Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 18/01/2025 17:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ bảy, 18/01/2025

Kết nối du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long với các tỉnh Tây Bắc

Thứ hai, 25/09/2023 07:09

TMO - Thời gian qua, hoạt động hợp tác, kết nối phát triển du lịch giữa các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và các địa phương vùng Tây Bắc đã có những bước tiến nhất định, góp phần kết nối, quảng bá tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong thu hút du khách.

Đồng bằng sông Cửu Long gồm 13 tỉnh, thành phố là một trong 7 vùng trọng điểm về du lịch trong cả nước, có hệ sinh thái du lịch đa dạng, đặc sắc với đặc trưng văn hóa tiêu biểu gắn với sông nước; nơi hội tựu của bốn dân tộc Kinh, Hoa, Chăm, Khmer với bề dày văn hóa tín ngưỡng, tâm linh, nhiều lễ hội lớn nhỏ trong năm và đa dạng về kiến trúc tôn giáo lâu đời gắn với lịch sử hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ.

Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ là vùng trọng điểm sản xuất lương thực quốc gia, trái cây, nuôi trồng, đánh bắt thủy, hai sản mà còn là một trong 7 vùng du lịch trọng điểm của cả nước. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có phong tục tập quán lâu đời, có nhiều di tích văn hóa-lịch sử, lễ hội và nét văn hóa đặc trưng, sinh hoạt cộng đồng của các dân tộc và nổi tiếng với nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ, ẩm thực dân gian...

Vùng ĐBSCL với những đặc trưng về văn hóa đang đẩy mạnh liên kết vùng trong đó có các tỉnh vùng Tây Bắc để phát triển du lịch. Ảnh: NT. 

Tây Bắc là một vùng rộng lớn gồm Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Phú Thọ. Đây là vùng đất sở hữu nguồn tiềm năng du lịch rất lớn với thiên nhiên kỳ vĩ, văn hóa đặc sắc và lịch sử hào hùng. Tây Bắc có sức hấp dẫn du lịch đặc biệt, với đỉnh Fansipan được mệnh danh là nóc nhà Đông Dương; Sa Pa - Thị trấn trong mây; Danh thắng quốc gia ruộng bậc thang Mù Căng Chải; Hồ Pá Khoang rộng lớn; Rừng Mường Phăng - khu bảo tồn tự nhiên với nhiều loại động thực vật quý hiếm của tỉnh Điện Biên; Thung lũng Mai Châu; Cao nguyên Mộc Châu...

Cùng với cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ, văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số cũng là điểm nổi bật trong tài nguyên du lịch nơi đây: Ẩm thực Tây Bắc với gà mò, cá suối nướng úp, nộm da trâu, thịt trâu gác bếp, thắng cố... Bên cạnh những món ăn đặc sắc, độc đáo là những giá trị văn hóa, lịch sử thiêng liêng gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc.

Trên cơ sở lợi thế về vị trí địa lý, thiên nhiên, văn hóa độc đáo đó, hai vùng  mong muốn sẽ kết nối tốt với vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tạo nên chuỗi các tour, tuyến sản phẩm du lịch độc đáo ở các loại hình du lịch sinh thái, du lịch tâm linh...Trong thời gian qua, thực hiện Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 103 của Chính phủ về phát triển du lịch trở thành kinh tế mũi nhọn, hoạt động du lịch của vùng ĐBSCL đã có những chuyển biến tích cực. Các dịch vụ du lịch, sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng, chất lượng, từng bước đưa thương hiệu du lịch vùng ĐBSCL đến với đông đảo du khách trong nước và quốc tế.Một trong những hoạt động nhằm thúc đẩy phát triển du lịch là mở rộng hợp tác liên tỉnh, liên vùng.  

Hiệp hội Du lịch đồng bằng sông Cửu Long khẳng định, Tuần Du lịch - Văn hóa Tây Bắc tại Cần Thơ năm 2023 do nhóm hợp tác, phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng diễn ra thành công vào đầu tháng 7/2023 với nhiều nội dung quan trọng, hoạt động đặc sắc, được công chúng đón nhận, ngành du lịch đồng bằng sông Cửu Long nhiệt tình hưởng ứng và để lại những ấn tượng khó phai trong lòng du khách về vùng đất hùng vĩ về thiên nhiên, hào hùng về lịch sử, độc đáo về bản sắc văn hóa. Tiếp nối thành công trên, Hội nghị Xúc tiến, quảng bá du lịch đồng bằng sông Cửu Long với các tỉnh Tây Bắc tại Lào Cai sẽ tiếp tục làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác, kết nối du lịch 2 vùng miền, ngày càng gần lại nhau hơn và cùng nhau phát huy tiềm năng để du lịch của cả 2 vùng cùng cất cánh. 

Các sản phẩm đặc trưng của các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL được đẩy mạnh quảng bá nhằm tăng cường kết nối du lịch với các địa phương vùng Tây Bắc. 

Tại Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch đồng bằng sông Cửu Long với các tỉnh vùng Tây Bắc, Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long cho biết: Liên kết vùng, liên kết chuỗi sản phẩm để phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù của từng vùng là một trong những giải pháp quan trọng hiện nay để nâng tầm khu vực của một vùng, mỗi một địa phương. Đặc biệt, trong điều kiện vùng Tây Bắc và Tây Nam Bộ có nhiều tài nguyên du lịch mang tính chất, đặc điểm khác biệt nhau: Tây Bắc với "Núi rừng hùng vĩ," Tây Nam Bộ với "Sông nước hữu tình". 

Năm 2022, du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long thu hút hơn 37 triệu lượt khách, doanh thu du lịch của vùng đạt hơn 32.000 tỷ đồng. Trong 6 tháng đầu năm nay, Đồng bằng sông Cửu Long đón gần 27 triệu lượt khách; tổng doanh thu du lịch hơn 26.000 tỷ đồng, một con số ấn tượng trong phát triển. Bên cạnh kết quả đạt được, hoạt động du lịch trong vùng còn tồn tại nhiều hạn chế trong lĩnh vực đầu tư, phát triển thị trường, xúc tiến du lịch, giao thông chưa đồng bộ. Sản phẩm dịch vụ du lịch thiếu tính cạnh tranh, tính liên kết chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng du lịch của vùng.

Hiệp hội Du lịch Việt Nam mong muốn chính quyền các địa phương tiếp tục quan tâm, định hướng phát triển du lịch, nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch gắn với phát triển xanh, bền vững và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch đáp ứng tiêu chuẩn, để du lịch trở thành một thành phần kinh tế quan trọng; tiếp tục tạo ra nhiều loại hình lịch mới thu hút khách du lịch. Các hiệp hội du lịch, trung tâm xúc tiến, doanh nghiệp quan tâm tham gia các hoạt động xúc tiến du lịch, giới thiệu các sản phẩm du lịch để du khách trong và ngoài nước ngày càng biết đến, mang lại nguồn thu cho người dân.

Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam khẳng định, 2 vùng còn rất nhiều dư địa để phát triển du lịch khi được thiên nhiên ưu đãi về giá trị tài nguyên thiên nhiên, khí hậu đa dạng và phong phú, lợi thế về du lịch biển đảo, sông nước; du lịch địa hình đồi núi; du lịch về văn hóa - lịch sử; du lịch tâm linh; du lịch sinh thái...Nhằm phát huy hiệu quả hơn trong hoạt động liên kết vùng và đẩy mạnh hoạt động trao đổi khách giữa ĐBSCL với vùng Tây Bắc, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam đề nghị các tỉnh, thành ĐBSCL và Tây Bắc trong thời gian tới cần tập trung đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cơ cấu lại ngành du lịch theo hướng đẩy mạnh kết nối vùng miền, kết nối với cả nước và kết nối với khu vực, bảo đảm đồng bộ, liên kết giữa ngành du lịch với các ngành khác trong chuỗi giá trị.

Đồng thời, nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch gắn với phát triển xanh, bền vững; đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Tăng cường thu hút đầu tư phát triển du lịch đa dạng, chất lượng, khả năng cạnh tranh cao. Phát triển sản phẩm, quảng bá xúc tiến du lịch chuyên nghiệp, hiệu quả, thúc đẩy chuyển đổi số trong du lịch…

 

 

Thu Hà 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline