Hotline: 0941068156

Thứ ba, 13/05/2025 13:05

Tin nóng

Quyết liệt triển khai Kết luận của Trung ương về ứng phó BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Đề xuất áp dụng quy chuẩn khí thải trước tại những nơi có nguy cơ ô nhiễm cao

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 13/05/2025

Khai thác bền vững tài nguyên tại Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng

Thứ hai, 24/04/2023 12:04

TMO - Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng nằm trên địa bàn huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang được đánh giá là một trong những nơi bảo tồn đa dạng sinh học thuộc dạng độc đáo nhất cả nước hiện nay, đồng thời cũng là "lá phổi xanh" của đồng bằng sông Cửu Long.

Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng có diện tích khoảng 2.800 ha, là nơi bảo tồn hơn 330 loài thực vật và 206 loài động vật, trong đó có một số động vật có tên trong Sách Đỏ Việt Nam và thế giới. Năm 2021, UBND tỉnh Hậu Giang phê duyệt phương án sử dụng đất của Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, sau khi bàn giao diện tích 38,5 ha cho địa phương quản lý, diện tích còn lại Khu đang quản lý là 2.762 ha (gồm 3 phân khu: phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là 1.001 ha; phân khu phục hồi sinh thái 929 ha; phân khu dịch vụ hành chính 832 ha). 

Khu BTTN Lung Ngọc Hoàng là một trong những nơi bảo tồn đa dạng sinh học bậc nhất nước ta.  

Đây là khu đất ngập nước tiêu biểu của vùng Tây Sông Hậu, là nơi bảo tồn sinh cảnh tự nhiên tiêu biểu, độc đáo, sự đa dạng sinh học, nơi cư trú của các loài sinh vật bản địa, của các loài động, thực vật đặc hữu, quý hiếm. Trong đó, có các loài chim quý hiếm là bạc má, cà cuốc, cò ốc, giang sen, cò lạo xám... và các loài thú như: dơi chó, rái móng, chồn mực, cáo mèo… cùng các loài quý hiếm khác như: càng đước, cua đinh, rùa vàng, ếch giun…

Lung Ngọc Hoàng có ba khu vực sinh thái rõ rệt: Khu Bảo vệ nghiêm ngặt là vùng lõi của Lung Ngọc Hoàng, cảnh quan còn hoang sơ, giàu đa dạng sinh học, nơi  bảo tồn nguồn gien (gène) thực vật, động vật hoang dã đặc hữu theo diễn thế tự nhiên, hạn chế tối đa sự tác động của con người; với Lung Ba Đìa, Lung Sen, địa điểm sinh sống. làm tổ của các loài chim hoang dã, động vật rừng, thủy sinh, thủy sản bản địa.

Khu Phục hồi sinh thái, dành cho việc thực nghiệm, phục hồi hệ sinh thái đầm lầy với các loài cây Gáo, Trâm, Còng, Ô môi, Đủng đỉnh … đã sưu tập được nhiều cây dược liệu quý, hiếm (thuốc Nam); đặc biệt, còn tồn tại 0,4 ha rừng Tràm 40 năm tuổi với cảnh quan thiên nhiên độc đáo, ghi nhận dấu vết hoạt động của nhiều cá thể Trăn, Nưa quý hiếm và không gian thú vị với hàng trăm Tổ ong mật đóng kèo rải rác trong rừng Tràm. 

Trong chuyến khảo sát thực địa tại Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng (tháng 7/2022), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng là tài sản quý hiếm của tỉnh Hậu Giang nói riêng và vùng ĐBSCL nói chung; không những có giá trị về mặt sinh thái, thiên nhiên mà còn gắn với lịch sử, truyền thống đấu tranh cách mạng hào hùng; là vùng căn cứ cách mạng của tỉnh. Do đó, cần giữ gìn, bảo vệ rừng nguyên sinh, môi trường rừng nghiêm ngặt, khoa học, hiệu quả. 

Trước đề xuất của tỉnh Hậu Giang quy hoạch nơi đây thành Khu du lịch sinh thái quốc gia trong đó thực hiện nhiệm vụ vừa phát triển kinh tế-xã hội vừa đảm bảo sinh thái và rừng đặc dụng, Thủ tướng đề nghị tỉnh tìm nhà đầu tư có tiềm lực, kinh nghiệm để phát huy, khai thác các yếu tố tự nhiên của Khu bảo tồn nhằm phát triển du lịch sinh thái tại các khu vực theo quy định của pháp luật. Chính quyền các cấp vận động nhân dân tham gia làm tốt công tác bảo tồn hệ sinh thái, bảo vệ các loài động thực vật quý hiếm trong khu vực. Đồng thời, việc phát triển du lịch và các hoạt động kinh tế - xã hội cần theo hướng sinh thái, xanh, bền vững, bảo vệ nghiêm ngặt, bảo tồn nguyên vẹn vùng lõi Khu bảo tồn theo đúng quy định, giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực của con người tới thiên nhiên và hệ sinh thái nơi đây. 

Phát triển du lịch sinh thái tại Khu BTTN cần gắn chặt với tiêu bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học. 

Trước đó, UBND tỉnh Hậu Giang đã phê duyệt Đề án phát triển du lịch tỉnh Hậu Giang giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng được xác định là trung tâm du lịch lớn nhất của tỉnh và có khả năng trở thành khu du lịch quốc gia giai đoạn đến năm 2030. Với mục tiêu bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học gắn với việc khai thác tiềm năng môi trường sinh thái tự nhiên của rừng đặc dụng một cách hợp lý để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái và giáo dục môi trường tại Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng. 

Từng bước hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, thiết lập các tuyến du lịch sinh thái, tạo dựng các điểm đến hấp dẫn làm cơ sở đưa Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng là trung tâm du lịch lớn của Tỉnh, là khu du lịch quốc gia giai đoạn đến năm 2030. Bên cạnh đó, Đề án được phê duyệt sẽ là tiền đề để các tổ chức, cá nhân có nhu cầu thuê môi trường rừng của Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng lập dự án đầu tư du lịch sinh thái kết hợp bảo vệ, phát triển rừng và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên đảm bảo phù hợp các quy định của pháp luật. 

Đề án còn chú trọng giáo dục cho mọi người ý thức bảo vệ môi trường; thực hiện chính sách chia sẻ lợi ích đối với người dân địa phương, gắn với phát triển du lịch sinh thái, tạo việc làm, chuyển đổi ngành nghề cho người dân vùng đệm thông qua các dự án phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn. Nâng cao hiệu quả quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.  

Đề án nêu rõ các sản phẩm du lịch được định hướng phát triển rất cụ thể, bao gồm sản phẩm theo hướng truyền thống (Du lịch sinh thái, khám phá thiên nhiên gắn với hệ động thực vật; Du lịch vui chơi giải trí; Du lịch gắn với bản sắc địa phương; Ẩm thực, mua bán sản phẩm lưu niệm,…) và các sản phẩm theo hướng độc đáo (Du lịch “con đường Tràm”; Du lịch trải nghiệm, khám phá “thuần thiên nhiên”; Du lịch nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường; Du lịch trải nghiệm kết hợp dịch vụ sản xuất; Du lịch trải nghiệm, mạo hiểm...).

 

 

Mai Hoa 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline