Hotline: 0941068156

Thứ ba, 20/05/2025 23:05

Tin nóng

Quần thể thông hai lá dẹt ở Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giáo sư Phạm Ngọc Đăng – Nhà khoa học dành trọn tâm huyết nghiên cứu về tài nguyên, môi trường

Đắk Lắk: Linh sam sông Hinh hơn 100 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội nghị quán triệt Nghị quyết 66 và Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về xây dựng, thi hành pháp luật và phát triển kinh tế tư nhân

[Phát triển kinh tế tư nhân] Nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ

Lai Châu: Sạt lở nghiêm trọng tại công trường thủy điện khiến nhiều người thương vong

3 trụ cột chính trong quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan: Thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước lên tầm cao mới

Thêm 40 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mở đợt cao điểm truy quét buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng

Đề xuất lộ trình áp dụng quy chuẩn khí thải xe mô tô, xe gắn máy

Quyết liệt triển khai Kết luận của Trung ương về ứng phó BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Đề xuất áp dụng quy chuẩn khí thải trước tại những nơi có nguy cơ ô nhiễm cao

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 20/05/2025

Hơn 5 triệu ha đất nông nghiệp bị suy thoái

Thứ ba, 20/05/2025 12:05

TMO - Việt Nam có 11,8 triệu ha đất bị thoái hóa, trong đó có 43% diện tích đất bị thoái hóa là đất sản xuất nông nghiệp (5,1 triệu ha); phổ biến ở Tây Bắc, Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ.

Theo đánh giá của Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), ngành nông nghiệp Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn trong quản lý và sử dụng tài nguyên đất. Những vấn đề này không chỉ làm suy giảm năng suất và chất lượng cây trồng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và hệ sinh thái nông nghiệp.

Giun đất và sinh vật đất cũng đang suy giảm do hóa chất, làm giảm khả năng tự phục hồi của đất. Hoạt động canh tác thiếu bền vững đang làm suy giảm chất lượng đất nông nghiệp: Đất vùng đồi núi bị rửa trôi, chua hóa. Vùng đồng bằng sông Hồng mất chất hữu cơ do thiếu phân hữu cơ. Vùng Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long có đất bị bạc màu, nghèo dinh dưỡng, tích lũy dư lượng hóa chất cao. 

Theo Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt. Việc đẩy mạnh cải tạo đất, thâm canh thời gian qua đã đưa lại nhiều thành tựu cho ngành nông nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, với đặc thù 70% đất đai canh tác ở Việt Nam nằm trên địa hình dốc dẫn tới hiện tượng rửa trôi, suy thoái, kiệt quệ dinh dưỡng ở những vùng thâm canh cao; việc sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật cũng ảnh hưởng tới sức khỏe đất đai và cây trồng.

Hiện nay, đất trồng lúa bị suy giảm nghiêm trọng do tập quán canh tác trồng nhiều vụ một năm; lạm dụng các loại phân bón trong thời gian dài dẫn tới đất bị trơ cứng, mất độ tơi xốp. Các vùng canh tác cây ăn quả chỉ chú trọng tới NPK dẫn tới đất bị mất cân bằng dinh dưỡng; không cho đất nghỉ. Tính đến nay, Việt Nam có 11,8 triệu ha đất bị thoái hóa, trong đó có 43% diện tích đất bị thoái hóa là đất sản xuất nông nghiệp (5,1 triệu ha); phổ biến ở Tây Bắc, Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ. 

Sức khỏe đất là nền tảng của nông nghiệp bền vững; quản lý dinh dưỡng cây trồng giúp tăng năng suất, chất lượng nông sản. Tuy nhiên, hiện nay, Việt Nam chưa có chương trình toàn diện cấp quốc gia về sức khỏe đất và dinh dưỡng cây trồng. Khung pháp lý về đất đai cơ bản đã có nhưng thiếu hướng dẫn cụ thể và nguồn lực triển khai tại địa phương. Cơ sở dữ liệu đất, hệ thống tiêu chuẩn – quy chuẩn kỹ thuật chưa được xây dựng thống nhất toàn quốc còn thiếu nhiều nội dung. Chính sách về dinh dưỡng cây trồng, phân bón hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp mới ở mức định hướng.

Khoảng 43% diện tích đất bị thoái hóa là đất sản xuất nông nghiệp (Ảnh minh họa).  

Việt Nam đã triển khai các mô hình để đào tạo, nâng cao nhận thức về đất đai như canh tác lúa “3 giảm, 3 tăng” và “1 phải 5 giảm”, phân bón hữu cơ… nhưng phạm vi còn hẹp, chưa triển khai được trên từng loại đất, loại cây trồng ở các vùng sinh thái khác nhau và thiếu nguồn lực để giám sát, đánh giá hiệu quả của các mô hình về lâu dài. Tại Việt Nam, các nghiên cứu về chỉ tiêu đánh giá sức khỏe đất còn manh mún, thiếu bộ chỉ số tích hợp; các thiết bị đo nhanh tại thực địa ngày càng phổ biến nhưng chưa phổ cập… 

Trước thực tế trên, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã ban hành Quyết định số 3458/QĐ-BNN-BVTV phê duyệt Đề án nâng cao sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định số 3458). Đồng thời, tăng cường triển khai các dự án nhằm xây dựng chiến lược và kế hoạch hành động quốc gia về sức khỏe đất với sự tài trợ của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO).

Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, dự thảo Chiến lược sức khỏe đất và Kế hoạch hành động là nhiệm vụ trong khuôn khổ Dự án “Hỗ trợ xây dựng chiến lược và kế hoạch hành động về sức khỏe đất quốc gia” với sự lồng ghép quản lý rủi ro về an ninh lương thực, an toàn thực phẩm và quản lý việc sử dụng không hợp lý vật tư nông nghiệp (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật) do FAO tài trợ, góp phần triển khai một số nhiệm vụ thuộc Đề án nâng cao sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. 

Thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Môi trường cần sớm ban hành tiêu chuẩn Việt Nam về xây dựng dữ liệu đất đai nông nghiệp cấp quốc gia để bảo đảm tính thống nhất và liên thông. Ngoài ra, Bộ cần lồng ghép xây dựng cơ sở dữ liệu đất nông nghiệp quốc gia với các văn bản, quy định và chương trình hành động hiện hành để dữ liệu được đồng bộ, tập trung, tránh phân mảnh lãng phí bảo đảm phù hợp khung chính phủ điện tử, chính phủ số;

Tăng cường đào tạo nhân lực số trong ngành nông nghiệp, nhất là cán bộ khuyến nông, hợp tác xã, doanh nghiệp nông nghiệp; đồng thời, ưu tiên ngân sách chuyển đổi số, quỹ phát triển khoa học công nghệ để xây dựng hạ tầng dữ liệu và hệ thống phân tích AI giám sát, theo dõi chất lượng đất nông nghiệp.

Việt Nam hướng tới đến năm 2030, gồm hoàn thiện bộ cơ sở dữ liệu về chất lượng các loại đất chính theo nhóm chỉ tiêu lý – hóa – sinh, đi kèm với dữ liệu sử dụng phân bón cho cây trồng chủ lực. Xây dựng bộ chỉ tiêu và thang phân cấp đánh giá sức khỏe đất trồng trọt phù hợp với hệ sinh thái tại Việt Nam nhưng tiệm cận với tiêu chuẩn khu vực và thế giới.

Hoàn thiện quy trình canh tác hợp lý gắn với sử dụng phân bón hiệu quả, giảm thất thoát dinh dưỡng, cải thiện chất lượng đất và bảo vệ đa dạng sinh học trong đất. Góp phần giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp và nâng cao năng lực cho cán bộ kỹ thuật, quản lý và cộng đồng. Tầm nhìn đến năm 2050, Việt Nam đặt mục tiêu trở thành quốc gia đi đầu trong khu vực về năng lực và hiệu quả quản lý sức khỏe đất trồng trọt và dinh dưỡng cây trồng./.

 

 

Thu Hà

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline