Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 27/04/2024 17:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 27/04/2024

Khai thác hiệu quả giá trị tài nguyên tại Vườn quốc gia Pù Mát

Thứ ba, 26/03/2024 08:03

TMO - Việc nghiên cứu, xác định lượng giá dịch vụ hệ sinh thái tại Vườn quốc gia Pù Mát (Nghệ An) đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút các nguồn lực bảo tồn đa dạng sinh học, tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng, dân cư tham gia bảo tồn hệ sinh thái, môi trường tự nhiên.

Vườn quốc gia Pù Mát nằm trên địa bàn tỉnh Nghệ An, phía Đông của dãy Trường Sơn giáp Lào. Vườn Quốc gia Pù Mát được thành lập nhằm bảo tồn hệ sinh thái thuộc kiểu rừng nhiệt đới vùng Bắc Trường Sơn; bảo tồn các loài động, thực vật đang có nguy cơ tuyệt chủng; tăng cường chức năng phòng hộ đầu nguồn cho hệ thống sông Cả để phục vụ trực tiếp cho đời sống và sản xuất của cộng đồng dân cư trong khu vực; phát triển du lịch sinh thái cộng đồng, tạo điều kiện để người dân bản địa có thêm thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo. Đồng thời, nâng cao nhận thức về bảo vệ tài nguyên, môi trường; thu hút các nguồn tài trợ quốc tế phục vụ cho mục đích bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học...

Vườn quốc gia Pù Mát là một trong những Vườn quốc gia tiêu biểu của Việt Nam, có nguồn tài nguyên tự nhiên phong phú, nhiều nguồn gen động, thực vật quý hiếm và chứa đựng nét văn hóa bản địa đặc sắc. Có sự đa dạng về sinh học với 2.494 loài của 202 họ đã được điều tra, định danh. Có 70 loài quý hiếm trong Sách Đỏ Việt Nam. Về động vật, nơi đây là hệ sinh thái quan trọng để bảo vệ 132 loài thú, 361 loài chim, 55 loài bò sát, ếch, nhái và 1.084 loài côn trùng. Trong đó, có rất nhiều loài quý hiếm được ưu tiên bảo tồn.

VQG Pù Mát sở hữu hệ sinh thái rừng và đa dạng sinh học nổi bật. 

Mặc dù có vai trò to lớn nhưng các giá trị của hệ sinh thái rừng và đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Pù Mát vẫn chưa được đánh giá đầy đủ. Bên cạnh đó, đa dạng sinh học của Vườn quốc gia đã và đang có nguy cơ bị suy giảm bởi các hoạt động khai thác, săn bắt, bẫy bắt bất hợp pháp của người dân.

Từ thực trạng này, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã phối hợp với đơn vị chuyên môn thực hiện nghiên cứu “Lượng giá dịch vụ hệ sinh thái Vườn quốc gia Pù Mát”. Nghiên cứu nhằm xác định rõ những đóng góp về mặt kinh tế của Vườn quốc gia Pù Mát cung cấp, hỗ trợ các nhà hoạch định trong quá trình xây dựng các chính sách của địa phương nhằm bảo tồn và khai thác bền vững tài nguyên rừng.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, VQG Pù Mát có đóng góp rất lớn cho con người, nền kinh tế và môi trường của tỉnh Nghệ An. Tổng giá trị kinh tế của một số loại dịch vụ hệ sinh thái ước đạt 12.813,36 tỷ đồng. Khu vực có tổng giá trị cao nhất tập trung chủ yếu ở vùng lõi của vườn quốc gia, với mức giá trị 75-85 triệu đồng/ha. Tổng giá trị nhóm dịch vụ cung cấp, dịch vụ văn hóa của Vườn quốc gia đạt mức 90,67 tỷ đồng/năm (trung bình 0,5 triệu đồng/ha, đạt 0,71% tổng giá trị).

Trong đó, giá trị gỗ và măng rừng đạt 3,96 tỷ đồng/năm, du lịch đạt 86,7 tỷ đồng/năm. Giá trị nhóm dịch vụ điều tiết của VQG là 12.722,7 tỷ đồng (trung bình 69,85 triệu đồng/ha, tỷ lệ đạt 99.29% tổng giá trị). Trong đó, giá trị lưu trữ các-bon là 11.059,7 tỷ đồng (trung bình 60.72 triệu đồng/ha), giá trị điều tiết nước cho sản xuất thủy điện là 1.663 tỷ đồng, chiếm 12,98% tổng giá trị kinh tế của VQG. Nhóm nghiên cứu đã khảo sát, lượng giá được giá trị gỗ (từ rừng trồng sản xuất) của VQG Pù Mát ước tính trung bình khoảng 0,868 triệu đồng/ha. Khu vực đủ điều kiện khai thác trong thời gian thực hiện nghiên cứu là 614,141 ha. Như vậy, tổng giá trị gỗ từ rừng trồng sản xuất tại Vườn quốc gia tương ứng là 533,074 triệu đồng.

Bên cạnh đó, măng rừng cũng là một trong những lâm sản ngoài gỗ tiêu biểu tại VQG Pù Mát. Măng tre, nứa tự nhiên trong rừng vừa là nguồn thực phẩm quan trọng của người dân địa phương, vừa tạo nguồn thu nhập bổ sung, tạo việc làm cho phụ nữ, thanh niên dân tộc. Kết quả khảo sát cho thấy có tới 51,9% các hộ gia đình được khảo sát có vào rừng khai thác măng. Thu nhập bình quân của một hộ gia đình khi tham gia khai thác măng là 4,450 triệu đồng/năm.

Giá trị tài nguyên được xác định tại VQG Pù Mát góp phần thu hút các nguồn lực bảo tồn đa dạng sinh học, tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng. 

Kết quả lượng giá chi tiết giá trị lưu trữ các-bon của VQG Pù Mát cho thấy, tổng lượng các-bon lưu trữ là 26,227 triệu tấn, tương ứng với tổng lượng CO2 đã được hấp thụ là 96,167 triệu tấn. Ước tính giá trị lưu trữ các-bon của VQG lên đến 11.059,22 tỷ đồng. Tổng giá trị điện thương phẩm tạo ra ở khu vực VQG Pù Mát là 1.663 tỷ đồng/năm. Tổng giá trị dịch vụ môi trường rừng theo mức chi trả tối thiểu tính được trong khu vực VQG Pù Mát là 53,93 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, trên thực tế các nhà máy thủy điện chi trả cho khu vực là 3 tỷ đồng/năm.

Thời gian tới, UBND tỉnh Nghệ An  các sở cần có chính sách tạo điều kiện cho các khu rừng đặc dụng thực hiện các chương trình, đề tài điều tra, nguyên cứu về bảo tồn đa dạng sinh học từ nguồn ngân sách bảo vệ môi trường do Sở Tài nguyên và Môi trường phụ trách, đề tài nghiên cứu khoa học do Sở Khoa học và Công nghệ phụ trách; mở rộng đối tượng tham gia thực hiện đề án bảo tồn nguồn gen của tỉnh Nghệ An.

UBND tỉnh cần ban hành quy định về điều kiện cho phép các đoàn nước ngoài vào công tác tại các địa bàn thuộc vùng biên giới trên cơ sở đơn giản hóa các thủ tục cấp phép. Cần xây dựng một chính sách đảm bảo tài chính hoạt động ổn định cho các chủ rừng thực hiện các nhiệm vụ bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng. Đặc biệt, cần mạnh dạn thí điểm những cơ chế tài chính dựa vào thị trường mới, như: đền bù sinh thái, bồi hoàn đa dạng sinh học và tín dụng đa dạng sinh học để huy động nguồn lực của xã hội cho công tác bảo tồn, tăng cường sinh kế bền vững cho người dân để giữ rừng, giữ những giá trị cho nhân loại.

Xây dựng về thể chế hóa cơ chế đồng quản lý và chia sẻ lợi ích từ rừng và bảo vệ rừng; nghiên cứu và tìm hiểu khả năng thúc đẩy, chuyển hướng hệ thống bảo vệ rừng dựa vào hộ gia đình sang hệ thống quản lý, bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng; xây dựng hệ thống bảo vệ động vật hoang dã dựa vào cộng đồng và xây dựng và vận hành mạng lưới theo dõi/giám sát việc chặt cây trái phép tại địa phương.

 

 

Mạnh Dũng 

 

 

 

 

  

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline