Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 03/11/2024 01:11

Tin nóng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Thường trực Ban Bí thư Lương Cường giữ chức Chủ tịch nước

Hải Hà (Quảng Ninh): 2 đa cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Diện tích rừng bị thiệt hại trong 9 tháng của năm 2024 giảm 9,3%

Dừng tiếp nhận tác phẩm tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới, phát triển thực chất, bền vững

Hải Phòng: Cây thị gần 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

An Giang: Cây gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thị và mù u cổ thụ ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Chủ nhật, 03/11/2024

Hoàn thiện chính sách về quản lý, sử dụng tài nguyên nước

Thứ ba, 25/06/2024 07:06

TMO - Luật Tài nguyên nước 2023 chính thức có hiệu lực vào ngày 1/7/2024, đánh dấu một bước tiến lớn về tư duy, cách tiếp cận, thay đổi phương thức quản trị tài nguyên nước nhằm hướng tới mục tiêu cao nhất là bảo đảm chất lượng môi trường sống, quyền tiếp cận nước của người dân, đảm bảo an ninh nguồn nước và bảo vệ, phục hồi, phát triển tài nguyên nước.

Ngày 27/11/2023, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội XV đã thông qua Luật Tài nguyên nước số 28/2023/QH15 (hiệu lực từ ngày 1/7/2024). Ngày 16/5/2024, Chính phủ đã ban hành các Nghị định số 53/2024/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước; Nghị định số 54/2024/NĐ-CP quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước. 

Để triển khai thi hành Luật Tài nguyên nước kịp thời, đồng bộ, thống nhất và hiệu quả, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 274/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về triển khai thi hành Luật Tài nguyên nước 2023. Kế hoạch nhằm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 274/QĐ-TTg ngày 2/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ; 

Tổ chức rà soát các văn bản có liên quan đến tài nguyên nước để sửa đổi, bổ sung, ban hành  mới hoặc bãi bỏ; tuyên truyền, tập huấn phổ biến Luật Tài nguyên nước và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn Luật, đặc biệt là các quy định mới nhằm sớm đưa các quy định của pháp luật tài nguyên nước vào cuộc sống, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng tài nguyên nước. Đồng thời, xác định cụ thể các nội dung công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc tổ chức triển khai thi hành Luật Tài nguyên nước, bảo đảm tính kịp thời, đồng bộ, thống nhất và hiệu quả.

Kế hoạch đặt ra yêu cầu là phải bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, hiệu quả giữa các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc triển khai thi hành Luật Tài nguyên nước. Nội dung công việc phải gắn với trách nhiệm và phát huy vai trò chủ động, tích cực của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ, đảm bảo chất lượng và tiến độ hoàn thành công việc.

Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu Cục Quản lý tài nguyên nước chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trực thuộc Bộ thực hiện xây dựng tài liệu tuyên truyền về các quy định của Luật Tài nguyên nước và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật; xây dựng tài liệu hỏi - đáp về pháp luật tài nguyên nước. Đồng thời, Cục tổ chức tuyên truyền, tập huấn, phổ biến các quy định của Luật Tài nguyên nước và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật tại các vùng, theo chuyên đề; tuyên truyền, cập nhật thông tin, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên nước trên trang thông tin điện tử của Cục.

Bộ Tài nguyên và Môi trường phân công các đơn vị rà soát các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật về tài nguyên nước; quy trình kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật về tài nguyên nước để hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về tài nguyên nước; rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ bảo đảm thống nhất, đồng bộ với các quy định của Luật Tài nguyên nước.

Bộ TN&MT phân công các đơn vị rà soát các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật về tài nguyên nước; quy trình kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật về tài nguyên nước để hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về tài nguyên nước... 

Cụ thể, Cục Quản lý tài nguyên nước chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế tổ chức rà soát, pháp điển, hệ thống hóa, lập danh mục các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực tài nguyên nước; trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới, đảm bảo phù hợp với quy định của Luật Tài nguyên nước; rà soát các văn bản hướng dẫn kỹ thuật của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trong lĩnh vực tài nguyên nước, kiến nghị hoặc trình Bộ trưởng sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới các văn bản hướng dẫn kỹ thuật trong lĩnh vực tài nguyên nước.

Cùng với đó, Cục Quản lý tài nguyên nước tổng hợp, theo dõi các Bộ, ngành, địa phương trong việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp  luật có liên quan đến tài nguyên nước thuộc thẩm quyền ban hành, bảo đảm phù hợp với quy định của Luật Tài nguyên nước và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật.

Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu các cơ quan, đơn vị trong Bộ phối hợp với Cục Quản lý tài nguyên nước tổ chức rà soát các văn bản quy phạm pháp luật trong phạm vi, chức năng quản lý của mình có liên quan đến Luật Tài nguyên nước; kiến nghị việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo phù hợp với quy định của Luật Tài nguyên nước; gửi kết quả rà soát về Cục Quản lý tài nguyên nước trong tháng quý IV năm 2024 để tổng hợp.

Bộ Tài nguyên và Môi trường giao Cục Quản lý tài nguyên nước chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan, xây dựng, hoàn thiện hồ sơ Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước trình Bộ xem xét, trình Chính phủ trong tháng 12 năm 2024. Cùng với đó, Cục chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan, xây dựng, hoàn thiện hồ sơ trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trong tháng 11/2024 các Thông tư: Quy định định mức kinh tế - kỹ thuật lập hành lang bảo vệ nguồn nước và Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trám lấp giếng không sử dụng.

Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan, xây dựng, hoàn thiện hồ sơ trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật quan trắc và dự báo, cảnh báo tài nguyên nước trong tháng 10/2024 và Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra, đánh giá hiện trạng xả nước thải vào nguồn nước trong tháng 11/2024.

Đối với việc thực hiện các nhiệm vụ được giao trong Luật, Bộ Tài nguyên và Môi trường giao Cục Quản lý lý tài nguyên nước chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng Chiến lược tài nguyên nước quốc gia trình Bộ trưởng xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm 2025; xây dựng, trình Bộ trưởng công bố kịch bản nguồn nước trên lưu vực sông thuộc danh mục lưu vực sông liên tỉnh phải lập quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh...

Cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, Luật Tài nguyên nước 2023 gồm 10 Chương và 86 Điều, đã thể chế hóa quan điểm, chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước về quản lý, bảo vệ tài nguyên nước thông qua bốn nhóm chính sách, gồm: Bảo đảm an ninh nguồn nước; Xã hội hóa ngành nước; Kinh tế tài nguyên nước; Bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống tác hại do nước gây ra.

Một trong những nguyên tắc cốt lõi của Luật là tài nguyên nước phải được quản lý tổng hợp, thống nhất về số lượng và chất lượng, giữa nước mặt và nước dưới đất, giữa thượng lưu và hạ lưu; phân công, phân cấp rõ trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên nước, nguồn nước với trách nhiệm quản lý Nhà nước về quy hoạch, xây dựng, vận hành công trình thủy lợi, thủy điện, cấp nước đô thị, cấp nước nông thôn; giải quyết những chồng chéo, đan xen, xung đột, có lỗ hổng trong các luật nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước, bảo đảm an ninh tài nguyên nước quốc gia; bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia...

Luật được xây dựng theo hướng quy định tất cả các nội dung về quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống tác hại do nước gây ra; đồng thời quy định rõ “quản cái gì, quản như thế nào và ai quản”; hiện đại hóa, chuyên nghiệp hóa công tác quản lý tài nguyên nước hướng tới quản trị tài nguyên nước quốc gia trên nền tảng công nghệ số thông qua Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia, hệ thống công cụ hỗ trợ ra quyết định. Đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực tài nguyên nước; phục hồi, làm sống lại các “dòng sông chết”. Chuyển dần từ quản lý bằng công cụ hành chính sang quản lý bằng công cụ kinh tế là một cách tiếp cận hiện đại, được áp dụng ở rất nhiều các nước tiên tiến trên thế giới như: Pháp, Australia, Hàn Quốc, Mỹ. Nước dưới đất được quản lý hiệu quả, bảo đảm công bằng, hợp lý giữa các tổ chức, cá nhân trong kinh doanh, sử dụng nước.../.

 

 

Hà Thu 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline