Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 13/04/2025 08:04

Tin nóng

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Việt Nam – Singapore: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt

Giờ Trái đất 2025: Tiết kiệm hơn 942 triệu đồng sau 1 giờ tắt đèn

Hàng chục ha lúa ở Gia Lai, Kon Tum bị hư hỏng do khô hạn

Thêm 8 cây cổ thụ vùng ngoại thành Hà Nội được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 13/04/2025

Hoà Bình: Kiểm soát chặt chẽ hoạt động xả thải tại các khu công nghiệp

Thứ bảy, 12/04/2025 06:04

TMO - Tỉnh Hoà Bình xác định nhiệm vụ trọng tâm là bảo vệ môi trường gắn với phát triển kinh tế xã hội. Thời gian qua địa phương đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm giữ gìn môi trường xanh sạch trong cộng đồng và các khu công nghiệp.

Từ Chỉ thị số 30-CT/TU, ngày 14/11/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ liên quan đến vấn đề quản lý chất thải rắn sinh hoạt, Quyết định số 1792/QĐ-UBND, ngày 4/8/2023 của UBND tỉnh về phân loại rác tại nguồn, đến những điều chỉnh trong Quy hoạch tỉnh Hòa Bình, tất cả đều hướng đến mục tiêu chung là kiểm soát ô nhiễm ngay từ gốc, trước khi trở thành vấn đề nan giải.

Những chính sách này không chỉ đặt ra yêu cầu cho chính quyền và doanh nghiệp, mà còn đòi hỏi sự thay đổi từ mỗi người dân. Phân loại rác từ hộ gia đình, xử lý chất thải tại nguồn hay nâng cao trách nhiệm trong sản xuất tại khu công nghiệp… tất cả đều là những mảnh ghép tạo nên bức tranh môi trường bền vững.

Theo phương án phát triển các Cụm công nghiệp tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, toàn tỉnh được quy hoạch 38 cụm công nghiệp (CCN). Trong giai đoạn 2017-2023, có 9 CCN được thành lập với tổng diện tích khoảng 542 ha. Đến nay, có 7 CCN đã đi vào hoạt động, thu hút được 41 dự án thứ cấp, tỷ lệ lấp đầy bình quân các CCN có dự án thứ cấp đạt 41,93%. Với định hướng phát triển công nghiệp bền vững, tỉnh Hòa Bình đã và đang chú trọng đẩy mạnh phát triển hạ tầng các khu công nghiệp, CCN gắn với bảo vệ môi trường nhằm đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư.

Với sự giám sát dần siết chặt, các đơn vị, công ty tại các khu công nghiệp đã khẩn trương lắp đặt hệ thống quan trắc môi trường tự động, đặc biệt tại một số điểm nóng, giúp theo dõi sát sao chất lượng không khí, nguồn nước và khí thải công nghiệp. Camera giám sát hoạt động 24/7, các chỉ số môi trường liên tục được cập nhật, giúp công tác bảo vệ môi trường tại các CCN, khu công nghiệp được thuận lợi hơn.

Hoà Bình chú trọng công tác bảo vệ môi trường ở các khu công nghiệp. 

Từ báo cáo đánh giá thực trạng tác động đến môi trường, tỉnh Hoà Bình xây dựng phương án để tập trung xử lý triệt để, dứt điểm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đến nay, công tác xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn đã đạt được những kết quả nhất định. Không còn cơ sở gây ô nhiễm môi trường. Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp tục chỉ đạo các sở, ngành và địa phương xây dựng và triển khai kế hoạch bảo vệ môi trường. Trong đó, tăng cường công tác hướng dẫn, đôn đốc cơ sở, doanh nghiệp tuân thủ, thực hiện nghiêm các yêu cầu quy định về bảo vệ môi trường tại đơn vị; thực hiện cải tạo, phục hồi khu vực ô nhiễm và tiến hành di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ra khỏi khu vực tập trung dân cư.

Đối với các khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Các doanh nghiệp đầu tư tự xây dựng hệ thống xử lý nước thải đảm bảo nước thải trước khi xả thải vào môi trường tiếp nhận đạt Quy chuẩn theo quy định. Việc đầu tư các công trình xử lý môi trường, đặc biệt hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh sẽ là yêu cầu cấp bách trong thời gian tới để có thể thu hút các dự án lớn vào các khu công nghiệp. Dự kiến giai đoạn 2021 – 2025 triển khai đầu tư xây dựng 04 Trạm xử lý nước thải tập trung tại các Khu công nghiệp: Bình Phú, Yên Quang, Nhuận Trạch, Lạc Thịnh.

Tổng các Cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn tỉnh là 21 CCN, trong đó 15/21 CCN đã được UBND tỉnh ban hành quyết định thành lập; 14/21 CCN đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500. Các CCN đang triển khai đầu tư hạ tầng, bao gồm: CCN Phú Thành II, CCN Đồng Tâm huyện Lạc Thủy; CCN Chiềng Châu, huyện Mai Châu; CCN Khoang U, huyện Lạc Sơn; CCN xóm Rụt, CCN Hòa Sơn huyện Lương Sơn; CCN Tiên Tiến, CCN Chăm Má t- Dân Chủ, thành phố Hòa Bình; CCN Phong Phú, huyện Tân Lạc; CCN Đà Bắc, huyện Đà Bắc.

Về đánh giá tác động môi trường các CCN đã được phê duyệt báo cáo đánh gía tác động môi trường (CCN khoang U, CCN Chăm Mát – Dân Chủ; CCN Phú Thành II; CCN Chiềng Châu; CCN Tiên Tiến; CCN Đồng Tâm); các CCN khác đang triển khai lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Về đầu tư hạ tầng kỹ thuật môi trường, hiện nay, CCN Tiên Tiến, thành phố Hoà Bình đã được cấp Giấy phép môi trường cho hợp tác xã xử lý nước thải modul 1 và modul 2; CCN Chiềng Châu, huyện Mai Châu đã hoàn thành đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung.

Mô hình kinh tế tuần hoàn - nơi rác thải không còn là thứ bỏ đi mà trở thành nguyên liệu cho một vòng đời sản phẩm mới đang được thử nghiệm ở nhiều lĩnh vực. Một số nhà máy đã áp dụng công nghệ tái chế nhựa, biến rác thải công nghiệp thành vật liệu xây dựng, hay sử dụng phế phẩm nông nghiệp để sản xuất phân bón hữu cơ. 

Hệ thống quan trắc nước thải, xử lý nước thải tại các khu công nghiệp tỉnh Hoà Bình được giám sát chặt chẽ.  (Ảnh minh hoạ). 

Mặc dù đạt được nhiều kết quả tích cực, nhưng công tác phòng ngừa ô nhiễm môi trường vẫn đối diện với những khó khăn như: Cơ sở hạ tầng xử lý chất thải còn thiếu, đặc biệt là tại các khu công nghiệp và khu dân cư. Nguồn lực tài chính cho các dự án BVMT tại Hoà Bình còn hạn chế… Giai đoạn 2022 - 2024, ngân sách phân bổ cho công tác BVMT lần lượt là 1,27%, 1,59% và 1,04% ngân sách tỉnh, tương đương 98 tỷ đồng; xấp xỉ 128 tỷ đồng và 107 tỷ đồng. Dù có sự gia tăng về tổng số tiền, song tỷ lệ chi ngân sách đang giảm.

Để thực sự tạo ra những thay đổi, tỉnh Hoà Bình đã đặt ra những giải pháp hết sức căn cơ, như đầu tư nâng cấp hạ tầng xử lý chất thải, trong đó đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nhà máy xử lý rác thải và nước thải tập trung. Áp dụng công nghệ quan trắc hiện đại để phát hiện và xử lý vi phạm gây ô nhiễm môi trường kịp thời. Huy động nguồn lực ngoài ngân sách để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác BVMT…

Để công tác BVMT đạt được nhiều hiệu quả tích cực, UBND tỉnh Hoà Bình ban hành Kế hoạch số 224/KH-UBND về Kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2023, giai đoạn 3 năm 2023 – 2025. Trong đó chú trọng bảo đảm hoạt động của hệ thống quan trắc môi trường theo Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 12/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và Môi trường quốc gia giai đoạn 2016-2025, tầm nhìn đến năm 2030 thuộc thẩm quyền của địa phương. Xây dựng và thực hiện các chương trình quan trắc hiện trạng môi trường, các tác động đối với môi trường và tổng hợp số liệu về môi trường hàng năm.

Ban hành danh mục đối với các ngành, lĩnh vực sản xuất tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường để hạn chế đầu tư tại địa phương. Hạn chế cấp phép đối với các dự án có nguy cơ, tiềm ẩn gây ô nhiễm môi trường…/.

 

 

Nguyễn Vinh

 

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline