Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 20/06/2025 02:06

Tin nóng

Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường tổ chức gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

TP. HCM (mới) cần đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng

Điều chỉnh cơ chế tiền vay khuyến khích sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

Bình Dương: Điệp phèo heo hơn 100 tuổi trong trường học được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hà Nội cần tái thiết không gian phát triển theo hướng mở, đa trung tâm

Bình Dương: Thêm nhiều cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quốc hội thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp

Phải thay đổi tư duy quản lý, tư duy hành chính và tư duy về địa giới hành chính

Việt Nam - Thụy Điển: Đẩy mạnh hợp tác chuyển đổi xanh, ứng phó biến đổi khí hậu

Việt Nam – Litva: Đẩy mạnh chia sẻ kinh nghiệm, tăng cường hợp tác khoa học công nghệ

Quốc hội thông qua Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh

TP. Huế: Hơn 1.100 tàu thuyền đã vào bờ tránh bão số 1

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 1

Cắt giảm tối đa điều kiện cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng

Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông khả năng mạnh thành bão

Hợp nhất Lâm Đồng - Đắk Nông - Bình Thuận: Cơ hội để tái cấu trúc toàn diện mô hình phát triển vùng

Vùng áp thấp có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới

Thủ tướng đề xuất các giải pháp thúc đẩy bảo tồn, phát triển đại dương xanh

Vai trò của Tuần lễ Biển, Hải đảo trong chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam gặp mặt các chuyên gia, nhà khoa học nhân Ngày Môi trường Thế giới

Thứ sáu, 20/06/2025

Hiệu quả vượt trội từ mô hình canh tác lúa cải tiến

Thứ bảy, 07/06/2025 12:06

TMO - Tại TP. Hà Nội, mô hình canh tác lúa cải tiến cho thấy hiệu quả rõ rệt so với cấy lúa theo hướng truyền thống. Đồng thời giúp tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng năng suất, bảo vệ môi trường. 

Hệ thống canh tác lúa cải tiến (System of Rice Intenfisication - SRI) là phương pháp canh tác lúa sinh thái, có năng suất, chất lượng cao, nhưng lại giảm chi phí đầu vào các khâu: Giống, phân bón, thuốc trừ sâu, nước tưới. SRI dựa trên các nguyên tắc cơ bản: Cấy mạ non, cấy thưa vuông mắt sàng, cấy nông tay.

Đối với việc điều tiết nước, phải rút nước xen kẽ 3-4 lần/vụ, nhất là sau khi bón phân lần đầu; luôn giữ ẩm đất, làm cỏ sục bùn ít nhất 2 lần trong khoảng thời gian 10 đến 12 ngày và 25 đến 27 ngày sau cấy. Nông dân bón phân NPK theo nhu cầu từng giống, bảo đảm cân đối, khuyến khích bón phân hữu cơ, phân chuồng ủ hoai mục. Tùy theo điều kiện cụ thể, các địa phương có thể áp dụng tất cả nguyên tắc kỹ thuật ngay từ vụ đầu hoặc có thể áp dụng "từng phần", tiến tới "áp dụng toàn phần".

Từ năm 2022, huyện Mê Linh đã áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa, từ làm đất, gieo cấy, phun thuốc đến thu hoạch với tổng diện tích gần 1.000 ha. Trong vụ Xuân 2025 được sự hỗ trợ của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Nội, huyện đã triển khai mô hình cấy máy kết hợp hệ thống canh tác lúa cải tiến theo hướng hữu cơ, giảm phát thải với quy mô 50ha tại xã Liên Mạc.

 Đến nay, các ruộng lúa ứng dụng SRI năng suất cao hơn so với cấy lúa truyền thống 6,8-7,4 tạ/ha; hiệu quả kinh tế tăng 19,8-25,6 triệu đồng/ha. Không những thế còn tiết kiệm 40% lượng giống, sử dụng phân bón hữu cơ sinh học, ruộng lúa ít bị sâu bệnh mà còn bảo vệ sức khỏe cong người và hệ sinh thái.

Vụ Xuân 2025 cũng là năm đầu tiên Chi cục phối hợp với huyện Mê Linh đưa máy cấy vào sản xuất lúa SRI theo hướng hữu cơ, phát thải thấp. Các nông hộ được hỗ trợ 50% chi phí mua máy cấy, máy làm đất; 50% chi phí giống, phân bón và công cấy. Có thể thấy, khi áp dụng SRI nước sử dụng cho canh tác lúa sẽ giảm từ 2-3 lần tưới nước/vụ so với tập quán canh tác cũ của nông dân, tương đương giảm trung bình 500-1.000 m3/ha/vụ. Tại các mô hình ứng dụng SRI lượng phân đạm sử dụng giảm hơn so với canh tác theo tập quán do giảm số cá thể trên đơn vị diện tích.

Các ruộng lúa ứng dụng SRI năng suất cao hơn so với cấy lúa truyền thống 6,8-7,4 tạ/ha (Ảnh: BNN). 

Bà Nguyễn Thị Nhân ở thôn Yên Mạc, xã Liên Mạc phấn khởi cho biết, vụ Xuân 2025, được sự hỗ trợ của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Nội và Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Mê Linh, gia đình bà đã gieo cấy lúa bằng máy với khoảng cách hàng 30cm, cây cách cây 20cm, cấy 2-3 dảnh/khóm ứng dụng phương pháp canh tác lúa cải tiến SRI… Cấy lúa theo phương pháp này giảm chi phí lao động, giảm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, cây lúa cứng, ra nhiều bông, trung bình 18-20 bông/khóm, có khóm đạt 25 bông/khóm; năng suất cây lúa tăng 10-15% so với cấy truyền thống.

Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội, vụ Xuân 2025 toàn thành phố gieo cấy 79.705,5 ha, trong đó diện tích ứng dụng SRI toàn phần được 9.968 ha (chiếm 12,51%). Vì vậy, canh tác lúa tưới khô ướt xen kẽ làm giảm đáng kể lượng phát thải khí CH4. 

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Nội, yếu tố cốt lõi làm nên thành công của mô hình là việc tuân thủ nghiêm các nguyên tắc “3 giảm, 3 tăng”, cấy mạ non, cấy thưa, chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, trong đó đặc biệt quan trọng là kỹ thuật rút nước ở một số giai đoạn (lần 1 rút nước vào giai đoạn đẻ nhánh, khoảng 20 - 25 ngày; lần 2 vào giai đoạn chín sáp – thu hoạch, khoảng 15 ngày trước thu hoạch).

Để nhân rộng mô hình, Chi cục đã tham mưu Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội ban hành Kế hoạch số 58/KH-UBND ngày 27/02/2023 của UBND Thành phố về thúc đẩy ứng dụng quản lý sức khoẻ cây trồng tổng hợp (IPHM) trên cây trồng chủ lực giai đoạn 2023 - 2030, hướng đến triển khai rộng rãi trên toàn bộ diện tích trồng lúa của Thành phố.

Mục tiêu là đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật tiên tiến, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm ngay tại đầu bờ thông qua hợp tác với doanh nghiệp, từ đó nâng giá trị sản xuất trên mỗi đơn vị diện tích. Song song đó, công tác tập huấn kỹ thuật sẽ được đẩy mạnh để bà con nông dân dễ tiếp cận và thực hành đúng quy trình.

Từ kết quả mô hình, ngành nông nghiệp Hà Nội kiến nghị UBND Thành phố tiếp tục có cơ chế hỗ trợ kinh phí để nhân rộng mô hình SRI cải tiến nâng cao theo hướng hữu cơ tại các vùng sản xuất lúa trọng điểm. Đồng thời cần đẩy mạnh truyền thông, tập huấn nhằm hình thành nền tảng sản xuất lúa bền vững, hiệu quả cao và đáp ứng các yêu cầu ngày càng khắt khe về an toàn thực phẩm.../.

 

 

PV

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline