Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 10/05/2025 14:05

Tin nóng

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

Thứ bảy, 10/05/2025

Khai thác lợi thế, tiềm năng trong nuôi trồng thuỷ sản theo hướng thâm canh

Thứ bảy, 09/11/2024 05:11

TMO - Tỉnh Trà Vinh đang tập trung nhiều giải pháp phát triển ngành thuỷ sản theo hướng bền vững; trong đó chú trọng phấn đấu trở thành một trong những tỉnh trọng điểm trong nuôi trồng thuỷ sản thâm canh sạch và có chỉ dẫn địa lý.

Là địa phương có bờ biển khá dài (65km), nên tỉnh Trà Vinh có nhiều lợi thế về phát triển kinh tế biển cũng như nuôi trồng thuỷ sản. Vùng biển Trà Vinh nằm trong vùng biển Đông Nam Bộ, tiếp giáp với vùng biển Tây Nam Bộ, là 2 vùng biển có nguồn lợi thủy sản dồi dào, chủng loại thủy sản phong phú; tiếp nối với vùng Biển Đông có độ sâu và nhiều loại hải sản giá trị kinh tế cao, như cá ngừ, cá hồng, cá thu…, mang lại tiềm năng lớn cho sự phát triển ngành thủy sản của tỉnh.

 Trà Vinh có 5 đơn vị hành chính cấp huyện giáp biển, đó là thị xã Duyên Hải; 4 huyện Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú, Châu Thành, có tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy hải sản khá lớn, với nhiều mô hình nuôi tôm. Trà Vinh luôn xác định thủy sản là ngành kinh tế trọng yếu của tỉnh cung cấp nguyên liệu phục vụ các nhà máy chế biến, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ an ninh, trật tự, giữ vững chủ quyền quốc gia trên biển.

Với những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản theo hướng bền vững, tỉnh Trà Vinh phấn đấu đến năm 2025, tại các vùng ven biển của tỉnh có khoảng 15.000 ha nuôi thuỷ sản thâm canh theo hướng sạch, có chỉ dẫn địa lý.

Theo Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh đề ra mục tiêu đến năm 2025, đưa sản lượng nuôi trồng vùng ven biển đạt khoảng hơn 200.000 tấn/năm, góp phần đưa giá trị tăng thêm ngành thuỷ sản đạt mức tăng trưởng bình quân 5%/năm. Ngành nông nghiệp tỉnh đang xúc tiến rà soát lại quy hoạch, ưu tiên phân bổ và có chính sách thúc đẩy ứng dụng khoa học – công nghệ trong nuôi thuỷ sản, để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. 

UBND tỉnh Trà Vinh đã chủ trương cho các địa phương ven biển thực thi các chính sách ưu đãi của Trung ương, của tỉnh để mời gọi doanh nghiệp đầu tư, khai thác khoảng 50.000 ha đất ven biển và 15.000 ha đất bãi bồi, cồn nổi để đa dạng hóa đối tượng nuôi thủy sản, nhằm tạo giá trị gia tăng.

Tỉnh phấn đấu đến năm 2025, tại các vùng ven biển của tỉnh có khoảng 15.000 ha nuôi thuỷ sản thâm canh theo hướng sạch, có chỉ dẫn địa lý; trong đó, có 1.100ha nuôi công nghiệp ứng dụng công nghệ cao đối với tôm sú, tôm thẻ chân trắng. Năm nay, nông dân ở các vùng ven biển trong tỉnh đã thả nuôi hơn 33.300 ha tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tăng gần 7 % so kế hoạch; trong đó, diện tích nuôi tôm thâm canh mật độ cao đạt 2.524ha, tăng gấp 2,4 lần so năm 2023.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh, hiện nay nông dân nuôi tôm vùng nước mặn và lợ trong tỉnh đang vào thời vụ thu hoạch tôm nuôi cuối mùa vụ năm 2024. Sản lượng tôm sú, tôm thẻ chân trắng nuôi đã thu hoạch ước đạt hơn 88.000 tấn, tăng 1.200 tấn so cùng kỳ năm 2023. Điều nông dân nuôi tôm ở Trà Vinh phấn khởi là tuy đang vào thời vụ thu hoạch tôm nuôi tập trung, nhưng giá tôm thương phẩm  đã tăng thêm mức bình quân 10.000 đồng/kg cho đến nay.

Trà Vinh phấn đấu đến năm 2025, tỉnh có khoảng 15.000 ha nuôi thuỷ sản thâm canh theo hướng sạch. (Ảnh minh hoạ). 

Cụ thể, giá tôm sú loại 20 con/kg được thu mua tại ao 190.000 đồng/kg, loại 30 con/kg mua vào 135.000 – 140.000 đồng/kg, loại 40 con có giá 100.000 – 110.000 đồng/kg; tôm thẻ chân trắng loại 30 con/kg giá mua 165.000 đồng/kg, loại 40 con/kg giá mua 140.000 đồng/kg, loại 50 con có 120.000 đồng/kg. Theo chia sẻ từ một số hộ nuôi tôm thẻ chân trắng theo mô hình thâm canh, ở xã Long Khánh, huyện Duyên Hải cho biết, hầu hết người nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng ở các vùng nước mặn và lợ trong tỉnh Trà Vinh đều có lợi nhuận khá.

Năm nay, nhờ thời tiết, môi trường nước thuận lợi; giá thức ăn cho tôm, thuốc thú y thủy sản đều ổn định nên nuôi tôm không hao hụt nhiều, chi phí không tăng cao, nuôi đạt năng suất. Với giá tôm như hiện tại người nuôi tôm lợi nhuận đạt bình quân 35.000 - 40.000 đồng/kg so với giá thành sản xuất.

Riêng đối với những hộ nuôi tôm thâm canh ứng dụng công nghệ cao lợi nhuận tăng thâm gấp 5 - 7 lần nhờ năng suất đạt 55 -70 tấn/ha, cao gấp 7 -–10 lần so nuôi thâm canh bình thường. Một số Đại lý chuyên thu mua thủy sản ở Phường 1, thị xã Duyên Hải dự báo, tuy hiện đang là thời điểm thu hoạch tập trung, nhưng giá tôm nguyên liệu  vẫn tiếp tục ổn định.

Nguyên nhân, nhờ các nhà máy chế biến thủy sản trong tỉnh Trà Vinh và nhiều nhất là các nhà máy lớn tại các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng hiện vẫn đang có nhu cầu nguồn tôm sú, tôm thẻ để phục vụ cho sản xuất chế biến nên sẽ giữ giá thu mua nhằm thu hút nguồn tôm nguyên liệu cho nhà máy.

Hiện nay, để phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản theo hướng an toàn, mỗi năm tỉnh Trà Vinh đều dành nguồn kinh phí tương xứng cho nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ chuyển giao cho nông dân để phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản hiện đại, bền vững.

 

 

Hải An

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline