Hotline: 0941068156

Thứ hai, 07/04/2025 08:04

Tin nóng

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Việt Nam – Singapore: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt

Giờ Trái đất 2025: Tiết kiệm hơn 942 triệu đồng sau 1 giờ tắt đèn

Hàng chục ha lúa ở Gia Lai, Kon Tum bị hư hỏng do khô hạn

Thêm 8 cây cổ thụ vùng ngoại thành Hà Nội được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Phú Thọ: 2 cây hoa đại 1.000 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

“Số hóa cây cổ thụ” – Giải pháp tối ưu để quản lý, bảo vệ cây xanh

Chuyên gia: ‘Cây Di sản Việt Nam là thương hiệu của thương hiệu’

Kỷ niệm 15 năm hoạt động bảo tồn Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 07/04/2025

Hiệu quả từ công nghệ tưới tiết kiệm nước cho sầu riêng

Thứ năm, 03/04/2025 06:04

TMO - Trong thời điểm hạn hán, xâm nhập mặn đang diễn ra ngày càng phức tạp, việc ứng dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm là giải pháp được ngành nông nghiệp và người dân tỉnh Tiền Giang tích cực áp dụng để bảo vệ diện tích cây nông nghiệp, nhất là đối với cây sầu riêng- loài cây ăn quả cho giá trị kinh tế cao.

Theo UBND tỉnh Tiền Giang, tính đến tháng 2/2025, tỉnh Tiền Giang có diện tích trồng sầu riêng hơn 24.500 ha, sản lượng đạt khoảng 458.000 tấn, tỉnh đã được cấp 155 mã số vùng trồng, với diện tích gần 7.000 ha; 65 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng xuất sang thị trường Trung Quốc. Kể từ khi Nghị định  về việc xuất khẩu sầu riêng chính ngạch sang thị trường Trung Quốc có hiệu lực, giá cả và tình hình tiêu thụ loại trái cây này trở nên khởi sắc.

Tuy nhiên, trong bối cảnh diễn biến của xâm nhập mặn và khô hạn, thiếu nước gây nguy cơ ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của cây sầu riêng, độ mặn tăng cao đột biến và kéo dài đã gây thiệt hại lớn cho những vườn trồng sầu. Xâm nhập mặn ảnh hưởng đến cây trồng qua các triệu chứng như cháy lá, vàng lá, rụng lá, rụng hoa, rụng trái, làm giảm sinh trưởng và năng suất. Khảo sát cho thấy, hầu hết người dân trồng sầu riêng tại huyện Cai Lậy sử dụng phổ biến phương pháp tưới phun mưa dưới gốc.

Phương pháp này giúp tiết kiệm 38 - 46% lượng nước so với tưới truyền thống (tưới tràn thủ công), tuy nhiên vẫn tiêu tốn 400 - 600 lít nước/lần tưới, cao hơn nhu cầu thực tế của cây sầu riêng. Khi xảy ra xâm nhập mặn, nguồn nước ngọt khan hiếm, khó đảm bảo đủ nước tưới trong mùa khô. Nhằm bảo vệ diện tích sầu riêng, giảm thiểu tối đa thiệt hại do thiếu nước, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Thuỷ, trường Đại học Tiền Giang, đã nghiên cứu giải pháp tưới tiết kiệm nước thích ứng với xâm nhập mặn cho vườn cây sầu riêng ở xã Tam Bình, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.

Được biết hệ thống tưới nhỏ giọt khuếch tán dưới mặt đất là một kỹ thuật tưới mới, bắt nguồn từ Israel. Đây là phiên bản cải tiến của tưới nhỏ giọt truyền thống (ống tưới trên mặt đất, gần gốc cây).

Kỹ thuật này cung cấp nước trực tiếp vào vùng rễ của cây trồng, thông qua các ống nhỏ giọt chôn dưới đất, giúp tăng khả năng thẩm thấu và lưu trữ nước trong đất, đặc biệt trong vùng rễ cây. Bộ khuếch tán được lắp đặt ở độ sâu 30 - 50cm trước khi trồng cây, hoặc đặt trên mặt đất, ngay rìa tán lá nếu lắp đặt sau khi trồng.

Do rễ cây thường lan rộng ra ngoài thay vì tập trung sát gốc, nên tưới ở mép tán lá giúp nước thấm vào vùng rễ hiệu quả hơn. Nguyên lý tưới là dẫn nước bằng ống chuyên dụng và tưới trực tiếp vào gốc cây, giảm thất thoát nước do thẩm thấu và bay hơi. Phương pháp này giúp tiết kiệm từ 50 - 70% lượng nước so với tưới truyền thống, được đánh giá là hiệu quả và tiết kiệm nhất trong các hệ thống tưới hiện nay. Thử nghiệm được tiến hành trên vườn sầu riêng giống Dona, 20 năm tuổi.

Trong đó, vườn mô hình áp dụng tưới nhỏ giọt khuếch tán với mức 64 - 96 lít/cây/ngày. Vườn đối chứng sử dụng tưới phun mưa vào gốc với 120 lít/cây/ngày. Bộ tưới khuếch tán có đầu tưới cung cấp 4 lít nước/15 phút, chôn cách mặt đất 0,1 m và cách gốc 1,2 m. Mỗi cây lắp bốn bộ tưới khuếch tán. Lượng nước và thời gian tưới được điều chỉnh qua bộ điều khiển máy bơm.

Ứng dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm cho sầu riêng giúp giảm lượng nước tưới từ 10-30%. (Ảnh minh hoạ). 

Ứng dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm với mức tưới 96 lít/cây/ngày (giảm 20% lượng nước so với vườn đối chứng) trong hai mùa khô (2021 - 2022 và 2022 - 2023) cho thấy, độ ẩm đất giữa vườn mô hình và đối chứng không có sự chênh lệch đáng kể, dao động trong khoảng 70 - 80%. Cây ở vườn mô hình phát triển chậm hơn, với số chồi non, chiều dài chồi chính và chiều dài chồi phụ đều thấp hơn so với vườn đối chứng. Tuy nhiên, kích thước lá (cả chiều dài và chiều rộng) ở vườn mô hình lại lớn hơn so với vườn đối chứng.

Tổng số quả trên cây ở vườn mô hình đạt 24,8 quả/cây, năng suất 98,61 kg/cây, cao hơn so với đối chứng (16,05 quả/cây và năng suất 61,23 kg/cây). Như vậy, mặc dù sử dụng ít nước hơn, hệ thống tưới nhỏ giọt khuếch tán giúp tăng hiệu quả sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng sầu riêng. Qua thử nghiệm, nhóm đưa ra giải pháp tưới nước thích ứng với xâm nhập mặn cho vườn sầu riêng là kết hợp hệ thống trữ nước (vét mương, đào ao) và tưới nhỏ giọt khuếch tán dưới mặt đất với mức tưới 96 lít/cây/ngày khi xâm nhập mặn xảy ra.

Giải pháp vét mương trữ nước, đào ao trữ nước kết hợp sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt khuếch tán dưới mặt đất với mức tưới 96l/cây/ngày (đưa nước ngọt trực tiếp vào vùng rễ, tránh thất thoát do bốc hơi, chảy tràn) đảm bảo đủ nước ngọt tưới cho vườn cây trong trường hợp mùa khô bị xâm nhập mặn, giúp cây sầu riêng vẫn sống, sinh trưởng, phát triển, ra hoa, kết quả vụ nghịch, không bị giảm năng suất, đồng thời mở ra cơ hội cải thiện chất lượng quả tốt hơn.

Mặt khác, hệ thống tưới nhỏ giọt khuếch tán dưới mặt đất có thể được tích hợp vào hệ thống tưới phun mưa sẵn có tại các nông hộ với chi phí hợp lý. Tuy nhiên, cần tiếp tục nghiên cứu tối ưu hóa hệ thống tưới tiết kiệm nước để giảm chi phí đầu tư trên một ha sầu riêng, từ đó mở rộng khả năng ứng dụng hệ thống.

Việc ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tưới tiết kiệm đã và đang mang lại hiệu quả rõ rệt, giúp tăng năng suất cây sầu riêng, giảm lượng nước trung bình từ 10 đến 30% so với phương thức tưới truyền thống. Đây là nghiên cứu, sáng chế có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm thiểu tối đa thiệt hại cho sầu riêng trong cao điểm khô hạn không chỉ ở Tiền Giang mà cho tất cả các vùng trồng sầu riêng trên cả nước.

 

 

Vũ Hà

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline