Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 22/11/2024 20:11

Tin nóng

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Thứ sáu, 22/11/2024

Khai thác hiệu quả tài nguyên nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Thứ sáu, 24/05/2024 14:05

TMO - Trước tác động của biến đổi khí hậu đến việc cung ứng nguồn nước trên địa bàn, thời gian qua tỉnh Ninh Thuận đã triển khai nhiều giải pháp từ khai thác gắn với bảo vệ tài nguyên nước, qua đó đảm bảo cung cấp nguồn nước cho dân, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế phát triển. 

Theo thống kê của ngành chức năng tỉnh cho thấy, tổng lượng nước mặt trên toàn tỉnh khoảng 2.266,95 triệu m3/năm. Do sự phân bố không đều của nguồn nước mặt theo thời gian nên có những thời kỳ vào thời điểm khô hạn, sông thường bị cạn nước nên mức độ căng thẳng về nước cao hơn so với tính toán theo các chỉ tiêu. Theo Đề án Lập bản đồ địa chất thủy văn tỷ lệ 1:50.000 các tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận – 2012 thì trữ lượng nước dưới đất khoảng 158 triệu m3/năm58.

Trữ lượng nước dưới đất vùng ven biển và các đồng bằng ven biển phân bố không đều theo diện tích không đáp ứng được cho cung cấp nước, đặc biệt là vào thời kỳ căng thẳng mùa khô. Mặt khác, khu vực ven biển còn bị nhiễm mặn nên không thể sử dụng cho mục đích sinh hoạt. Hiện trạng khai thác nước dưới đất khá phổ biến bằng các lỗ khoan nông, giếng đào để phục vụ sinh hoạt, chăn nuôi quy mô hộ gia đình. Tổng lượng nước của tỉnh Ninh Thuận là 2.451 triệu m3/năm. 

Do đặc thù về vị trí địa lý và địa hình, Ninh Thuận thường xuyên chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và các loại hình thiên tai khắc nghiệt. Trong những thập kỷ gần đây, Ninh Thuận chịu ảnh hưởng lớn của các hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán, hoang mạc hóa, khô nóng, bão, mưa lớn, lũ quét, ngập lụt... Biến đổi khí hậu đã tác động đến số lượng và chất lượng nguồn nước, làm suy giảm nguồn nước của các sông suối, gây xâm nhập mặn ở một số vùng cửa sông, ven biển, đồng thời mưa lớn kết hợp với nhiệt độ tăng cao làm tăng nguy cơ sạt lở đất và gây áp lực lớn lên hệ thống hồ chứa.

Tác động của biến đổi khí hậu nhất là tình trạng nắng nóng, hạn hán kéo dài từ đầu năm đến nay khiến nhiều hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh cạn. 

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến tài nguyên nước mặt bằng việc thay đổi lưu lượng của dòng chảy, cụ thể là lưu lượng dòng chảy có xu hướng giảm dần do nguồn bổ cập là lượng mưa bị thiếu hụt trong thời kỳ kéo dài. Thêm vào đó, lượng bốc hơi trung bình hàng năm tăng do nhiệt độ gia tăng, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tự điều chỉnh của sông suối, nguy cơ ô nhiễm nguồn nước do các lớp chất trầm tích tích tụ, đẩy mạnh sự phân hủy của các cacbon hữu cơ tạo nên môi trường “phú dưỡng”, gia tăng hàm lượng các chất ô nhiễm trong hệ thống nước mặt.

Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu và gia tăng nhiệt độ, sức gió tăng và độ ẩm lại giảm; làm gia tăng khả năng gây ra tình trạng thiếu nước vào mùa khô trong khu vực, thiếu nước sạch cho tưới tiêu, sản xuất và sinh hoạt. Biến đổi khí hậu cùng với nước biển dâng sẽ làm cho việc cung cấp nước ngọt trở nên khó khăn. Thiếu hụt nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt dẫn đến việc khai thác quá mức và không thể kiểm soát môi trường của việc khai thác nước ngầm. Hiện tượng nhiễm mặn và ô nhiễm nước ngầm gia tăng. Các nguồn nước ngọt (mặt, ngầm) sẽ bị nhiễm mặn khi nước biển dâng. 

Ngoài ra, trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, các hoạt động liên quan đến tài nguyên nước diễn ra ngày càng mạnh mẽ do nhu cầu sử dụng nước của các ngành, lĩnh vực, hộ dùng nước không ngừng tăng cao kể cả chất lượng và số lượng. Các hoạt động nhằm cung cấp, phân phối nguồn nước đầy đủ và ổn định cho các nhu cầu sử dụng nước là một trong những yếu tố quan trọng cho sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, các hoạt động này vừa là kết quả của việc khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn nước, vừa là hậu quả làm suy giảm nghiêm trọng môi trường thiên nhiên nói chung và môi trường nước nói riêng.

Sự gia tăng dân số sẽ kéo theo sự gia tăng về nhu cầu nước sạch cho ăn uống và lượng nước cần dùng cho sản xuất. Đồng thời, tác động của con người đến môi trường tự nhiên như chặt phá rừng bừa bãi, canh tác nông lâm nghiệp không hợp lý và thải chất hải bừa bãi vào các thuỷ vực... đã và sẽ gây nên những hậu quả rất nghiêm trọng, nguy cơ thiếu nước sạch ngày càng trầm trọng. Tài nguyên nước đang chịu những áp lực ngày càng lớn bởi quá trình phát triển kinh tế xã hội, nhất là trong bối cảnh đất nước đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa như hiện nay làm phát sinh những mâu thuẫn trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước.

Trước thực trạng trên, tỉnh Ninh Thuận đang triển khai nhiều kế hoạch bảo vệ nguồn nước để thúc đẩy phát triển bền vững. Các biện pháp bảo vệ nguồn nước không chỉ đảm bảo cung cấp nguồn nước sạch cho dân cư mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế phát triển, như nông nghiệp, du lịch và công nghiệp...

Trong đó, địa phương này ưu tiên phân bổ nguồn nước cho các ngành sử dụng nước trong kỳ quy hoạch được sắp xếp từ cao đến thấp cụ thể như sau: Sinh hoạt; Công nghiệp; Du lịch, dịch vụ; Nông nghiệp; Thủy sản Trong điều kiện bình thường: Đảm bảo đủ nhu cầu sử dụng nước cho mục đích sinh hoạt, nước cho sản xuất công nghiệp, cho cấp nước tưới và đảm bảo dòng chảy tối thiểu trên các sông. Hạn chế và giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm, cạn kiệt nguồn nước Trong điều kiện xảy ra hạn hán, thiếu nước: Đảm bảo đủ 100% nhu cầu sử dụng nước cho mục đích sinh hoạt, còn lại cho mục đích sản xuất công nghiệp, cho cấp nước tưới và đảm bảo dòng chảy tối thiểu trên các sông. Hạn chế và giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm, cạn kiệt nguồn nước

Thực hiện Luật Tài nguyên nước, tỉnh Ninh Thuận đã phê duyệt “Danh mục khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh” để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, hạn chế tình trạng suy thoái, ô nhiễm nguồn nước trên địa bàn. Đồng thời, giao cơ quan chức năng thực hiện nhiệm vụ điều tra, đánh giá hiện trạng xả nước thải vào nguồn nước; thống kê các nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt trên địa bàn. Cùng đó, triển khai kế hoạch quan trắc môi trường, thường xuyên lấy mẫu nước tại các sông, suối trên địa bàn tỉnh để kiểm tra, phát hiện những bất thường, thay đổi về các yếu tố như độ pH, oxy hòa tan, nhiệt độ, độ trong... để có những dự báo và khuyến cáo kịp thời.

Để giảm thiểu và xử lý ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận vừa có Quyết định số 26/QĐ-UBND về việc phê duyệt Danh mục và Bản đồ phân vùng hạn chế khai thác nước dưới đất vùng ven biển có tổng diện tích 367,12km2 với 388 vùng hạn chế được phân bố tại 46 xã, phường, thị trấn.

Theo đó, Vùng hạn chế 1: Thực hiện đối với những khu vực nước dưới đất bị nhiễm mặn với hàm lượng Tổng chất rắn hòa tan (TDS) từ 1.500 mg/l trở lên và khu vực liền kề; khu vực có giếng khai thác nước dưới đất bị ô nhiễm, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và sinh vật mà chưa có giải pháp công nghệ để xử lý để bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt và khu vực liền kề; khu vực có nghĩa trang tập trung và khu vực liền kề. Tổng diện tích 87,17km2 với 90 vùng hạn chế 1.

Vùng hạn chế 3: Thực hiện đối với các khu vực đã được được đấu nối với hệ thống cấp nước tập trung, bảo đảm nhu cầu sử dụng nước cả về thời gian, lưu lượng và chất lượng nước phù hợp với mục đích sử dụng nước; các khu vực chưa được đấu nối nhưng có điểm đấu nối liền kề của hệ thống cấp nước tập trung và sẵn sàng để cung cấp nước sạch, bảo đảm nhu cầu sử dụng nước cả về thời gian, lưu lượng và chất lượng nước phù hợp với mục đích sử dụng nước. Tổng diện tích 64,74km2 với 68 vùng hạn chế 3. Vùng hạn chế hỗn hợp: Là phần diện tích chồng lấn của vùng hạn chế 1 và vùng hạn chế 3. Tổng diện tích 215,21km2 với 230 vùng hạn chế hỗn hợp.

Việc khai thác nguồn nước cho sản xuất, sinh hoạt trên địa bàn tỉnh phải đảm bảo hợp lý, gắn với bảo vệ nguồn nước. Ảnh: CT. 

Tỉnh Ninh Thuận đang tập trung vào việc thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế thân thiện với môi trường, phát triển đi đôi với bảo vệ tài nguyên, môi trường, tiết kiệm tài nguyên nước. Cải thiện chất lượng nước, khắc phục tình trạng ô nhiễm tại các đoạn sông, nguồn nước nội tỉnh hiện đang bị ô nhiễm hoặc chưa đáp ứng được mục đích sử dụng đề ra; duy trì, bảo vệ chất lượng nước mặt chưa bị ô nhiễm để bảo đảm đáp ứng được mục tiêu chất lượng nước trong kỳ quy hoạch;

Kiểm soát hiệu quả các nguồn thải hiện có và các nguồn thải mới phát sinh trong kỳ quy hoạch: Nước thải công nghiệp, sinh hoạt, y tế...và các loại nước thải khác được thu gom và xử lý đạt quy chuẩn hiện hành tương đương với chất lượng nước thải thải ra nguồn tiếp nhận dùng cho mục đích sinh hoạt; Phục hồi nguồn nước dưới đất bị suy thoái cạn kiệt, đảm bảo trạng thái tự nhiên của tầng chứa nước.

Trong giai đoạn tiếp theo xem xét giải pháp bổ sung nhân tạo nước dưới đất nhằm ổn định trữ lượng khai thác. Đối với các xã đặc biệt khan hiếm nước theo chương trình 264 - Chương trình điều tra, tìm kiếm nước dưới đất để cung cấp nước sinh hoạt ở các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước. Dự án 1: Dự án Thu trữ nước dưới đất để phát triển nông lâm nghiệp nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh bền vững trên vùng đất khô hạn ven biển Ninh Thuận.

Dự án 2: Hệ thống thủy lâm kết hợp để phòng chống hoang mạc hóa và thích ứng biến đổi khí hậu trên địa bàn huyện Ninh Phước và huyện Thuận nam, tỉnh Ninh Thuận. Dự án 3: Xây dựng kịch bản hạn hán và các khung phương án ứng phó cụ thể cho các ngành sử dụng nước trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận trong thời kì quy hoạch để hỗ trợ các nhà quản lý trong công tác điều hành đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Tại tỉnh Ninh Thuận, từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh này hầu như không mưa, ngày nắng kéo dài làm cho một lượng lớn nước mặt tích trữ trong các ruộng, kênh, sông, hồ bị bốc hơi. Một số sông suối, ao hồ dần cạn, có nơi trơ đáy, cỏ dại cũng từ màu xanh chuyển sang vàng sạm, bạc trắng, cuộc sống của người dân đảo lộn. Theo báo cáo của Công ty TNHH Một thành viên Khai thác các công trình thủy lợi Ninh Thuận, tính đến sáng 9/5/2024, dung tích tại 23 hồ chứa nước trên toàn tỉnh còn khoảng 150 triệu m3/417 triệu m3 tổng dung tích thiết kế. Hiện, hồ CK7 và Ông Kinh đã hết nước; các hồ Sông Biêu, Suối Lớn, Tân Giang và Bầu Ngứ đã xuống mực nước chết; dự báo hồ Lanh Ra và Bầu Zôn sẽ hạ thấp đến mực nước chết trong tuần tới.

Thời gian tới nếu thời tiết không có mưa, gần 5.300 hộ với trên 17.500 nhân khẩu đang sinh sống tại 6 khu vực của Nhà máy cấp nước Cầu Gãy - Vĩnh Hy (huyện Ninh Hải); Nhà máy cấp nước Hòa Sơn; Nhà máy cấp nước xã Ma Nới (huyện Ninh Sơn); Nhà máy cấp nước Ma Lâm; Nhà máy cấp nước Phước Bình (huyện Bác Ái); Nhà máy cấp nước Tập Lá (huyện Thuận Bắc) sẽ thiếu nước sinh hoạt.

Có thể thấy, việc bảo vệ nguồn nước không chỉ đảm bảo nguồn sống cho cộng đồng hiện tại mà còn là nền tảng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững trong tương lai của tỉnh. Chính sách và biện pháp bảo vệ nguồn nước hiện đang được tỉnh Ninh Thuận thực hiện đồng thời với việc khuyến khích sự tham gia của cộng đồng và doanh nghiệp trong việc bảo vệ và sử dụng nguồn nước một cách toàn diện, đồng bộ và bền vững.

 

 

Thanh Nga 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline