Hotline: 0941068156
Thứ hai, 20/01/2025 18:01
Thứ bảy, 25/03/2023 06:03
TMO - Nguồn nước mặt tại các địa phương hiện nay được cung cấp từ các con sông lớn và hệ thống sông nội đồng, ngoài ra còn có hệ thống ao, hồ, đầm. Đây không chỉ là nguồn nước đầu vào phục vụ sản xuất mà còn phục vụ dân sinh. Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định chi tiết nội dung, kế hoạch bảo vệ nguồn nước này.
Điều 8 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định nội dung bảo vệ môi trường nước mặt bao gồm: Thống kê, đánh giá, giảm thiểu và xử lý nước thải xả vào môi trường nước mặt; Quan trắc, đánh giá chất lượng nước, trầm tích, môi trường thủy sinh của nguồn nước mặt và công khai thông tin phục vụ quản lý, khai thác và sử dụng nước mặt; Điều tra, đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước mặt.
Công bố các khu vực môi trường nước mặt không còn khả năng chịu tải; đánh giá hạn ngạch xả nước thải vào môi trường nước mặt; Xử lý ô nhiễm, cải tạo, phục hồi và cải thiện môi trường nước mặt bị ô nhiễm; Quan trắc, đánh giá chất lượng môi trường nước mặt, trầm tích sông liên quốc gia và chia sẻ thông tin phù hợp với quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật và thông lệ quốc tế.
Ảnh minh họa.
Tại Điều 9 Luật này cũng quy định rõ kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt, trong đó kế hoạch này phải phù hợp với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với đối tượng phải phù hợp với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.
Nội dung chính của kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt bao gồm: Đánh giá, dự báo xu hướng thay đổi chất lượng môi trường nước mặt; Mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch; Xác định vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, hành lang bảo vệ nguồn nước mặt; xác định khu vực sinh thủy; Thực trạng phân bố các nguồn ô nhiễm điểm và nguồn ô nhiễm diện phát sinh chất ô nhiễm môi trường nước trong vùng tác động; nguy cơ ô nhiễm nước mặt xuyên biên giới; Loại và tổng lượng chất ô nhiễm thải vào môi trường nước mặt.
Đánh giá khả năng chịu tải, phân vùng xả thải, hạn ngạch xả nước thải; Xác định mục tiêu và lộ trình giảm xả thải vào môi trường nước mặt không còn khả năng chịu tải; Biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt; giải pháp hợp tác, chia sẻ thông tin và quản lý ô nhiễm nước mặt xuyên biên giới; Giải pháp bảo vệ, cải thiện chất lượng nước mặt; Tổ chức thực hiện. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt được lập theo thời kỳ 05 năm.
Thu Hằng
Bình luận