Hotline: 0941068156

Thứ tư, 24/04/2024 19:04

Tin nóng

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Thứ tư, 24/04/2024

Khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ

Thứ hai, 24/04/2023 04:04

TMO - Trước những thách thức về ô nhiễm môi trường, sự suy giảm nguồn lợi và tài nguyên biển và tác động của biến đổi khí hậu, những năm qua, Việt Nam đã tăng cường quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ; bảo tồn, phục hồi đa dạng sinh học, các hệ sinh thái biển tự nhiên, bảo đảm quyền tham gia, hưởng lợi và trách nhiệm của người dân, tổ chức, cá nhân có liên quan đối với bảo vệ môi trường biển, hải đảo và phát triển bền vững kinh tế biển trong phạm vi vùng bờ.

Vùng bờ là vùng tương tác của đất và biển, chịu tác động của các quá trình sinh học và vật lý cả trên biển và đất liền, được xác định là khu vực quan trọng cho quản lý sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Nhiều ngành kinh tế sử dụng vùng bờ để phát triển. Đây cũng là nơi sinh sống của hàng triệu cư dân. Quản lý tổng hợp vùng bờ là phương thức quản lý nhằm tối ưu hóa lợi ích của tài nguyên này.

Theo quy định của Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, phân vùng khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ là một nội dung của quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ. Hiện tại, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đang chủ trì lập Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045. 

Mục tiêu của việc lập quy hoạch này nhằm hướng đến phát triển bền vững vùng bờ dựa trên sự nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác, sử dụng tài nguyên theo cách tiếp cận quản lý tổng hợp, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; cải thiện sinh kế và mức sống của cộng đồng dân cư ven biển gắn với bảo tồn và phát triển giá trị tự nhiên, sinh thái, văn hóa; giữ vững trật tự xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh.

Yêu cầu đặt ra hiện nay là cần nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ. 

Thời gian qua, nhiều địa phương có biển đã tổ chức triển khai phân vùng chức năng vùng bờ trên địa bàn theo nhiều cách tiếp cận khác nhau và ở phạm vi khác nhau (các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Trà Vinh, Kiên Giang), bao gồm phân vùng sử dụng tổng hợp cho toàn tỉnh, thành phố (Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Bình Thuận, Bến Tre, Trà Vinh, Kiên Giang), phân vùng cho một phạm vi nhất định (Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) hoặc theo ngành, chẳng hạn như đối với ngành thủy sản (Hà Tĩnh, Phú Yên).

Nhiệm vụ xây dựng và triển khai các mô hình đồng quản lý tài nguyên, sinh cảnh và các hệ sinh thái biển và ven biển dựa vào cộng đồng đã và đang được triển khai ở nhiều địa phương, chủ yếu dưới hình thức dự án thí điểm mô hình do các tổ chức trong và ngoài nước thực hiện.

Hiện nay, nhiều địa phương ven biển đã triển khai các mô hình, chẳng hạn như đồng quản lý khu bảo tồn và du lịch sinh thái/cộng đồng trong khu bảo tồn (Quảng Ninh, Nam Định, Quảng Nam, Bà Rịa – Vũng Tàu); đồng quản lý khai thác, bảo vệ, nuôi trồng thủy sản (Quảng Ninh, Nam Định, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bến Tre, Sóc Trăng, Cà Mau, Kiên Giang), đồng quản lý hệ sinh thái (Quảng Ninh, Cà Mau, Kiên Giang), đồng quản lý loài quý hiếm (Quảng Ngãi).

Nhiều mô hình đồng quản lý được duy trì, củng cố và nhân rộng, chẳng hạn như mô hình đồng quản lý khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm, được thực hiện từ năm 2011 đến nay, đã quản lý hiệu quả các nguồn tài nguyên dựa trên sự phối hợp giữa người dân và các cơ quan quản lý, trong đó nhà nước chia sẻ quyền hạn, trách nhiệm và chức năng quản lý với những người sử dụng nguồn lợi, từu đó góp phần bảo vệ được nguồn lợi, nâng cao đời sống người dân trong các khu bảo tồn. 

Về mặt xây dựng pháp luật về bảo tồn hệ sinh thái, loài và đa dạng sinh học vùng bờ, Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo quy định tài nguyên, môi trường biển và hải đảo được quản lý theo phương thức quản lý tổng hợp. Quản lý tổng hợp tài nguyên biển và hải đảo phải dựa trên tiếp cận hệ sinh thái, bảo đảm tài nguyên biển và hải đảo được khai thác, sử dụng phù hợp với chức năng của từng khu vực biển và trong giới hạn chịu tải của môi trường, các hệ sinh thái biển, hải đảo. 

Luật Đa dạng sinh học quy định về việc bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên thông qua việc thành lập các khu bảo tồn và quy định về khu bảo tồn, phân cấp khu bảo tồn. Tùy theo các tiêu chí đáp ứng, các khu bảo tồn cũng được phân thành các khu bảo tồn quốc gia và khu bảo tồn cấp tỉnh với các quy định về quy mô, thủ tục thành lập và quản lý khác nhau. Luật Thủy sản có các quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản thông qua việc thiết lập các khu bảo tồn biển và khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Về quản lý khu bảo tồn biển, Nghị định số 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản hướng dẫn chi tiết về quy chế quản lý khu bảo tồn biển, bao gồm: Quản lý hoạt động trong khu bảo tồn biển và vùng đệm; quyền và trách nhiệm của Ban quản lý khu bảo tồn biển;  quyền của tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến khu bảo tồn biển;  nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến khu bảo tồn biển;  nguồn tài chính của khu bảo tồn biển; và quản lý, sử dụng tài chính của khu bảo tồn biển.

Đối với khu bảo tồn biển cấp tỉnh, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, trình tự lập, thẩm định và quyết định thành lập được hướng dẫn tại Thông tư số 19/2018/TTBNNPTNT của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT hướng dẫn về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Trong lĩnh vực thủy sản, việc quản lý các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm được hướng dẫn chi tiết tại Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 8/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.

Về số lượng, hệ thống khu bảo tồn biển (KBTB) Việt Nam đến năm 2020 gồm 16 khu (Theo quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 742/QĐ-TTg ngày 26/5/2010). Đến nay, Bộ NN&PTNT cùng với các địa phương đã thành lập và đưa vào hoạt động 12 khu bảo tồn biển: KBTB Bạch Long Vĩ/Hải Phòng, Cồn Cỏ/Quảng Trị, Cù Lao Chàm/Quảng Nam, Lý Sơn/Quảng Ngãi, Vịnh Nha Trang (Hòn Mun)/Khánh Hòa, Hòn Cau/Bình Thuận; Phú Quốc/Kiên Giang (KBTB Phú Quốc hiện nay đã sát nhập vào VQG Phú Quốc), Cô Tô - Đảo Trần/Quảng Ninh (gộp 02 KBTB Cô Tô và Đảo Trần thành một KBTB Cô Tô – Đảo Trần); Vườn quốc gia Bái Tử Long/Quảng Ninh, Cát Bà/Hải Phòng, Núi Chúa/Ninh Thuận, Côn Đảo/Bà Rịa - Vũng Tàu.

Bộ NN&PTNT đã xây dựng quy hoạch chi tiết, bàn giao cho UBND các tỉnh để phê duyệt thành lập 04 KBTB: Hòn Mê/Thanh Hóa, Nam Yết/Khánh Hòa, Phú Quý/Bình Thuận, Hải Vân - Sơn Chà/Đà Nẵng – Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, sau hơn 5 năm bàn giao, UBND các tỉnh chưa phê duyệt thành lập mặc dù Bộ NN&PTNT đã tổ chức đoàn công tác để kiểm tra, hướng dẫn và có nhiều văn bản chỉ đạo, nhắc nhở.

Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đang được thẩm định là căn cứ để các địa phương khai thác bền vững tài nguyên vùng bờ. Ảnh: NĐ. 

Trong thời gian tới, Bộ NN&PTNT sẽ phối hợp với các địa phương và các cơ quan nghiên cứu tiếp tục mở rộng điều tra, khảo sát, thu thập số liệu các khu vực biển có đa dạng sinh học cao, quan trọng đối với bảo tồn biển để mở rộng hệ thống KBTB Việt Nam nhằm thực hiện mục tiêu về bảo tồn biển đã được đề ra tại Nghị quyết số 36-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương. 

Việc lập Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nhằm cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, chủ trương lớn, khâu đột phá và các giải pháp chủ yếu được nêu tại Nghị quyết số 36-NQ/TW góp phần thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển trong phạm vi vùng bờ trên nền tảng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học, các hệ sinh thái biển; bảo đảm sự hài hòa giữa bảo tồn và phát triển kinh tế - xã hội; phát huy các tiềm năng, lợi thế của biển và hải đảo, tạo động lực phát triển kinh tế đất nước; bảo đảm quốc phòng, an ninh, duy trì môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển đất nước.

Đồng thời, tăng cường quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ; bảo tồn, phục hồi đa dạng sinh học, các hệ sinh thái biển tự nhiên; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường, tăng cường hợp tác khu vực và toàn cầu; bảo đảm quyền tham gia, hưởng lợi và trách nhiệm của người dân, tổ chức, cá nhân có liên quan đối với bảo vệ môi trường biển, hải đảo và phát triển bền vững kinh tế biển trong phạm vi vùng bờ.

Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ là nhiệm vụ hết sức quan trọng và ưu tiên hàng đầu, vì đây là cơ sở pháp lý quan trọng để xây dựng và điều chỉnh các quy hoạch, kế hoạch sử dụng bền vững các giá trị của biển và hải đảo, kết hợp hài hòa giữa lợi ích kinh tế, bảo vệ môi trường biển; nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước tổng hợp về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, góp phần đảm bảo phát triển bền vững kinh tế biển trên nền tảng tăng trưởng xanh; đồng thời, hạn chế được sự suy giảm nguồn lợi, tài nguyên và đa dạng sinh học; góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, sinh kế cộng đồng dân cư ven biển, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ nhằm thực hiện thành công Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển. 

 

 

Minh Thoa

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline