Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 03/05/2024 13:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 03/05/2024

Khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước hiệu quả, bền vững

Thứ tư, 07/06/2023 14:06

TMO- Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đang triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý, bảo vệ tài nguyên nước. Qua đó, thực hiện hiệu quả nguyên tắc bảo vệ gắn với khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên này. 

Nguồn nước mặt của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chủ yếu tập trung phân bố tại 03 con sông lớn, đó là sông Thị Vải đoạn chảy qua tỉnh dài 25 km, sông Dinh đoạn chảy qua tỉnh dài 30 km, sông Ray dài 120 km. Ngoài mục đích cấp nước, các con sông này cũng là nguồn tiếp nhận nước thải và chất thải do các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, nước thải thủy sản và sinh hoạt.

Nguồn nước dưới đất tại tỉnh địa phương này có tổng trữ lượng có thể khai thác là 70.000 m3 /ngày-đêm, tập trung phân bố ở ba (03) khu vực chính bao gồm: Bà Rịa - Long Điền 20.000 m3 /ngày-đêm; Phú Mỹ - Mỹ Xuân 25.000 m3 /ngày-đêm; Long Đất - Long Điền 15.000 m3 /ngày-đêm. Ngoài 03 vùng trên, khả năng khai thác nước dưới đất rải rác khoảng 10.000 m3 /ngày-đêm.

Nước dưới đất tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nằm ở độ sâu 60-90 m, có dung lượng dòng chảy trung bình từ 10-20 m3 /s. Các nguồn nước dưới đất có thể cho phép khai thác tối đa 500.000 m3 /ngày-đêm, với chức năng chính là đảm bảo cung cấp đủ nước cho sinh hoạt. Khu vực nước biển ven bờ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu bao gồm: TP. Vũng Tàu, Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc và Côn Đảo với mục tiêu chính phục vụ phát triển du lịch, sinh thái và nuôi trồng thủy sản

Đảm bảo an ninh tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phù hợp với đảm bảo an ninh tài nguyên nước quốc gia. Chủ động nguồn nước cho các nhu cầu sản xuất, dịch vụ và sinh hoạt, đảm bảo góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Phân bổ, điều hòa tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh một cách công bằng, hiệu quả. Bảo vệ trữ lượng, chất lượng tài nguyên nước, bảo vệ chức năng nguồn nước, bảo vệ tài nguyên nước không bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt. Chủ động trong phòng, chống các tác hại do nước gây ra. Quản lý, khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản lý tổng hợp tài nguyên nước trên tiểu lưu vực các sông ven biển thuộc lưu vực hệ thống sông Đồng Nai và thích ứng với biến đổi khí hậu. 

Hồ Đá Đen một trong những nguồn chính cung cấp nước cho hoạt động sản xuất, sinh hoạt trên địa bàn tỉnh. 

Tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh được khai thác, sử dụng hiệu quả, trong đó đến năm 2030 đảm bảo cấp đủ 100% nhu cầu nước cho sinh hoạt, không dưới 95% nhu cầu nước cho các ngành kinh tế - xã hội khác Tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước máy từ các hệ thống cấp nước tập trung 99%. Giảm sự phụ thuộc vào các nguồn nước liên vùng, liên tỉnh và tối ưu hóa lợi ích do nguồn nước này mang lại; chủ động nguồn nước trong mọi tình huống, tập trung phát triển nguồn nước, điều tiết nước, nâng cao hiệu quả sử dụng nước; Ưu tiên đảm bảo cấp nước cho sinh hoạt đặc biệt trong tình huống hạn hán thiếu nước và sự cố môi trường xảy ra; đảm bảo phát triển bền vững, mang tính chiến lược, ổn định an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo;

Đến năm 2050: đảm bảo cấp đủ 100% nhu cầu nước cho sinh hoạt và cho các ngành kinh tế - xã hội khác. Tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước máy từ các hệ thống cấp nước tập trung 100%. Chủ động được nguồn nước, dự báo, điều tiết nước, phòng ngừa lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, ứng phó với biến đổi khí hậu. An ninh tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh được đảm bảo. Tài nguyên nước được quản lý, quản trị toàn diện theo quy mô tiểu lưu vực các sông ven biển thuộc lưu vực hệ thống sông Đồng Nai.

Dự thảo Quy hoạch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050 xác định nhu cầu sử dụng nước cho phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2030 được dự báo: nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt và các ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, du lịch… đến năm 2025 khoảng 400.000 m3 /ngày đêm, đến năm 2030 khoảng 835.000 m3 /ngày đêm.

Để đáp ứng nhu cầu khai thác, sử dụng nguồn nước trên địa bàn, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu chú trọng đến việc kiểm soát chất lượng nguồn nước thông qua giám sát nguồn tài nguyên này. Theo đó, hệ thống giám sát chất lượng nước trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu định hướng đến năm 2030 bao gồm: Mạng lưới các điểm quan trắc các hồ cấp nước trọng yếu (Đá Đen, Sông Ray và liên hồ: An Hải, Quang Trung 1 và Quang Trung 2), bao gồm 25 điểm quan trắc (19 điểm quan trắc chất lượng nước và 06 điểm quan trắc trầm tích tăng 16 điểm so với 09 điểm quan trắc của mạng lưới quan trắc hiện hữu); 05 điểm quan trắc chất lượng nước tầng mặt và 04 điểm quan trắc trầm tích.

Mạng lưới các điểm quan trắc các thành phần môi trường khác bao gồm 163 điểm quan trắc: Quan trắc môi trường không khí 53 điểm (không tiếp tục quan trắc 22 điểm cũ và bổ sung 07 điểm mới); Quan trắc nước biển ven bờ 28 điểm (không tiếp tục quan trắc 07 điểm cũ và bổ sung 06 điểm mới); quan trắc nước mặt (sông, suối) 52 điểm (không tiếp tục quan trắc 24 điểm cũ và bổ sung 14 điểm mới).

Quan trắc nước mặt (hồ, không bao gồm các hồ trọng yếu) tiếp tục quan trắc 18 điểm quan trắc hiện hữu; quan trắc môi trường trầm tích 05 điểm (không tiếp tục quan trắc 12 điểm cũ và bổ sung 02 điểm mới); Quan trắc môi trường đất 07 điểm (không tiếp tục quan trắc 29 điểm cũ và bổ sung 04 điểm mới); giảm 61 điểm quan trắc so với 224 điểm quan trắc của mạng lưới quan trắc hiện hữu (68 điểm quan trắc môi trường không khí; 29 điểm quan trắc nước biển ven bờ; 62 điểm quan trắc nước mặt (sông, suối); 18 điểm quan trắc nước mặt (hồ); 15 điểm quan trắc trầm tích và 32 điểm quan trắc môi trường đất).

Kiểm soát chất lượng nguồn nước nơi diễn ra hoạt động sản xuất, sinh hoạt của người dân là một trong những nhiệm vụ quan trọng được địa phương triển khai để bảo vệ nguồn nước. 

Tỉnh luôn giám sát chặt chẽ nguồn nước và giám sát xả thải, đến nay tất cả các khu công nghiệp (KCN) đều có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Đồng thời có các điểm lắp đặt quan trắc tự động, có 10 KCN triển khai hệ thống giám sát tự động. Hiện tại ở các hồ chứa nước sinh hoạt vẫn đang quan trắc theo chu kỳ hàng năm. Các hồ có trạm quan trắc tự động gồm: hồ Sông Hỏa, hồ sông Ray, hồ Đá Đen, hồ Châu Pha, hồ Quang Trung II. Các hệ thống giám sát chất lượng nước (nước mặt, nước dưới đất,…), giám sát nước thải tự động trên địa bàn tỉnh cần truyền dữ liệu về mực nước, các thông số quan trọng khác từ trạm quan trắc về Sở TN&MT. 

Cùng với việc đảm bảo chất lượng nguồn nước, nhằm khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên này hiệu quả, bền vững, Bà Rịa-Vũng Tàu chú trọng đến quản lý, vận hành hệ thống thủy lợi với nhiệm vụ điều tiết, cân đối nguồn nước. Theo đó, hệ thống thủy lợi hiện đang do tỉnh quản lý gồm 17 hồ chứa, 09 đập dâng, 03 kênh tiêu úng, 01 đê ngăn lũ, 03 đê ngăn mặn, 02 trạm bơm,01 kè biển bảo vệ dân cư.

Trong đó, hồ chứa nước sông Ray có dung tích lớn hơn 200 triệu m3 ; 03 hồ chứa nước có dung tích trữ từ 10 triệu m3 đến dưới 50 triệu m3 ; 11 hồ chứa nước có dung tích trữ từ 1 triệu m3 đến dưới 10 triệu m3 và 02 hồ chứa nước có dung tích trữ dưới 1 triệu m3 . Tổng diện tích tưới theo thiết kế là 20.329 ha, diện tích tiêu úng là 3.262 ha, diện tích ngăn lũ là 1.100 ha, diện tích ngăn mặn là 4.900 ha, tổng khối lượng cấp nước sinh hoạt 645.000 m3/ngày.đêm, bảo vệ dân cư 11.000 dân cư. Tổng chiều dài kênh mương tỉnh đang quản lý là 245.277 km, đã kiên cố 190.686 km và lắp đặt ống nhựa 3.050 km.

Nhằm đảo bảo công tác điều tiết, khai thác, sử dụng và phát triển tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh, cần tập trung tiến cải tạo, sửa chữa các công trình thủy lợi hiện có và đầu tư thêm các hạng mục công trình thủy lợi mới, cụ thể trên địa bàn tỉnh cần sửa chữa là 10 hồ, trong giai đoạn 2016 -2020, đã và đang sửa chữa 07 hồ, trong đó 03 hồ đã hoàn thành, 02 hồ khởi công năm 2019 và 02 hồ đang triển khai thủ tục đầu tư.

Địa phương này đẩy mạnh công tác nâng cao ý thức của cộng đồng trong bảo vệ, khai thác hiệu quả nguồn nước. 

Cùng với việc triển khai đồng bộ các giải pháp trên, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cần đảm bảo, tuân thủ các chính sách về tài nguyên nước, đồng thời chỉ đạo các Sở, ngành và địa phương tập trung đôn đốc, hướng dẫn các cơ sở khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước theo đúng quy định: Thực hiện các giải pháp bảo vệ nghiêm ngặt các hồ cấp nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh, nhất là đối với các hồ Đá Bàng, hồ Đá Đen, hồ Sông Ray, hồ Sông Hỏa, hồ Suối Các, hồ Núi Nhan, hồ Châu Pha, hồ Kim Long, hồ Suối Nhum…

Đồng thời, rà soát, cương quyết di dời các cụm công nghiệp, cơ sở chăn nuôi, sản xuất kinh doanh có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường ở thượng nguồn và các hồ cấp nước. Ban hành danh mục các ngành không thu hút đầu tư, hạn chế đầu tư vùng thượng nguồn các hồ chứa nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh nhằm hạn chế các ngành nghề có tác động xấu đến môi trường, ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt của người dân đã được phê duyệt tại Quyết định 3636/QĐ-UBND ngày 21/12/2018 của UBND tỉnh

Xác định các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường thuộc đối tượng di dời vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, vùng tập trung nhằm di dời, chấm dứt hoạt động các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch hoặc gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn. Thực hiện nghiêm các quy định về quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước sông, hồ.

Nghiêm cấm các hành vi vi phạm hành lang bảo vệ nguồn nước như: xây dựng (nhà cửa, vật kiến trúc, công trình và các hoạt động khác trong hành lang bảo vệ nguồn nước) gây đe dọa, làm suy giảm chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước gây sạt, lở bờ sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng, uy hiếp đến sự ổn định, an toàn của sông, suối, kênh rạch, hồ chứa; lấn chiếm, sử dụng trái phép đất thuộc phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước; sử dụng đất không đúng mục đích đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; xây dựng mới hoặc mở rộng quy mô bệnh viện, cơ sở y tế điều trị bệnh truyền nhiễm, nghĩa trang, bãi chôn lấp chất thải, cơ sở sản xuất hóa chất độc hại, cơ sở sản xuất, chế biến có nước thải nguy hại…

Đồng thời, thường xuyên vận hành quan trắc nước dưới đất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khu vực đất liền và huyện Côn Đảo để quan trắc giám sát mực nước, động thái và chất lượng nguồn nước dưới đất; Công bố khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất. Tăng cường thống kê, điều tra các giếng không sử dụng trên địa bàn tỉnh và trám lấp các giếng khoan hư hỏng, không sử dụng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Khuyến khích các doanh nghiệp cũng như đơn vị cung cấp nước sạch có biện pháp thay thế sử dụng nguồn nước mặt thay thế cho việc khai thác nước dưới đất Chương trình quan trắc tài nguyên nước dưới đất hàng năm nhằm bổ sung mạng lưới quan trắc tài nguyên nước và theo dõi mối tương quan, động thái mực nước giữa nước dưới đất và mực nước mặt của 04 hồ cấp nước sinh hoạt…

Hiện trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chưa có định hướng sử dụng nước mưa, tuy nhiên trong tương lai cần có các nghiên cứu về tiềm năng của loại nước này, khi nước sông, hồ có dấu hiệu suy giảm. Để khai thác nước mưa có hiệu quả sau này, công tác bảo vệ tài nguyên nước mưa cần được quan tâm và nhìn nhận sâu sắc hơn: Nghiên cứu bổ sung hồ chứa nước ngọt phục vụ sinh hoạt và sản xuất, phát triển công trình thu và lưu trữ nước mưa để tạo nguồn cho các công trình cấp nước quy mô vừa và nhỏ.

Đối với các đảo, khuyến khích khai thác sử dụng nguồn nước mưa, nước mặt. Đầu tư thực hiện các giải pháp công trình và phi công trình tích trữ nước trong mùa mưa để sử dụng dự phòng, điều tiết cho mùa khô trên toàn bộ các đảo; Tiếp tục tìm kiếm nguồn nước dưới đất phục vụ phát triển kinh - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng biển, hải đảo của quốc gia. Xây dựng hệ thống hồ trữ nước mưa, nước mặt để cấp nước cho hoạt động sản xuất công nghiệp...

Minh Hương 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline