Hotline: 0941068156

Thứ hai, 29/04/2024 00:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 29/04/2024

Khai thác hiệu quả dữ liệu cơ sở đất đai

Thứ bảy, 05/08/2023 06:08

TMO - Cục Đăng ký và Dự liệu thông tin đất đai cho biết, 6 tháng đầu năm 2023 tất cả 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã và đang triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai (CSDL) với 450/705 đơn vị cấp huyện...

Theo đó, toàn bộ 231/231 huyện của 28 tỉnh, thành phố thuộc Dự án tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai vay vốn ngân hàng Thế giới (Dự án VILG) đã hoàn thành CSDL đất đai với đầy đủ 4 thành phần (CSDL địa chính, CSDL thống kê kiểm kê đất đai, CSDL quy hoạch kế hoạch sử dụng đất và CSDL giá đất).

Đối với các tỉnh, thành phố ngoài dự án VILG, có 219/705 đơn vị cấp huyện thuộc 35 tỉnh, thành phố huyện đã hoàn thành CSDL địa chính. (trong đó có 85 huyện thực hiện quy trình chuyển đổi cơ sở dữ liệu địa chính trong dự án VILG).Về phía Trung ương đã vận hành 04 khối dữ liệu đất đai, gồm: Dữ liệu Thống kê, kiểm kê đất đai; Dữ liệu Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Dữ liệu Giá đất; Dữ liệu điều tra cơ bản về đất đai. 

Bên cạnh đó, cả nước đã có 34 tỉnh, thành phố kết nối, liên thông trao đổi thông tin đất đai giữa Cơ quan đăng ký đất đai với Cơ quan thuế. Đã kết nối, chia sẻ CSDLĐĐ quốc gia với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư tại 60/63 tỉnh, thành phố (với dữ liệu của 405/705 đơn vị cấp huyện, 5.230/10.599 đơn vị cấp xã.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về chuyển đổi số trong lĩnh vực đất đai, đến nay đã tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trên Cổng Dịch vụ công quốc gia đối với thủ tục “Đăng ký biến động về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất do thay đổi thông tin về người được cấp Giấy chứng nhận”.

6 tháng đầu năm 2023 tất cả 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã và đang triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai (CSDL). 

Đến nay, đã có 63/63 tỉnh, thành phố triển khai, phát sinh 10.447 hồ sơ. Về tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến Theo danh mục được phê duyệt tại Quyết định số 422/QĐ-TTg về phê duyệt Danh mục dịch vụ công trực tuyến tích hợp, cung cấp trên Cổng dịch vụ công quốc gia năm 2022, đến nay, đã xây dựng, triển khai tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tập trung của Bộ cho 43/63 tỉnh, thành phố triển khai, phát sinh 5.902 hồ sơ.

Về xây dựng hệ thống thông tin đất đai đa mục tiêu (MPLIS), Cục đã phối hợp với Cục Chuyển đổi số và Thông tin dữ liệu tài nguyên môi trường tham mưu, trình Lãnh đạo Bộ ký ban hành Quyết định số 1024/QĐ-BTNMT ngày 25/4/2023 về việc phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án “Xây dựng, hoàn thiện Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường (Giai đoạn I)”.

Ngoài ra, phối hợp với Cục Chuyển đổi số và Thông tin dữ liệu tài nguyên môi trường xây dựng Quy trình làm điểm việc làm giàu, làm sạch dữ liệu về đất đai, thông tin nhà ở trong cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia, hiện làm điểm tại Thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Nam.

Theo Bộ TN&MT, ngày 30/5/2016, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai”, vay vốn Ngân hàng thế giới với thời gian thực hiện từ năm 2017 đến hết năm 2021. Do yêu cầu mới của công tác xây dựng hệ thống thông tin và trên cơ sở đề nghị của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham gia dự án, ngày 20/12/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2139/QĐ-TTg về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Dự án VILG, gia hạn thời gian thực hiện đến ngày 30/6/2023.

Thời gian qua, Dự án đã có những đóng góp đáng kể vào công tác quản lý nhà nước về đất đai và xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai. Dự án đã có nhiều chuyển biến tích cực đối với các hoạt động tại Trung ương và địa phương (công tác giải ngân, đấu thầu, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số …).

Bước đầu, dự án đã tích hợp cơ sở dữ liệu đất đai của các tỉnh lên cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia và vận hành theo mô hình tập trung, thống nhất; kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; kết nối liên thông cơ sở dữ liệu đất đai với cơ quan thuế và hệ thống một cửa hành chính công góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số của địa phương, từng bước chuyển đổi dịch vụ công đất đai từ trực tiếp sang trực tuyến, giúp cắt giảm thủ tục hành chính, giảm thời gian giải quyết.

 

 

TN 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline