Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 20/04/2025 02:04

Tin nóng

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Chủ nhật, 20/04/2025

Hiệu quả từ những mô hình trồng lâm sản ngoài gỗ

Thứ sáu, 07/01/2022 14:01

TMO - Trong những năm qua, nhiều mô hình khuyến nông về lâm sản ngoài gỗ đặc biệt là dược liệu được xây dựng, tạo công ăn, việc làm, từng bước cải thiện sinh kế cho đồng bào các dân tộc, phát triển sản xuất, phát triển làng nghề và góp phần phát triển kinh tế xã hội.

Theo báo cáo của Tổng cục Lâm nghiệp, một số loài có diện tích trồng lớn và  cho sản lượng khai thác đạt giá trị cao như: Quế diện tích lên tới 137.000 ha, sản lượng khai thác ước đạt 32.000 tấn vỏ khô/năm; Thảo quả có diện tích 35.500 ha, sản lượng khai thác ước đạt 5.300 tấn quả khô/năm; Ba kích có sản lượng khai thác đạt 650 tấn củ tươi/năm.... Một số loài dược liệu khác cũng cho sản lượng và giá trị cao như đảng sâm, đương quy, hồi... Hiện nay đã hình thành nên nhiều vùng chuyên canh và giá trị của lâm sản ngoài gỗ ước đạt trên 3.300 tỷ đồng/năm.

Các địa phương vùng núi đẩy mạnh trồng cây thảo quả thay cho lâm sản ngoài gỗ

Theo ước tính, tại các địa phương có sản xuất các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ chủ yếu thì thu nhập trung bình của hộ gia đình chiếm tỷ trọng khoảng 32-35% tổng thu nhập kinh tế của hộ gia đình. Việc sản xuất các lâm sản ngoài gỗ ở nước ta đã thu hút hàng trăm nghìn lao động khu vực miền núi tham gia, nhất là lao động ở vùng sâu, vùng xa, vùng nghèo đói ở miền Bắc như Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Quảng Ninh...

Trong những năm qua,Trung tâm khuyến nông Quốc gia cũng đã chú trọng đến công tác chuyển giao kỹ thuật, xây dựng các mô hình lâm sản ngoài gỗ nhằm nâng cao thu nhập cho người dân thông qua các lớp tập huấn, các tọa đàm và các mô hình trình diễn về lâm sản ngoài gỗ.

Điển hình như các mô hình : Mô hình trồng cây lâm sản ngoài gỗ làm dược liệu (ba kích, kim tiền thảo, hà thủ ô, sa nhân tím, đinh lăng, khôi tí, đảng sâm, đương quy...) tại các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Hòa Bình, Sơn La, Gia Lai, Đắk Nông; Mô hình trồng cây lâm sản ngoài gỗ làm thực phẩm (mắc ca, sơn tra, tre bát độ, quế, trám ghép, giổi ăn hạt...) tại các tỉnh như Hòa Bình, Tuyên Quang, Lào Cai, Thanh Hóa, Phú Yên...; Mô hình trồng cây lâm sản ngoài gỗ làm nguyên liệu: mây K83, luồng... được triển khai tại các tỉnh: Bắc Kạn, Quảng Ninh, Hòa Bình, Phú Thọ, Thanh Hóa...

Thấy được hiệu quả kinh tế cải thiện rõ rệt từ các mô hình khuyến nông này mang lại, nhiều hộ hộ dân trên địa bàn vùng dự án mở rộng diện tích, hình thành các vùng trồng tập trung, tạo khối lượng hàng hóa lớn cung ứng cho thị trường trong và ngoài nước. Các loài lâm sản ngoài gỗ cần ưu tiên phát triển đối với sinh kế của người dân tại các vùng đệm như: ba kích, sa nhân, trà hoa vàng, tam thất hoang, sâm nam, đảng sâm, sâm lai châu, quế, ba kích...

Sản xuất lâm sản ngoài gỗ giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế của rừng, đóng góp vào thu nhập kinh tế của các địa phương miền núi, nâng cao tỷ trọng cơ cấu sản xuất của ngành lâm nghiệp trong cơ cấu kinh tế của các địa phương ở miền núi. Hơn nữa, phát triển lâm sản ngoài gỗ, trong đó có mây, tre, quế, hồi, thảo quả...cũng có ý nghĩa trong việc góp phần đảm bảo an toàn lương thực, chăm sóc sức khoẻ, cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu phục vụ đời sống, đảm bảo an sinh xã hội cho vùng miền núi.

 

 

Hoài Dương

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline