Hotline: 0941068156

Thứ năm, 21/11/2024 18:11

Tin nóng

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Thường trực Ban Bí thư Lương Cường giữ chức Chủ tịch nước

Hải Hà (Quảng Ninh): 2 đa cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 21/11/2024

Hành động khẩn cấp để bảo tồn loài voi trước đà suy giảm

Chủ nhật, 28/07/2024 07:07

TMO - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang lấy ý kiến rộng rãi về Kế hoạch hành động quốc gia về bảo tồn voi Việt Nam đến năm 2035, tầm nhìn 2050.

Loài voi châu Á hoang dã đóng vai trò quan trọng trong việc phát tán hạt giống và chất dinh dưỡng, tạo đường mòn trong rừng rậm và thay đổi sinh cảnh rừng mang lại lợi ích của các loài động vật khác. Tuy nhiên, loài động vật to lớn này đang bị đe dọa trên toàn cầu, đặc biệt tại khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc – nơi chỉ còn khoảng 8.000 - 11.000 cá thể voi hoang dã, phân bố ở tám quốc gia gồm Campuchia, miền Nam Trung Quốc, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam.

Trong số các quốc gia trên, Việt Nam còn lại ít voi hoang dã nhất, ước tính chỉ có hơn 100 cá thể trên toàn quốc. Quần thể lớn nhất được tìm thấy ở Vườn Quốc gia Yok Đôn, tỉnh Đắk Lắk. Những cá thể còn sót lại này đang phải đối mặt với một loạt các mối đe dọa, trong đó có việc xung đột với con người. Sinh cảnh sống bị mất, suy thoái và phân mảnh, nguồn thức ăn bị thu hẹp, trở ngại di chuyển trong vùng cảnh quan càng làm cho tình trạng của chúng tồi tệ hơn.

Trước thực trạng trên, Kế hoạch hành động quốc gia về bảo tồn voi Việt Nam đến năm 2035, tầm nhìn 2050 đã đặt rõ mục tiêu định hướng và hướng dẫn thực hiện các hành động ưu tiên đến năm 2035 thông qua các chiến lược về duy trì và phát triển quần thể, cá thể voi, đảm bảo bền vững, cải thiện môi trường sống, quản lý xung đột voi - người và nâng cao năng lực cho các bên liên quan để bảo tồn voi hoang dã. Bên cạnh đó, tăng cường phúc lợi và thúc đẩy gây nuôi sinh sản hướng tới phát triển bền vững cho voi nuôi nhốt.

Một số nhiệm vụ cụ thể được đề xuất như nâng cao hiểu biết về voi hoang dã, từ đặc điểm hình thái, cấu trúc đàn, hành vi và sức khỏe từng cá thể, xu hướng di chuyển thông qua việc giám sát voi bằng bẫy ảnh hoặc phân tích DNA từ mẫu phân. Triển khai một số giải pháp ngăn chặn các mối đe dọa đến sự suy giảm voi hoang dã như tăng cường tuần tra kiểm soát, loại bỏ các mối đe dọa đối với sự tồn tại của voi, thực hiện các hoạt động cứu hộ và tái thả voi hoang dã vào môi trường tự nhiên cũng như các biện pháp để ngăn chặn voi chết. Duy trì và phát triển quần thể voi bằng việc xác định và thực hiện các biện pháp để duy trì sự tồn tại của các đàn voi hiện có, nếu có thể áp dụng các biện pháp bảo tồn và phát triển quần thể, cá thể.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang lấy ý kiến rộng rãi về Kế hoạch hành động quốc gia về bảo tồn voi Việt Nam đến năm 2035, tầm nhìn 2050. 

Thực hiện cải thiện môi trường sống của voi bằng việc ngăn chặn các hành động xâm hại, phá hoại vùng sinh cảnh của voi, thực hiện các biện pháp nhằm cải thiện chất lượng sinh cảnh sống cho voi, đồng thời xác định và mở rộng diện tích sinh cảnh dựa trên bằng chứng khoa học về diện tích voi sử dụng. Một nhiệm vụ quan trọng khác được đề cập là giảm thiểu xung đột voi -người hướng tới mục tiêu thúc đẩy chung sống hài hòa, cụ thể như nâng cao hiểu biết về xung đột voi - người cũng như nguyên nhân dẫn đến xung đột. Triển khai ngăn chặn và giảm thiểu xung đột voi - người thông qua các biện pháp đảm bảo an toàn cho cả người và voi, hạn chế các thiệt hại do xung đột voi - người gây ra.

Nâng cao năng lực cho các bên liên quan, cụ thể: Đào tạo, tập huấn cho cán bộ và người dân với các chủ đề liên quan đến bảo tồn voi, quản lý xung đột voi - người, nguyên tắc an toàn khi gặp voi,…; Tăng cường năng lực về giám sát voi bằng bẫy ảnh, giám sát xung đột voi - người, khảo sát vùng phân bố voi dưới dạng ô lưới,…cho cán bộ liên quan đến công tác bảo tồn voi; Tham gia các diễn đàn/mạng lưới chuyên môn như Nhóm chuyên gia về voi châu Á, Mạng lưới chung sống hài hòa giữa người và động vật hoang dã,…; 

Tăng cường năng lực thông qua hợp tác quốc tế, hợp tác liên biên giới với các nước có voi phân bố, đặc biệt là các nước có chung biên giới với Việt Nam như Lào và Cam pua chia;  Nâng cao năng lực nội tại để nghiên cứu bảo tồn và phát triển voi; Cải thiện điều kiện làm việc cho lực lượng bảo tồn voi tại địa phương nhằm khuyến khích sự tham gia của cán bộ địa bàn trong nỗ lực bảo tồn voi; Xây dựng cơ chế hỗ trợ cho cán bộ làm công tác bảo tồn voi; Xác định cơ chế hợp tác/phối hợp cần thiết giữa các lực lượng liên quan trực tiếp và gián tiếp đến công tác bảo tồn voi.

Tăng cường phúc lợi voi nuôi nhốt thông qua việc xây dựng Hướng dẫn về phúc lợi cho voi nuôi nhốt;  Thí điểm áp dụng Hướng dẫn về Phúc lợi voi tại tỉnh Đắk Lắk; Vận động áp dụng Hướng dẫn như tiêu chuẩn cho voi nuôi nhốt tại tỉnh Đắk Lắk; Khuyến khích các chủ voi nuôi nhốt đồng thuận thực hiện việc khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần cho voi nuôi nhốt tại tỉnh Đắk Lắk; Dự phòng chăm sóc sức khỏe đột xuất cho các trường hợp voi ốm/bệnh trong và ngoài tỉnh.

Cải thiện môi trường sống cho voi nuôi nhốt: Duy trì, bảo dưỡng, vận hành các công trình phục vụ bảo tồn voi hành năm; Trồng cây làm thức ăn bổ sung cho voi tại huyện Lắk và huyện Buôn Đôn thường xuyên để đảm bảo cung cấp đầy đủ thức ăn cho voi nuôi nhốt; Xây dựng 02 mô hình hợp tác liên kết trong việc phát triển vùng sinh cảnh kết hợp phát triển du lịch thân thiện với voi tại huyện Buôn Đôn và huyện Lắk; Đầu tư Xây dựng công trình hàng rào, nhà chăm sóc voi và đường nội bộ của cụm công trình chăm sóc cứu hộ voi (giai đoạn 2). 

Phát triển quần thể voi nuôi nhốt với việc xác định những cá thể voi tại Đắk Lắk còn khả năng sinh sản; Tổ chức hội thảo quốc tế để tham vấn chuyên gia xây dựng chương trình sinh sản cho voi thuần dưỡng; Thí điểm chương trình sinh sản voi nuôi nhốt; Tìm hiểu và tham gia thực hiện các Chương trình trao đổi/cho thuê voi từ quốc tế và khu vực đưa về Đắk Lắk để nhân giống phát triển voi nuôi nhốt vì mục đích bảo tồn.

Một số giải pháp sẽ được thực hiện như xây dựng cơ chế chính sách về bảo tồn và phát triển quần thể, cá thể voi, thúc đẩy sự tham gia tích cực của các bên liên quan, đặc biệt là nhóm cộng đồng địa phương. Tổ chức tổng kết công tác nghiên cứu khoa học, thực nghiệm, làm cơ sở xây dựng các giải pháp bảo tồn phù hợp với nguồn lực và điều kiện thực tiễn ở địa phương. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về bảo tồn voi cũng như đẩy mạnh hợp tác quốc tế.../.

 

 

Lê Hà

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline