Hotline: 0941068156

Thứ tư, 15/05/2024 18:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ tư, 15/05/2024

Hiệu quả từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Nghệ An

Thứ năm, 07/09/2023 13:09

TMO - Từ nguồn chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), nhiều chủ rừng, cộng đồng thôn ở các địa phương miền núi trên địa bàn tỉnh Nghệ An có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng, đồng thời được chia sẻ những kiến thức, nghiệp vụ lâm sinh để trở thành lực lượng bảo vệ rừng hiệu quả.

Theo đánh giá của UBND tỉnh Nghệ An, trong bối cảnh nguồn vốn ngân sách phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng hạn chế thì nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng, trồng rừng thay thế đã duy trì sự ổn định, góp phần giảm áp lực cho ngân sách nhà nước trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Đồng thời, tạo ra nhiều việc làm, cải thiện sinh kế, tăng thu nhập, đời sống của người làm nghề rừng, người bảo vệ rừng, đặc biệt là đồng bào vùng núi cao, góp phần giữ vững an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, tăng độ che phủ rừng trên địa bàn toàn tỉnh.

Toàn tỉnh Nghệ An hiện có 962.230,69ha rừng, trong đó có 789.933,97ha rừng tự nhiên, 172.296,52ha rừng trồng, độ che phủ rừng đạt 58,36%. Trong những năm qua, công tác quản lý bảo vệ rừng theo hướng xã hội hóa nghề rừng, phát triển và sử dụng hợp lý tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp, huy động sự tham gia rộng rãi, tích cực của các nguồn lực, góp phần bảo vệ môi trường, sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, thích ứng với biến đổi khí hậu. Việc bảo vệ phát triển rừng bền vững luôn được Tỉnh ủy, UBND tỉnh, ngành lâm nghiệp Nghệ An hết sức quan tâm và tập trung chỉ đạo quyết liệt bằng nhiều giải pháp, biện pháp. Trong các biện pháp quản lý và bảo vệ rừng, đã xuất hiện mô hình bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng rất hiệu quả.

Cộng đồng đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ rừng tại Nghệ An. 

Theo đại diện Chi cục Kiểm lâm Nghệ An thông tin: trên địa bàn tỉnh đang có 1.249 cộng đồng tham gia bảo vệ 110.144,293ha rừng, phân bố trên địa bàn 9 huyện (Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Đô Lương, Yên Thành, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong), với 87 xã và 537 xóm, bản, làng, thu hút hơn 35.805 người tham gia. Đây là mô hình rất hiệu quả, phát huy tốt vai trò của cả cộng đồng cùng tham gia, quản lý và bảo vệ rừng tận gốc. 

Hiệu quả mang lại trong việc bảo vệ, phát triển rừng dựa vào cộng đồng thể hiện rõ ở việc, các hành vi vi phạm xảy ra đều được phát hiện, xử lý sớm, giảm tối đa thiệt hại đến tài nguyên rừng; tính đoàn kết cộng đồng được tăng lên; việc thụ hưởng các sản phẩm từ rừng và các chính sách của nhà nước, dịch vụ môi trường rừng được củng cố về mặt pháp lý. Đặc biệt, cộng đồng đã phát huy được vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác quản lý, bảo vệ rừng. Tham gia quản lý, bảo vệ rừng, họ có nguồn thu nhập, góp phần trang trải cuộc sống gia đình... Từ đó, nhận thức về công tác bảo vệ rừng được nâng lên. Cộng đồng còn nắm rõ được vị trí, ranh giới khu rừng cần bảo vệ, nắm được những việc phải làm khi thực hiện bảo vệ rừng được giao, góp phần cùng lực lượng kiểm lâm làm tốt công tác quản lý và bảo vệ rừng trên địa bàn.

Nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng được đánh giá là nguồn tài chính quan trọng và bền vững của ngành lâm nghiệp, phục vụ đắc lực cho công tác quản lý, bảo vệ rừng...Trong 6 tháng đầu năm 2023, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh cơ bản hoàn thành và đảm bảo tiến độ theo kế hoạch, như: Công tác tham mưu văn bản, triển khai thực hiện nhiệm vụ; Thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch (Tổng số 51 hợp đồng ủy thác đã ký, gồm 22 cơ sở sản xuất thủy điện, 14 cơ sở sản xuất nước sạch, 15 cơ sở sản xuất Công nghiệp). Kết quả thu 63.098.481 nghìn đồng, đạt 52% kế hoạch và đảm bảo giải ngân tiền dịch vụ môi trường rừng; Thực hiện tốt công tác trồng rừng thay thế; Công tác truyền thông, nâng cao nghiệp vụ và học tập, chia sẻ kinh nghiệm với các tỉnh. Đặc biệt, công tác triển khai chi trả tiền dịch vụ chi trả môi trường rừng không dùng tiền mặt...

Tại Nghệ An, số đối tượng được chi trả dịch vụ môi trường rừng (năm 2022) gồm 20.938 chủ rừng là hộ gia đình, cộng đồng với số tiền được chi trả 27.119.774 nghìn đồng và 1.310 hợp đồng nhận khoán bảo vệ rừng với số tiền được chi trả là 52.681.247 nghìn đồng (các đối tượng bảo vệ rừng chủ yếu là người đồng bào dân tộc thiểu số).

Ngoài kinh phí được chi trả theo kế hoạch năm 2022, Quỹ tỉnh đã cân đối các nguồn kinh phí để tham mưu điều tiết, hỗ trợ bổ sung đơn giá chi trả dịch vụ môi trường rừng cho các lưu vực thuỷ điện có đơn giá thấp sau khi hỗ trợ đạt đủ 150.000 đồng/ha/năm. Đồng thời, đã hỗ trợ kịp thời kinh phí cho các chủ rừng và năm 2022 diện tích rừng được chi trả tiền là: 555.174,745 ha... Đến nay, đã cơ bản hoàn thành việc xây dựng bản đồ chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Việc giao đất giao rừng đã góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống của người dân khi hưởng lợi từ nguồn tiền dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh. 

Để tiếp tục phát huy hiệu quả từ chính sách giao rừng, giao đất, UBND tỉnh Nghệ An đã phê duyệt giao chỉ tiêu thực hiện thực hiện Đề án giao rừng gắn với giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh Nghệ An đợt 1 năm 2023.  Theo đó, tổng nhu cầu vốn thực hiện đề án khoảng 10 tỷ đồng, với tổng diện tích giao 25.093,279ha, trong đó: Giao rừng trên đất lâm nghiệp đã giao hoặc đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp 8.966,769ha; giao rừng đồng thời gắn với giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp 16.126,510ha.

Đối tượng hưởng lợi của đề án là người dân bản địa, cộng đồng đồng bào DTTS trên địa bàn. Mục tiêu của đề án là phát huy nội lực của cộng đồng/hộ gia đình, có sự hỗ trợ của Nhà nước nhằm cải thiện sinh kế, phát triển kinh tế hộ gia đình hướng đến thu nhập khá và ổn định từ kinh tế rừng. Đồng thời, giảm áp lực cho công tác bảo vệ rừng, chấm dứt tình trạng phá rừng làm rẫy… 

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lũy kế đến cuối tháng 8/2023, cả nước thu 1.967,8 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng, đạt 59,8% kế hoạch năm và giảm 18% so với cùng kỳ năm trước. Kế hoạch thu tiền dịch vụ môi trường rừng năm 2023 đạt: 3.200 tỷ đồng, trong đó quỹ trung ương dự thu 2.053 tỷ đồng; quỹ tỉnh dự thu 1.147 tỷ đồng.

Đến nay, có 718 chủ rừng đang quản lý 7,65 triệu ha rừng và đất lâm nghiệp; có 417 phương án quản lý rừng bền vững được phê duyệt, đạt 58% tổng số phương án cần phê duyệt; có 445.500 ha được cấp chứng chỉ rừng (rừng phòng hộ 38.565 ha, rừng trồng sản xuất 407.000 ha). Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết trong thời gian tới, sẽ tiếp tục theo dõi, đôn đốc các địa phương chuẩn bị đủ cây giống, hiện trường để trồng rừng theo kế hoạch, chủ động kiểm soát chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp. Đồng thời, tuyên truyền, cảnh báo nguy cơ cháy rừng; chỉ đạo, đôn đốc hệ thống kiểm lâm thực hiện các biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng, bố trí lực lượng thường trực tại các vùng có nguy cơ cháy cao.  

Theo quy định hiện nay, các đối tượng phải trả tiền dịch vụ môi trường rừng là các cơ sở sản xuất thủy điện; Cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch; Cơ sở sản xuất công nghiệp; Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; Các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh gây phát thải khí nhà kính lớn; Các cơ sở nuôi trồng thủy sản.

Hiện tại, các loại dịch vụ môi trường rừng được quy định cụ thể như sau: Bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối; Điều tiết, duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội; Hấp thụ và lưu giữ carbon của rừng; Giảm phát thải khí nhà kính từ hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững, tăng trưởng xanh; Bảo vệ, duy trì vẻ đẹp cảnh quan tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng cho kinh doanh dịch vụ du lịch; Cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn, con giống tự nhiên, nguồn nước từ rừng và các yếu tố từ môi trường, hệ sinh thái rừng để nuôi trồng thủy sản.

 

 

Minh Hải 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline