phát triển tốt nhất dựa trên tài nguyên, môi trường, hiệu quả kinh tế. 

 

 

Thu Trang

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline