Hotline: 0941068156

Thứ năm, 02/05/2024 08:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 02/05/2024

Hiệu quả của năng lượng mặt trời tại vùng lõm về điện

Thứ tư, 30/03/2022 22:03

TMO - Hiện nay, tại một số vùng trong tỉnh Khánh Hòa, nhiều hộ dân đã đưa năng lượng mặt trời vào thắp sáng cũng như bơm nước tưới, góp phần giải quyết bài toán thiếu điện phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Các hộ chăn nuôi tại khu vực Núi Chúa (xã Diên Sơn, huyện Diên Khánh) cho biết, nếu  kéo điện lưới quốc gia phục vụ sản xuất, trang trại phải đầu tư chi phí rất lớn. Cụ thể, trang trại cách nơi có điện lưới đến 3km, cứ 1km đường điện và hạ thế chi phí hơn 700 triệu đồng, chưa tính tiền sử dụng điện hàng tháng.

Năng lượng mặt trời được sử dụng để đảm bảo lượng nước tưới cho diện tích sản xuất tại một số vùng tại tỉnh Khánh Hòa 

Nhằm khắc phục hạn chế trên, nhiều hộ dân tại khu vực này đã sử dụng năng lượng mặt trời, đầu tư 8 tấm pin, 8 bình ắc quy, máy bơm, với tổng chi phí 185 triệu đồng. Điện mặt trời đã phát huy hiệu quả tại các trang trại, nước tưới mạnh đủ sức vệ sinh, tắm cho đàn heo hơn 200 con. Đồng thời, còn tưới cho 150 gốc xoài, phát triển kinh tế vườn đồi. Hiện nay, công suất sử dụng chỉ mới đạt 30% trong tổng diện tích 1ha.

Theo nhiều nông dân, lâu nay, tại các vùng lõm, nơi chưa có điện lưới quốc gia kéo tới, sản xuất nông nghiệp rất khó khăn, đặc biệt là việc bơm tưới nước cho cây trồng hay chăn nuôi trang trại. Vì thế, việc xuất hiện các thiết bị bơm tưới sử dụng năng lượng mặt trời đã giải bài toán thiếu điện phục vụ sản xuất.

Hệ thống bơm chạy bằng điện mặt trời có nhiều ưu điểm như: Tận dụng nguồn năng lượng mặt trời dồi dào, vô tận, tiềm năng rất lớn nhưng là năng lượng xanh, không ô nhiễm; hệ thống vận hành tự động, có thể tự động bơm khi có nắng; có thể chuyển đổi nguồn năng lượng dư thừa thành nguồn năng lượng điện 220V AC để sử dụng cho nhiều mục đích khác.

Việc xuất hiện ngày càng nhiều sản phẩm ứng dụng năng lượng mặt trời, trong đó có máy bơm nước bằng năng lượng mặt trời đã giúp người dân các khu vực này phát triển sản xuất, chăn nuôi, tăng thu nhập, tạo động lực phát triển cho vùng sâu, vùng xa.

 

Vũ Lan

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline