Hotline: 0941068156

Thứ năm, 15/05/2025 14:05

Tin nóng

Mở đợt cao điểm truy quét buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng

Đề xuất lộ trình áp dụng quy chuẩn khí thải xe mô tô, xe gắn máy

Quyết liệt triển khai Kết luận của Trung ương về ứng phó BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Đề xuất áp dụng quy chuẩn khí thải trước tại những nơi có nguy cơ ô nhiễm cao

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Thứ năm, 15/05/2025

Hiệu quả kinh tế cao từ trồng mía

Thứ năm, 15/05/2025 06:05

TMO - Nhờ áp dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến, liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp và chuyển đổi giống mía năng suất cao, nhiều địa phương ở Nghệ An đang thu về hiệu quả kinh tế rõ rệt từ cây mía nguyên liệu và mía giải khát. Mô hình này không chỉ giúp nông dân ổn định thu nhập mà còn góp phần phát triển vùng nguyên liệu bền vững phục vụ công nghiệp chế biến.

Nghệ An là một trong những trung tâm chế biến đường lớn của cả nước với ba nhà máy sản xuất đường có tổng công suất hơn 15.000 tấn mía cây/ngày. Những năm gần đây, giá đường tăng, cho nên giá mía nguyên liệu liên tục tăng; bên cạnh đó, các nhà máy chế biến đường có nhiều chính sách giúp người trồng có lãi tốt, yên tâm đầu tư vùng nguyên liệu.

Nhờ làm ăn hiệu quả, các nhà máy có chính sách hỗ trợ tốt, đồng hành với người trồng mía nguyên liệu, giúp người dân có vốn khai hoang làm đất, chuyển đổi cây trồng khác sang trồng mía; hỗ trợ kỹ thuật trong cả vụ trồng; hỗ trợ giống mới năng suất cao; hỗ trợ kinh phí và máy móc làm giao thông nội vùng mía; lắp hệ thống tưới...

Bên cạnh việc mở rộng vùng trồng mía nguyên liệu, các diện tích trồng mía làm giải khát trong cao điểm nắng nóng cũng được người dân Nghệ An đẩy mạnh mở rộng. Hiện nay, nhu cầu nước mía giải khát tăng mạnh khiến những ruộng mía ép lấy nước tại xã Thịnh Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) càng thêm đắt hàng. Từ đầu tháng 4 đến nay, đặc biệt là vào những ngày nắng nóng đầu tháng 5 vừa qua, bà con nông dân xã Thịnh Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) tất bật thu hoạch mía ép lấy nước để cung ứng cho thị trường nước giải khát.

Theo chia sẻ của người dân đại phương, gần 1 tháng nay, ngày nào người dân cũng đổi công nhau thu hoạch mía. Nắng nóng nên mía rất ngọt, bán được giá. Mỗi ngày xuất bán hàng tấn cây mía, giá tại ruộng từ 3,5 - 4 triệu đồng/tấn. Mỗi sào đạt 3,5 - 4 tấn, thu về khoảng 15 triệu đồng

Theo Lãnh đạo UBND xã Thịnh Thành, cây mía ép lấy nước, hay còn gọi là mía giải khát đã được người dân nơi đây đưa vào canh tác hơn 10 năm nay. Khác với các vùng trồng mía nguyên liệu cho nhà máy đường hay nấu mật vào cuối năm, mía Thịnh Thành phục vụ thị trường nước giải khát, nên thời vụ thu hoạch bắt đầu từ tháng 4 và kéo dài đến tháng 9.

Đây là thời điểm mùa Hè nắng nóng, nên bà con khá vất vả. Hiện toàn xã có khoảng 87 ha mía ép lấy nước, tính bình quân, 1 ha mía thu về trên dưới 300 triệu đồng, thì mỗi năm bà con trên địa bàn xã có doanh thu hàng chục tỷ đồng - một con số đáng mơ ước đối với mô hình nông nghiệp ở địa phương. Nếu tính trên đơn vị diện tích, thì mía ép lấy nước cho thu nhập cao nhất đối với các loại cây trồng trên địa bàn xã hiện nay. Tuy nhiên, mía ép lấy nước đòi hỏi yêu cầu khắt khe: thân to, đẹp, nhiều nước, ngọt và thẳng.

Mía giải khát (mía ép nước) cho hiệu quả kinh tế cao hơn, tuy nhiên quá trình chăm sóc yêu cầu khắt khe. (Ảnh: BHB).

Vì vậy, trong suốt quá trình chăm sóc, bà con không chỉ làm cỏ, bón phân đều đặn, mà còn phải tỉa lá, kiểm tra sâu bệnh thường xuyên và lên luống cao, dùng cọc gỗ chống đổ. Phụ phẩm từ mía cũng được tận dụng làm thức ăn cho trâu, bò, tăng hiệu quả canh tác. Mía được đánh giá là cây dễ trồng, ít vốn, ít sâu bệnh, phù hợp với nhiều loại đất. Với năng suất 3 - 4 tấn/sào, giá bán ổn định, người trồng thu về trung bình 300 triệu đồng/ha, cao hơn nhiều so với các loại cây trồng truyền thống.

Mô hình này không chỉ phát triển mạnh ở huyện Yên Thành, mà còn lan rộng ra nhiều địa phương như Đô Lương, Anh Sơn, Diễn Châu, Tân Kỳ, Nghĩa Đàn… Từ hiệu quả kinh tế rõ nét, xã Thịnh Thành đang tiếp tục vận động người dân chuyển đổi những diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng mía ép lấy nước.

Đây là hướng đi bền vững, thích ứng tốt với biến đổi khí hậu và biến nhu cầu giải khát mùa Hè thành nguồn thu nhập ổn định cho nông dân. Lãnh đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết, mía ép lấy nước bà con trên địa bàn tỉnh Nghệ An thường trồng là giống mía QD931-59.

Tổng diện tích mía ép lấy nước trên địa bàn toàn tỉnh hiện nay có khoảng trên 170 ha, tập trung nhiều nhất ở huyện Yên Thành 166 ha. Còn lại là ở các huyện khác như: Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Anh Sơn, Thanh Chương... Ngoài ra, một số vùng tận dụng mía mật để ép lấy nước giải khát nhưng do ít nước và cứng, nên không hiệu quả.

Ngoài giá bán cao, mía giải khát còn có ưu điểm về thời gian sinh trưởng ngắn, dễ chăm sóc, ít sâu bệnh. Một số địa phương đã hình thành vùng chuyên canh mía tươi, liên kết với thương lái và cơ sở chế biến nước mía đóng chai, giúp đầu ra ổn định hơn.

Nhờ sự chủ động trong khâu giống, tưới tiêu và kỹ thuật canh tác, nhiều hộ dân đã chuyển đổi đất trồng ngô, sắn, keo sang trồng mía giải khát và thu được lợi nhuận cao hơn rõ rệt. Mô hình này đang mở ra hướng đi hiệu quả, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu địa phương, góp phần nâng cao thu nhập và phát triển kinh tế vùng nông thôn Nghệ An nói chung và trên địa bàn huyện Yên Thành nói riêng.

 

Hải Anh

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline