Hotline: 0941068156

Thứ hai, 06/05/2024 13:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 06/05/2024

Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Thứ năm, 22/02/2024 11:02

TMO - Bảo đảm quyền tiếp cận và sử dụng đất là một trong những chính sách phát triển bền vững cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Bộ Tài nguyên và Môi trường đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai. Trong đó, Bộ đề xuất quy định về hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

Vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, quốc phòng, an ninh; đồng thời, có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, có tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế. Tuy nhiên đây lại là địa bàn có địa hình tự nhiên phức tạp, độ dốc cao, chia cắt. Vì thế, quỹ đất ở vùng đồng bào DTTS và miền núi chủ yếu là đất lâm nghiệp, diện tích đất nông nghiệp và đất ở rất hạn chế. 

Theo khoản 2 Điều 16 của Luật Đất đai, Nhà nước có chính sách hỗ trợ đất đai lần đầu cho cá nhân là người dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, phù hợp với phong tục, tập quán, tín ngưỡng, bản sắc văn hóa và điều kiện thực tế của từng vùng để bảo đảm ổn định cuộc sống như sau: Giao đất ở trong hạn mức và được miễn, giảm tiền sử dụng đất; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở trong hạn mức giao đất ở và được miễn, giảm tiền sử dụng đất đối với đất có nguồn gốc được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận hoặc được thừa kế, tặng cho, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật; giao đất nông nghiệp trong hạn mức không thu tiền sử dụng đất; cho thuê đất phi nông nghiệp không phải là đất ở để sản xuất, kinh doanh và được miễn, giảm tiền thuê đất…

Bảo đảm quyền tiếp cận và sử dụng đất là một trong những chính sách phát triển bền vững cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai. Trong đó, Bộ đề xuất quy định về hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Tại dự thảo, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất, việc hỗ trợ đất đai lần đầu đối với cá nhân là người dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật Đất đai không áp dụng cho các trường hợp sau đây: Đã được Nhà nước giao đất ở, công nhận quyền sử dụng đất ở, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở trong hạn mức; Đã được Nhà nước giao đất nông nghiệp, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp trong hạn mức giao đất nông nghiệp; Đã được Nhà nước cho thuê đất phi nông nghiệp không phải là đất ở để sản xuất kinh doanh.

Theo khoản 3 Điều 16 Luật Đất đai: Nhà nước có chính sách hỗ trợ đất đai để bảo đảm ổn định cuộc sống cho cá nhân là người dân tộc thiểu số đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất quy định tại khoản 2 Điều này nhưng nay không còn đất hoặc thiếu đất so với hạn mức mà thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi như sau: Trường hợp không còn đất ở thì được giao tiếp đất ở, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở trong hạn mức giao đất ở và được miễn, giảm tiền sử dụng đất. Trường hợp thiếu đất ở thì cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở trong hạn mức giao đất ở và được miễn, giảm tiền sử dụng đất; Trường hợp không còn hoặc thiếu đất nông nghiệp thì được giao tiếp đất nông nghiệp trong hạn mức không thu tiền hoặc cho thuê đất phi nông nghiệp không phải là đất ở để sản xuất, kinh doanh và được miễn, giảm tiền thuê đất.

Dự thảo nêu rõ, việc hỗ trợ đất đai đối với cá nhân là người dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi quy định tại khoản 3 Điều 16 Luật Đất đai thực hiện đối với các trường hợp sau: Không còn đất ở hoặc diện tích đất ở còn lại không bảo đảm diện tích tối thiểu được tách thửa theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Không còn đất nông nghiệp hoặc diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng không đủ 50% diện tích đất so với hạn mức giao đất nông nghiệp của địa phương.

Bộ TN&MT đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai. Trong đó, đề xuất quy định về hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số. 

Theo dự thảo, UBND cấp xã rà soát và lập danh sách báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện trước ngày 15/10 hằng năm các trường hợp sau đây: Chưa được hỗ trợ đất đai lần đầu quy định tại khoản 2 Điều 16 Luật Đất đai; không còn hoặc thiếu đất ở, đất nông nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 16 Luật Đất đai; đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất quy định tại khoản 3 Điều 16 Luật Đất đai mà không còn nhu cầu sử dụng; người sử dụng đất chết mà không có người thừa kế là đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 16 Luật Đất đai; người sử dụng đất chuyển khỏi địa bàn cấp tỉnh nơi có đất đến nơi khác sinh sống hoặc không còn nhu cầu sử dụng mà không tặng cho, chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người thuộc hàng thừa kế là đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 16 Luật Đất đai; vi phạm pháp luật đất đai quy định tại khoản 3 Điều 11 Luật Đất đai.

Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thu hồi đất đối với các trường hợp Người sử dụng đất chết mà không có người thừa kế là đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 16 Luật Đất đai; người sử dụng đất chuyển khỏi địa bàn cấp tỉnh nơi có đất đến nơi khác sinh sống hoặc không còn nhu cầu sử dụng mà không tặng cho, chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người thuộc hàng thừa kế là đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 16 Luật Đất đai; vi phạm pháp luật đất đai quy định tại khoản 3 Điều 11 Luật Đất đai để tiếp tục giao đất, cho thuê đất đối với cá nhân khác là người dân tộc thiểu số theo chính sách quy định tại Điều 16 Luật Đất đai. 

 

 

Đỗ Hương 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline