Hotline: 0941068156

Thứ hai, 29/04/2024 20:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 29/04/2024

Huy động cộng đồng trong bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản

Thứ bảy, 19/08/2023 12:08

TMO - Những năm trở lại đây, tác động của biến đổi khí hậu, cùng với sự khai thác quá mức của con người, nguồn tài nguyên thủy sản ở Bình Thuận cũng đang đối diện nhiều thách thức nhất là tình trạng suy giảm suy kiệt của nhiều loài thủy sản.

Bình Thuận có đường bờ biển dài 192 km, diện tích vùng nội thủy rộng trên 20.000 km2, nguồn lợi biển của địa phương này phong phú với nhiều loài cá, hải đặc sản có giá trị kinh tế cao. Bên cạnh đó, hệ thống hồ, đập thủy lợi trong tỉnh được đầu tư qua nhiều thời kỳ với dung tích chứa khoảng 342 triệu m3, diện tích mặt nước rộng hàng nghìn ha, không chỉ đáp ứng nhu cầu nước cho sản xuất, sinh hoạt mà còn tạo ra môi trường sống thuận lợi cho nhiều giống loài thủy sản nước ngọt sinh trưởng, phát triển.

Vùng biển ven bờ của tỉnh được đánh giá là nơi có nguồn lợi thủy sản phong phú, đa dạng, với nhiều hệ sinh thái quan trọng bao gồm rạn san hô, thảm cỏ biển, rạn đá ngầm; đặc biệt, nhiều loài thân mềm hai mảnh vỏ sống vùng dưới triều phân bổ với mật độ lớn dọc ven biển của tỉnh. Nhiều khu vực có tính đa dạng sinh học cao, giữ vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội của các cộng đồng ngư dân.

Tuy nhiên, do ý thức của người dân, hoạt động đánh bắt thủy hải sản ngày càng gia tăng, sự xâm hại của các loài thủy sản ngoại lai và tác động của biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sinh thái, nơi cư trú, sinh sản, di cư của nhiều loài thủy sản, nhiều loài bị khai thác quá mức, không có khả năng phục hồi, thậm chí có nguy cơ tuyệt chủng. Thực tế này đòi hỏi công tác  tái tạo, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản.

Cộng đồng tham gia tái tạo nguồn lợi thủy sản tại tỉnh. 

Những năm qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã phối hợp với các sở, ngành, địa phương tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thủy sản, kiểm soát, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo tồn, bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Đồng thời, đã vận động và phối hợp với các doanh nghiệp, hội nghề nghiệp thủy sản và chính quyền địa phương tổ chức thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản vào ngày 1/4 hàng năm - Ngày truyền thống ngành thủy sản.

Các mô hình đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản được Bình Thuận triển khai đầu tiên từ những năm 2012, tại xã Phước Thể, huyện Tuy Phong, với đối tượng bảo vệ là Điệp quạt (một loại nhuyễn thể hai mảnh vỏ đặc thù của tỉnh). Theo đó, UBND huyện Tuy Phong đã thành lập Tổ cộng đồng quản lý và khai thác nguồn lợi Điệp quạt tại vùng biển ven bờ xã Phước Thể, với hơn 150 thành viên. Nhờ vậy, hoạt động khai thác nguồn lợi điệp quạt được quản lý chặt chẽ, nguồn lợi có thời gian để phục hồi, phát tán ra môi trường xung quanh, góp phần duy trì sinh kế ổn định cho ngư dân địa phương.

Từ năm 2015, mô hình được nhân rộng cho các xã thuộc huyện Hàm Thuận Nam. Giai đoạn trước năm 2017, việc triển khai đã gặp không ít những khó khăn, thách thức do thiếu khung pháp lý thực hiện. Ngay khi Luật Thủy sản năm 2017 được ban hành, Bình Thuận đã chủ động nghiên cứu, vận dụng để triển khai. Trong đó, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định 3224/QĐ-UBND ngày 22/11/2018 hướng dẫn thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh, phù hợp với đặc thù của địa phương.

Tỉnh ủy đã chỉ đạo xây dựng, nhân rộng các mô hình quản lý dựa vào cộng đồng để bảo vệ phát triển và khai thác bền vững nguồn lợi thủy sản; tăng cường công tác bảo vệ và phục hồi nguồn lợi thủy sản, phục hồi hệ sinh thái ven biển, hải đảo gắn với sinh kế của cộng đồng ngư dân; xây dựng và triển khai các mô hình đồng quản lý tài nguyên và hệ sinh thái biển...

Địa phương này đồng thời nhân rộng mô hình đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Ảnh minh họa). 

Hàng năm, Sở NN&PTNT Bình Thuận đều xây dựng kế hoạch, bố trí kinh phí hỗ trợ thực hiện đồng quản lý trên địa bàn tỉnh (khoảng 100 triệu đồng/năm Bình Thuận đã thực hiện công nhận và giao quyền quản lý cho 3 tổ chức cộng đồng tham gia/288 thành viên hộ gia đình tại huyện Hàm Thuận Nam, trên vùng biển có diện tích là 43,4 km2/12,38 km chiều dài bờ biển (Trong đó: xã Thuận Qúy là 16,5 km2; xã Tân Thành là 9,2 km2; xã Tân Thuận là 17,7 km2).

UBND huyện Hàm Thuận Nam đã ban hành Kế hoạch số 198/KH-UBND ngày 28/10/2021 về duy trì và phát triển bền vững mô hình đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn huyện, giai đoạn 2021 - 2025. Các bên liên quan (Chi cục Thủy sản, Đồn Biên phòng Tân Thành, Công an huyện Hàm Thuận Nam, các phòng chuyên môn của huyện Hàm Thuận Nam) đã ký kết quy chế phố hợp hỗ trợ thực hiện đồng quản lý.

Việc triển khai các mô hình này bước đầu đã có những tác động tích cực làm thay đổi suy nghĩ và nhận thức của người dân, phát huy các giá trị văn hóa nghề cá bản địa, nâng cao tinh thần đoàn kết tương thân tương ái trong cộng đồng; giảm các tranh chấp, mâu thuẫn trong khai thác và các hoạt động đánh bắt IUU; tăng cường mối quan hệ giữa cơ quan quản lý Nhà nước và nhân dân; phục hồi được nguồn lợi nhuyễn thễ hai mảnh vỏ đặc thù, có giá trị kinh tế của địa phương (Điệp quạt, sò lông...), bảo vệ nguyên vẹn các hệ sinh thái quan trọng (bãi rạn san hô mềm Hòn Lan - Tân Thành, Mũi Ngựa - Thuận Qúy...).

Để nhân rộng mô hình đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại vùng biển ven bờ, UBND tỉnh đã giao cho UBND huyện Hàm Thuận Nam và UBND huyện Tuy Phong phối hợp với Sở, ngành liên quan tiếp tục theo dõi, hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức cộng đồng duy trì, phát huy kết quả các dự án thí điểm mô hình đồng quản lý trên địa bàn; tiếp tục củng cố, hoàn thiện mô hình quản lý theo quy định của Luật Thủy sản năm 2017; hỗ trợ xây dựng các mô hình sinh kế bền vững cho người dân, nhất là tổ chức khảo sát, hướng dẫn, hỗ trợ xây dựng mô hình khuyến ngư nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng khu vực biển được trao quyền đồng quản lý.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Thủy sản phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố vùng biển khảo sát, đánh giá điều kiện cụ thể các khu vực biển ven bờ đáp ứng tiêu chí đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo hướng dẫn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; phối hợp với các Sở, ngành rà soát quy hoạch các ngành có sử dụng khu vực biển không để chồng lấn, đồng thời trên cơ sở rút kinh nghiệm từ các mô hình thí điểm thời gian qua và cơ chế chính sách hỗ trợ đồng quản lý do Trung ương ban hành để xây dựng Đề án nhân rộng mô hình đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại vùng biển ven bờ, trình UBND tỉnh xem xét.

 

 

Đức Bình

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline