Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 19/04/2024 04:04

Tin nóng

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Thứ sáu, 19/04/2024

Hỏa diệm sơn trên đầu

Thứ ba, 26/10/2021 11:10

Mùa hè đến sớm từ… tết. Ấy là với bọn trẻ con phải nghỉ học vì dịch Covid-19. Còn với người nông dân, âu lo cho một mùa hè khô hạn cũng đến từ rất sớm, vì mưa năm nay quá ít. Như nhận định của một chuyên gia môi trường từ trước Tết Nguyên đán, rằng mùa hè năm nay sẽ đến sớm và các đợt nắng nóng kéo dài, sẽ nóng hơn các năm trước. Và hôm 3.3, Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT) cũng đưa báo cáo về tình hình nguồn nước tại khu vực Nam Trung Bộ trong mùa khô 2020. Theo đó, diễn biến nguồn nước sẽ khiến 4 tỉnh là Quảng Nam, Phú Yên, Khánh Hòa và Bình Thuận bị thiếu nước sản xuất trầm trọng. Dự báo, cuối vụ đông xuân 2020, toàn vùng có nguy cơ xảy ra thiếu nước cho diện tích khoảng 3.600ha. Lại thêm một tin không mấy sáng sủa giữa mùa dịch.

Theo dự báo của cơ quan khí tượng thủy văn quốc gia, một đợt nắng nóng có thể khởi đầu từ ngày 9.3 này, sớm hơn mọi năm. Toàn bộ khu vực rộng lớn thuộc châu thổ sông Mê Kông, vùng đồng bằng sông Cửu Long của ta, gần 1 tháng nay cũng đã loay hoay vất vả với hạn, mặn. Các nước thuộc lưu vực sông Mê Kông ở Lào, Campuchia, Thái Lan cũng sẽ bắt đầu mùa nắng nóng sớm hơn mọi năm.

Tôi lục tìm cuốn sách của nhà văn Ngô Thế Vinh  “Cửu Long cạn dòng, Biển Đông dậy sóng” để tìm lại những dữ liệu địa lý, lịch sử của con sông hùng vĩ này. Dù đó là những dữ kiện tiểu thuyết liên quan tới môi sinh và phát triển của lưu vực sông Mê Kông, nhưng lại cho người đọc cảm nhận được những trăn trở, suy tưởng, đau đớn bởi thảm họa trong quá khứ cũng như tương lai về những gì con người gây ra với dòng sông. Điều hiện thấy ở đồng bằng sông Cửu Long, ở vùng đầu nguồn các nước trong lưu vực sông càng minh chứng cho điều đó. Sông Mê Kông dài 4.200km chảy qua lãnh thổ 7 nước mà hơn một nửa chiều dài chảy trên lãnh thổ Trung Quốc. Con sông chính là mạch sống đã và đang ngày một gắn bó với tương lai vận mệnh của các quốc gia Đông Nam Á mà Việt Nam lại là quốc gia cuối nguồn. Tôi đã xem qua những bức ảnh vệ tinh của vùng này, những bức ảnh dòng sông trơ đáy. Trung Quốc chặn dòng. Lào chặn dòng. Campuchia chặn dòng. Tai ương hiện tiền khi con sông bị chặt khúc. Những nỗ lực của các tổ chức môi trường không đủ sức chặn mưu đồ của quốc gia đầu nguồn. Và những tấn thảm kịch môi sinh ngày càng rõ mồn một.

Nước không có vì nắng nóng. Lại kiệt cùng vì Mê Kông thoi thóp. Tôi ước có phép màu, quay trở lại thời kỳ hoang dã của con sông Mê Kông, của bao nhiêu dòng sông khác nơi đầu nguồn Vu Gia – Thu Bồn.

Mới đầu tháng 3 mà nhiệt độ ở Quảng Nam đã ở ngưỡng 30 - 33 độ C trong vài ngày tới; nhiệt độ ở các tỉnh phía Nam có thể đạt 37 - 38 độ C. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, theo phương án của Bộ GD-ĐT, năm học này kết thúc trễ hơn mọi năm (đến hết tháng 6), nên có lẽ cũng cần tính đến một kịch bản ứng phó với nắng nóng cho học sinh.

Mùa hè năm nay ở các đô thị, nhất là đô thị lớn như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng sẽ càng rất nóng bởi nhiệt độ khí tượng được bổ sung thêm hơi nóng từ hiệu ứng đô thị. Chúng ta sẽ phải đối diện với những hỏa diệm sơn trên đầu trong mùa hè này, không thể khác.

Nguyễn Đức/Baoquangnam

http://baoquangnam.vn/cung-ban-luan/hoa-diem-son-tren-dau-85164.html

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline