Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 22/09/2024 12:09

Tin nóng

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Hóa: Cây muỗm cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đánh giá kỹ tác động của chính sách

Chủ nhật, 22/09/2024

Hòa Bình đẩy mạnh bảo tồn, phát triển các vùng dược liệu tập trung

Thứ sáu, 20/09/2024 14:09

TMO - Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên, tỉnh Hòa Bình đang đẩy mạnh công tác bảo tồn, khai thác, phát triển các vùng dược liệu tập trung tạo điều kiện cho ngành công nghiệp chế biến dược liệu trên địa bàn. 

Tỉnh Hòa Bình có tổng diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp là 294.183,58 ha, chiếm 64% diện tích tự nhiên. Diện tích có rừng toàn tỉnh hiện là 237.299,32 ha (rừng tự nhiên 141.614,03 ha, rừng trồng 95.685,29 ha); Diện tích đất chưa có rừng 67.581,77 ha. Tỷ lệ độ che phủ rừng năm 2023 đạt 51,61 %, đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển trồng các loài cây dược liệu có giá trị cao, qua đó nâng cao được giá trị tài nguyên rừng, phát huy tối đa tiềm năng và lợi thế của rừng. 

Để đẩy mạnh phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3119/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 về việc phê duyệt dự án quy hoạch phát triển cây dược liệu tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Dự án với mục tiêu phát triển cây dược liệu nhằm bảo tồn các nguồn gen quý, dần hình thành các vùng sản xuất hàng hóa theo tiêu chuẩn VietGAP, góp phần tăng hệ số sử dụng đất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân; nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ tài nguyên rừng, nguồn dược liệu quý.

Mục tiêu cụ thể của dự án là đến năm 2025 quy hoạch các vùng có dược liệu tự nhiên trọng điểm để bảo tồn nguồn gen đặc hữu, bản địa, có giá trị để phát triển bền vững trong tự nhiên, lựa chọn và khai thác hợp lý 10 loại dược liệu chính đạt 8.000-9.000 ha/năm. Đến năm 2030, quy hoạch và mở rộng diện tích vùng trồng cây dược liệu hàng hóa đạt 15.000 ha, sản lượng đạt khoảng 80-120 nghìn tấn/năm.

Bên cạnh đó tại Quyết định số 513/QĐ-UBND ngày 21/3/2022 của UBND tỉnh Hòa Bình, ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và phát triển nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2025 trên địa bản tỉnh Hòa Bình, tỉnh đã xác định, dược liệu thuộc nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh được ưu tiên thúc đẩy phát triển. Theo kế hoạch, đến năm 2025 phát triển khoảng 8.500 ha cây dược liệu bằng việc tận dụng tốt quỹ đất vườn, gò đồi, bưa bãi. Trong đó, phát triển khoảng 1.800 ha trồng cây dược liệu trên đất rừng với các loài cây như: Cà gai leo, Sachi, Sa nhân, Hà thủ ô, Đương quy, Giảo cổ lam, Xạ đen, Ba kích, Huyết đẳng, Linh chi, Khôi nhung, Gừng, Nghệ,….    

Tính đến nay, toàn tỉnh có khoảng 2.350 ha cây dược liệu. Trong đó diện tích trồng xen trên đất rừng 197,6 ha; diện tích trồng trên đất cây hàng năm, cây lâu năm, đất khác 2.151,4 ha. Các loài cây dược liệu có diện tích và sản lượng lớn như Sả 1.600 ha cho thu hoạch trên 11 nghìn tấn, Cà gai leo 167 ha cho thu hoạch trên 1,2 nghìn tấn. Bên cạnh đó còn có các loại khác như Xạ đen, Nghệ, Sâm bố chính, Ngọc hoàn, Giảo cổ lam.

Nông dân huyện Yên Thủy trồng và chăm sóc cây cà gai leo. Ảnh: LT. 

Trên địa bàn tỉnh có 13 cơ sở, doanh nghiệp thu mua, sơ chế dược liệu. Có 10 cơ sở chế biến dược liệu với quy mô doanh nghiệp nhỏ, hộ gia đình Một số sản phẩm sau chế biến có giá trị kinh tế cao như: trà túi lọc cà gai leo, xạ đen, thìa canh, lá khôi; bột cà gai leo, tinh bột nghệ, cao cà gai leo, cao xạ đen, tinh dầu sả, dầu gội... tuy nhiên số lượng chưa nhiều. Tổng sản lượng dược liệu của tỉnh đưa vào chế biến mới chiếm khoảng 30%. Một phần còn lại (khoảng 10%) được sử dụng trong các bài thuốc đông y gia truyền, còn phần lớn (khoảng 60%) vẫn tiêu thụ ngoài tỉnh dưới dạng sản phẩm thô.

Từ năm 2021 đến nay, huyện Yên Thuỷ tiếp tục thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đã quy hoạch vùng trồng dược liệu gồm 3 xã: Yên Trị, Đa Phúc, Lạc Lương, UBND huyện đã chỉ đạo các xã chủ động chọn các cây dược liệu phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương: Cây sạ đen, cà gai leo, sả…ngoài ra còn phát triển một số cây dược liệu có giá trị kinh tế cao như cây sâm, cây dược liệu quý bản địa, để trồng đã mang lại giá trị kinh tế cao trên diện tích canh tá, tăng thêm thu nhập cho bà con nông dân.

Hiện tổng diện tích cây dược liệu trên địa bàn huyện là 188 ha, gồm: Cà gai leo, sạ đen, sả, ngưu tất, dạ cẩm, bồ công anh… được hộ gia đình liên kết với HTX nông nghiệp để sản xuất tiêu thụ trong và ngoài tỉnh. Vùng quy hoạch trồng dược liệu là Yên Trị, Đa Phúc, Lạc Lương.  Việc phát triển cây dược liệu góp phần đáng kể trong chuyển đổi cây trồng, nâng cao giá trị sản xuất trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó, tạo việc làm thường xuyên, kinh tế bền vững, nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp. Thu nhập bình quân cây dược liệu cao hơn so với cây trồng khác, ước đạt 180-300 triệu đồng/ha/ năm….là những giá trị mà việc phát triển cây dược liệu trên địa bàn huyện mang lại.

Để phát triển cây dược liệu đến năm 2030, thời gian tới, tỉnh Hòa Bình xây dựng danh mục các loại cây dược liệu ưu tiên phát triển phù hợp với điều kiện tự nhiên, thâm canh của người dân; giá trị kinh tế cao, thị trường có nhu cầu tiêu thụ, có các doanh nghiệp thực hiện liên kết bao tiêu sản phẩm và là các loại dược liệu có thể xuất khẩu trong thời gian tới. Xây dựng cơ chế, chính sách, phương án hỗ trợ nuôi trồng, phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất và cho thuê môi trường để phát triển cây dược liệu theo Quy chế quản lý rừng, theo quy định của Luật đất đai 2024.

Đảm bảo chất lượng giống cây dược liệu gieo trồng được ngành chức năng tỉnh chú trọng. 

Tập huấn nâng cao năng lực quản lý và tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cho cán bộ quản lý, cán bộ khuyến nông các cấp, các tổ chức, cá nhân nuôi trồng dược liệu. Nội dung tập trung tập huấn về: kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái cây dược liệu; một số bệnh thường gặp và cách phòng trừ; liên kết sản xuất dược liệu theo chuỗi giá trị; các tiêu chuẩn cơ bản của GACP, Organic và quản lý sản xuất hộ gia đình. Phát triển các vùng trồng cây dược liệu tập trung cho từng loài dược liệu gắn với hệ thống thu mua, sơ chế, bảo quản, chế biến và tiêu thụ trên cơ sở lợi thế về điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý; đầu tư, hỗ trợ chế biến sâu, tạo ra những thương phẩm dược liệu có giá trị gia tăng lớn gắn với phát triển du lịch và xây dựng nông thôn mới.

Hỗ trợ lập hồ sơ quản lý, cấp mã số vùng trồng và truy xuất nguồn gốc đối với các diện tích trồng cây dược liệu tập trung. Hỗ trợ thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc các sản phẩm dược liệu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đáp ứng yêu cầu của thị trường. Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, điều hành từ khâu nuôi trồng đến khai thác, chế biến.

Đồng thời, xây dựng và triển khai các đề tài khoa học công nghệ về nghiên cứu chọn tạo giống, công nghệ sản xuất giống; quy trình công nghệ trồng cho năng suất, chất lượng cao, chống chịu sâu, bệnh hại từ nguồn gen cây thuốc quý, lợi thế ở địa phương và nhập nội nguồn gen, giống cây dược liệu tiên tiến. Tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm (qua các phương tiện: báo chí, phóng sự, đài phát thanh, ấn phẩm nông nghiệp,…), vận động, thu hút các doanh nghiệp tham gia liên kết, đầu tư hỗ trợ trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm dược liệu.../.

 

 

Lê Thùy 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline