Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 28/09/2024 07:09

Tin nóng

Hải Phòng: Cây thị gần 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

An Giang: Cây gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thị và mù u cổ thụ ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 28/09/2024

Khai thác giá trị di sản văn hóa trong phát triển du lịch

Thứ hai, 23/09/2024 07:09

TMO - Thừa Thiên-Huế là địa phương trọng điểm trên bản đồ du lịch Việt Nam với thế mạnh về du lịch văn hóa, di sản. Năm 2025, Thừa Thiên-Huế đăng cai tổ chức Năm Du lịch Quốc gia.

Tỉnh Thừa Thiên-Huế là địa phương duy nhất ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á có 7 di sản được UNESCO ghi danh. Trong đó, 5 di sản của riêng Huế (Quần thể Di tích Cố đô Huế (Di sản vật thể), Nhã nhạc - Âm nhạc cung đình Việt Nam (Di sản phi vật thể), 3 Di sản tư liệu là Mộc bản triều Nguyễn, Châu bản triều Nguyễn, Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế. Hai Di sản phi vật thể chung với các địa phương khác là Nghệ thuật Bài Chòi Trung bộ Việt Nam và Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt.

Thời gian qua, việc triển khai các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản theo đúng Chương trình hành động quốc gia mà Chính phủ Việt Nam đã cam kết với UNESCO (đối với các di sản được đưa vào các Danh sách của UNESCO) và các biện pháp bảo vệ được ghi trong hồ sơ khoa học (đối với các di sản được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia) được địa phương này chú trọng. 

Nhận thức rõ những tiềm năng, lợi thế riêng có, trong những năm qua, Thừa Thiên-Huế luôn ý thức sâu sắc việc gìn giữ, bảo vệ và phát huy các giá trị, di sản văn hóa. Tỉnh đã tập trung nguồn lực đẩy mạnh công tác quy hoạch, trùng tu các di tích văn hóa, di tích lịch sử - cách mạng tiêu biểu; trùng tu các công trình tại Đại Nội như: Ngọ Môn, Cung Trường Sanh, Cung Diên Thọ, Lầu Tứ Phương Vô Sự, Điện Thái Hòa, Điện Kiến Trung; các điểm di tích thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế; Di tích Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại 112 Mai Thúc Loan và làng Dương Nỗ, di tích nhà lưu niệm cụ Phan Bội Châu; phối hợp với thành phố Đà Nẵng thực hiện dự án bảo tồn, tu bổ di tích Hải Vân Quan.

Tỉnh đã di chuyển các nhà máy, xí nghiệp, công sở ra khỏi khu vực Kinh thành; di dời dân cư sinh sống trên Thượng thành và tái định cư dân vạn đò sông Hương để bảo đảm tính nguyên vẹn của di sản. Đồng thời, đẩy mạnh công tác đầu tư cơ sở vật chất, phục vụ du lịch. Hỗ trợ và tạo điều kiện hoàn chỉnh hệ thống bảo tàng, làm phong phú hóa các thiết chế văn hóa của Cố đô Huế... 

Thừa Thiên-Huế phát huy hiệu quả tài nguyên di sản văn hóa trong phát triển du lịch. 

Đến nay, nhiều loại hình nghệ thuật diễn xướng, nhiều lễ hội văn hóa đặc sắc đã được sưu tầm, nghiên cứu, phục dựng thành công. Tỉnh đã tổ chức thành công các kỳ Festival Huế với quy mô quốc tế, góp phần nâng cao vị trí về chính trị, văn hóa và du lịch, thúc đẩy mở rộng quan hệ ngoại giao và hợp tác quốc tế, nâng cao vị thế văn hóa Việt Nam, văn hóa Huế ở khu vực và quốc tế. Quần thể di tích Cố đô Huế được khai thác ngày càng hiệu quả. Tỉnh đang tập trung xây dựng Huế thành Kinh đô Ẩm thực, Kinh đô Áo dài Việt Nam; nâng cao chất lượng dịch vụ Ca Huế; triển khai thực hiện Đề án Festival bốn mùa. Đồng thời, phát huy giá trị phố cổ, đô thị cổ, nhà rường, nhà vườn, làng cổ gắn với bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống. 

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh cho biết, bên cạnh công tác bảo tồn, việc khai thác và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh đã tập trung gắn liền với các di tích thuộc quần thể di tích Cố đô Huế. Công tác truyền thông, quảng bá di sản văn hóa và định hướng khai thác các loại hình dịch vụ trong thời gian qua đã được chú trọng và thường xuyên đổi mới để đảm bảo phù hợp với điều kiện cụ thể tại từng điểm di tích, cụm di tích để nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như chất lượng phục vụ khách du lịch.

Địa phương cũng đã tiến hành nghiên cứu, xây dựng thêm các tour tuyến du lịch mới, hấp dẫn (cảnh quan môi trường, tâm linh...) như: cụm di tích lăng vua Gia Long và lăng mộ các chúa Nguyễn; kết hợp tuyến du lịch Đồi Vọng Cảnh – lăng vua Tự Đức - lăng vua Đồng Khánh… giới thiệu đến với các hãng lữ hành, khách sạn để du khách được tiếp cận, nhằm thu hút du khách đến tham quan du lịch nhiều hơn; xây dựng các lộ trình thuyết minh tại các điểm di sản văn hóa Huế của "chương trình di sản học đường" cho học sinh các cấp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế. Tổ chức các hoạt động sinh hoạt giáo dục dành cho học sinh, sinh viên thuộc chương trình Di sản học đường tại các điểm di tích. Giới thiệu đến du khách về việc sử dụng điện thoại thông minh quét mã QR ở các điểm di tích để tham khảo nội dung giới thiệu của các điểm di tích…

Nghị quyết số 54-NQ/TW, ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên-Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nhấn mạnh quan điểm xây dựng và phát triển Thừa Thiên-Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh…

Xác định du lịch là một trong những cực tăng trưởng khu vực Bắc miền Trung, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã chủ động liên kết trong phát triển du lịch với Nghệ An, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Bình, Quảng Trị… Việc liên kết này tạo nên một cung đường, nhiều điểm đến, đặc biệt là sản phẩm du lịch được phát triển phong phú, đa dạng theo hướng con đường di sản.  

Thừa Thiên-Huế là một vùng đất có nhiều nguồn lực và tiềm năng đã và đang thu hút đầu tư phát triển kinh tế, du lịch...Thời gian qua, công tác bảo tồn, trùng tu di tích đã đem lại những hiệu quả tích cực về mặt kinh tế - xã hội, góp phần quan trọng trong việc chỉnh trang diện mạo đô thị và khu dân cư, thu hút khách đến Huế, làm tăng các nguồn doanh thu du lịch và dịch vụ. Các loại hình di sản văn hóa cũng đóng vai trò trung tâm trong các hoạt động và sự kiện văn hóa vùng đất Cố đô Huế, góp phần quảng bá hình ảnh Thừa Thiên-Huế đến với du khách trong và ngoài nước.

Năm 2025, Thừa Thiên-Huế đăng cai tổ chức Năm Du lịch Quốc gia.

Những giá trị văn hóa, cảnh quan, kiến trúc đã tạo nên thương hiệu du lịch Huế - một trọng điểm trên bản đồ du lịch quốc gia. Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, với nguồn tài nguyên phong phú và hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch phát triển, việc chọn Thừa Thiên-Huế là địa phương đăng cai tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2025 là rất phù hợp.

Việc đăng cai tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2025 cũng đặt ra cho tỉnh Thừa Thiên-Huế những mục tiêu cao hơn. Nổi bật trong đó có việc xây dựng sản phẩm du lịch đặc sắc hơn nữa, bổ sung nhiều không gian trải nghiệm cho du khách, đẩy mạnh quảng bá thương hiệu và thu hút các dòng khách du lịch đến Huế. Lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên-Huếcho biết: Việc đăng cai tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2025 sẽ là điểm nhấn quan trọng cho dấu mốc lịch sử của địa phương. Để nhanh chóng chuẩn bị cho sự kiện quan trọng này, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành xây dựng Đề án tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2025.

Năm Du lịch Quốc gia - Huế 2025 sẽ là sự kiện văn hóa, kinh tế, xã hội và du lịch tiêu biểu quy mô quốc gia, vươn tầm quốc tế kết hợp với Festival Huế 2025. Các sự kiện, hoạt động chính dự kiến được tổ chức tập trung tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Theo kế hoạch, có khoảng 62 hoạt động tỉnh Thừa Thiên Huế chủ trì tổ chức. Nhiều hoạt động đáng chú ý như: Công bố Festival Huế 2025; Chương trình nghệ thuật tái hiện “Lễ Ban Sóc triều Nguyễn theo hình thức sân khấu hóa”; Đón Tết hoàng cung; Huế Symphony/Bản giao hưởng Huế; Ngày hội Huế - Kinh đô ẩm thực; Ngày hội Sen Huế 2025; Chương trình nghệ thuật Áo dài Huế…

Việc tổ chức Năm Du lịch quốc gia sẽ mang lại những tác động tích cực, tạo bước tăng trưởng vượt bậc cho các địa phương. Theo đó, ngành du lịch Thừa Thiên-Huế cần có sự đổi mới, sáng tạo về ý tưởng, chủ đề cũng như các triển khai các hoạt động trong Năm Du lịch Quốc gia 2025.

 

Thu Hương 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline