Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 28/04/2024 02:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 28/04/2024

Hậu Giang: Liên tiếp sạt lở đất, thiệt hại hàng tỷ đồng

Thứ tư, 20/03/2024 16:03

TMO - Tính từ đầu năm 2024 đến nay, toàn tỉnh Hậu Giang đã xảy ra 8 điểm sạt lở; chiều dài sạt lở 216m; diện tích đất bị sạt xuống sông gần 1.100m2. Ước tính thiệt hại gần 1,8 tỷ đồng. 

Ngày 19/3, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hậu Giang cho biết, tại TP. Ngã Bảy vừa xảy ra sụt lún đất, sạt lở bờ kênh. Cụ thể, vụ sạt lở bờ kênh xảy ra vào lúc 5 giờ ngày 19/3, tại hộ ông Nguyễn Văn Thống ở kênh xáng Cái Côn, TP Ngã Bảy. 

Đoạn sạt lở dài 27m, sâu vào bờ nơi rộng nhất khoảng 6m; diện tích đất bị sạt xuống sông hoàn toàn hơn 160m2, làm sụp lún một phần đường đá dăm, ước tính thiệt hại gần 340 triệu đồng. Nguyên nhân ban đầu dẫn đến sự cố được xác định do ảnh hưởng dòng chảy. Lực lượng chức năng địa phương đã điều động dân quân tự vệ, công an, các tổ chức đoàn thể cùng với người dân khắc phục, dọn dẹp điểm sạt lở.

Trước đó, vào ngày 15/3, tại bờ Kênh Mái Dầm, thuộc địa bàn huyện Châu Thành cũng xảy ra vụ sạt lở đất, kéo theo một căn nhà của người dân. Vị trí xảy ra sụp đất, sạt lở bờ kênh tại hộ bà Nguyễn Thị Lệ và Nguyễn Thị Hiền, ấp Phú Lợi, xã Phú Hữu, với chiều dài sạt lở 60m, sâu vào bờ nơi rộng nhất khoảng 5m, diện tích mất đất là 300m­2. Sạt lở làm sụp 1 căn nhà cấp 4 xuống sông, trước đó đã được chính quyền vận động tháo dỡ 1 phần và di dời vật dụng ra khỏi nhà. Ước thiệt hại do vụ sạt lở gây ra là 250 triệu đồng.

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh cho biết, việc phát triển hồ chứa ở thượng nguồn hệ thống sông Mekong đã làm thay đổi chế độ dòng chảy trên sông, làm mất cân bằng bùn cát dẫn đến hạ thấp đáy sông, xói lở bờ sông kênh rạch. Bên cạnh đó, các hoạt động khai thác khoáng sản, khai thác cát dọc các con sông cũng làm cho lòng dẫn bị xói sâu, hạ thấp, bờ sông, kênh rạch bị sạt lở, môi trường nước bị ảnh hưởng. Trong thời gian tới, tình hình sạt lở bờ sông, kênh rạch ở đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Hậu Giang nói riêng sẽ tiếp tục diễn ra phức tạp và nghiêm trọng. 

 

 

Chí Kiên 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline