Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 17/05/2025 12:05

Tin nóng

Lai Châu: Sạt lở nghiêm trọng tại công trường thủy điện khiến nhiều người thương vong

3 trụ cột chính trong quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan: Thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước lên tầm cao mới

Thêm 40 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mở đợt cao điểm truy quét buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng

Đề xuất lộ trình áp dụng quy chuẩn khí thải xe mô tô, xe gắn máy

Quyết liệt triển khai Kết luận của Trung ương về ứng phó BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Đề xuất áp dụng quy chuẩn khí thải trước tại những nơi có nguy cơ ô nhiễm cao

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Thứ bảy, 17/05/2025

Khắc phục tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở vùng cao

Thứ bảy, 17/05/2025 06:05

TMO - Huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) đang triển khai nhiều giải pháp nhằm khắc phục tình trạng thiếu nước sinh hoạt kéo dài tại các xã vùng cao. Chính quyền địa phương tập trung đầu tư công trình cấp nước, dẫn nguồn và hỗ trợ người dân trữ nước, đảm bảo nhu cầu tối thiểu cho Nhân dân nhất là trong cao điểm mùa khô.

Trước năm 2013 (thời điểm huyện chính thức được thành lập), hệ thống giao thông tại Nậm Pồ chủ yếu là các tuyến đường đất, nhỏ hẹp, dễ sạt lở vào mùa mưa và bụi mù vào mùa khô. Nhiều bản làng nằm cách xa trung tâm huyện, người dân đi lại chủ yếu bằng xe máy, thậm chí phải đi bộ hàng giờ qua các con dốc, khe suối.

Trong những năm qua, với quyết tâm chính trị cao và sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính quyền, địa phương này đã và đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ nhờ tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đặc biệt là đẩy mạnh công tác cải tạo, nâng cấp hệ thống nước sạch cho Nhân dân.

Thông tin từ Lãnh đạo UBND huyện Nậm Pồ, địa phương có biên giới dài, địa hình đồi núi chạy dài theo hướng Tây Bắc-Đông Nam, có xu hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam và nghiêng dần từ Tây sang Đông.

Xen kẽ giữa các dãy núi có các dạng địa hình thung lũng, sông suối, thềm bãi bồi phân bố rộng khắp trên địa bàn, nhưng diện tích nhỏ, hẹp làm ảnh hưởng khả năng giữ nước và tưới tiêu cho đất ruộng, hoa màu. Thực trạng địa hình khó giữ được nước đã gây ảnh hưởng sản xuất, đời sống của bà con Nhân dân các dân tộc, đặc biệt là người dân sống bằng sản xuất nông nghiệp, sống nhờ nương rẫy.

Mặt khác, Nậm Pồ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa khô (mùa đông) và mùa mưa (mùa hè). Mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, có gió mùa đông lạnh khô, chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng (gió Lào); ít mưa, chịu nhiều sương muối và rét hại gây bất lợi cho đời sống và sản xuất nông nghiệp.

Từ thực trạng khí hậu, thời tiết, địa hình ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất, đời sống nhân dân, đặc biệt là người dân sống bằng sản xuất nông nghiệp, nương rẫy… Vì thế, bên cạnh quan tâm phát triển hạ tầng nông thôn, các công trình giao thông, điện - đường - trường - trạm, huyện Nậm Pồ đã quan tâm huy động nguồn vốn, dành sự ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung đến từng bản, cụm dân cư; đồng thời hằng năm huyện bố trí nguồn kinh phí duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa hư hỏng tại các công trình.

Huyện Nậm Pồ đẩy mạnh nâng cấp, cải tạo hệ thống cấp nước sạch cho người dân. (Ảnh minh hoạ: ĐT). 

Lãnh đạo UBND huyện Nậm Pồ cho biết: Giai đoạn 2021 - 2025, trên địa bàn huyện thực hiện đầu tư 34 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung (tổng nguồn vốn là 103,26 tỷ đồng), nâng số công trình cấp nước trong toàn huyện lên 108công trình.

Để thực hiện tốt chủ trương nâng cao tỷ lệ người dân nông thôn được tiếp cận và sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, huyện Nậm Pồ đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ; đẩy mạnh việc tuyên truyền về nước sạch và vệ sinh môi trường; công tác quản lý vận hành công trình cấp nước nông thôn đượcquan tâm.

Hiện tại, toàn huyện có 15/15 xã đã thành lập tổ, hội dùng nước với tổngsố 218 thành viên trực tiếp quản lý, vận hành các công trình nước đã được đầu tư xây dựng tại địa bàn. Ngoài nhiệm vụ quản lý, vận hành, bảo dưỡng công trình, thành viên ban quản lý còn có trách nhiệm thực hiện bảo vệ các tác động bên ngoài gây ảnh hưởng đến nguồn nước, nguồn sinh thủy. Tại bản Mạy Hốc (xã Phìn Hồ), sau khi được đầu tư nâng cấp, sửa chữa, côngtrình nước sinh hoạt đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dân.

Nếu trước kia người dân phải dùng thùng, xô đi gùi nước ở những khe suối xa bản về để dùng thì hiện nay nướcđã được kéo về đến bản, phục vụ sinh hoạt và sản xuất cho nhân dân; đặc biệt nhờ có nguồn nước ổn định mà việc trồng trọt, chăn nuôi trở nên thuận lợi hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì hiện nay trong tổng số 108 công trình nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Nậm Pồ vẫn còn 3 công trình hoạt động kém hiệu quả; 13 công trình không hoạt động.

Đặc biệt, với những bản vùng cao địa hình hiểm trở, đồi núi dốc bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi cao, vực sâu, thườngxuyên xảy ra sạt lở đất đá, lũ ống, lũ quét làm thiệt hại, ảnh hưởng đến các công trình nước sinh hoạt. Một số công trình nước sinh hoạt tập trung nông thôn đã được đầu tư xây dựng từ nhiều năm trước nay đã hư hỏng, xuốngcấp, hết khấu hao; trong khi nguồn vốn duy tu, sửa chữa hạn hẹp.

Do đó công tác quản lý, khai thác, vận hành các công trình nước sinh hoạt sau đầu tư gặp nhiều khó khăn, hiệu quả chưa cao. Ý thức bảo vệ công trình, giữ gìn tài sản công cộng của người dân còn hạn chế. Để khắc phục tình trạng trên, huyện Nậm Pồ tiếp tục tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân trong bảo vệ công trình cấp nước sinh hoạt và huy động sức dân tham gia duy tu, sửa chữa,bảo dưỡng kịp thời khi công trình hư hỏng nhỏ.

Nậm Pồ hướng tới mục tiêu 100% người dân, đặc biệt là dân tộc thiểu số được sử dụng nước sạch, đảm bảo vệ sinh. 

Rà soát, kiện toàn tổ chức tổ cộng đồng quản lý, vận hành trên địa bàn các xã nhằm nâng cao năng lực quản lý, vận hành bền vững, đảm bảo cả về số lượng và chất lượng, nhất là các côngtrình đang giao cho cộng đồng thôn bản quản lý, vận hành. Huyện bố trí ngân sách đủ nguồn lực để hỗ trợ thực hiện đầ tư dự án cung cấp nước sạch cho vùng nông thôn trên địa bàn xã. Đối với những địa bàn doanh nghiệp, cá nhân tham gia đầu tư thì thực hiện theo hình thức xã hôị hóa; với các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng khan hiếm nước, vùng có điêùkiện kinh tế khó khăn thì bố trí nguồn ngân sách nhà nước đầu tư.

Mặt khác huy động, lồng ghép các nguồn lực, ưu tiên sử dụng kinh phí từ chương trình, dự án nguồn ngân sách và nguồn vốn của các tổ chức phi Chính phủ như: ODA, WB… cho nâng cấp, sửa chữa, cải tạo và mở rộng hệ thống công trình cấp nước nông thôn.

Không chỉ ở Nậm Pồ, hiện nay Điện Biên cũng đẩy mạnh triển khai nâng cấp, hoàn thiện hệ thống nước sạch trên toàn tỉnh. Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh có 1.048 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn và 9 công trình nước sạch đô thị.

Tại Quyết định số 1243/QĐ-UBND của UBND tỉnh Điện Biên, về Kế hoạch cấp nước an toàn giai đoạn 2021-2025 nêu rõ, mục tiêu cụ thể là huy động mọi nguồn lực thực hiện đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước đáp ứng tổng nhu cầu sử dụng nước ngày càng lớn đến năm 2025. Tỷ lệ dân số đô thị được cấp nước sạch trung bình đạt 100%. Tỷ lệ hệ thống cấp nước khu vực đô thị được lập và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đạt 75%.

Chất lượng nước đảm bảo quy chuẩn QCVN 01:2009/BYT, ban hành kèm theo Thông tư số 04/2009/TT-BYT ngày 17/6/2019 của Bộ Y tế được áp dụng cho đến khi ban hành Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

Trước đó, trong giai đoạn 2021 - 2024, toàn tỉnh đầu tư xây mới và nâng cấp 64 công trình, dự án cấp nước sinh hoạt với tổng mức đầu tư hơn 153 tỷ đồng. Các công trình nước sinh hoạt đã giải quyết vấn đề khó khăn về nước cho nhân dân, nhất là đối với khu vực vùng cao, vùng khó khăn; nâng cao chất lượng cuộc sống, sức khỏe nhân dân; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại cơ sở.

 

Nguyễn Quý

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline