Hotline: 0941068156

Thứ hai, 20/05/2024 01:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 20/05/2024

Hải Phòng hướng tới mục tiêu trở thành trung tâm logistics quốc tế

Thứ ba, 05/12/2023 13:12

TMO - Quy hoạch thành phố Hải Phòng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Chính phủ phê duyệt, nhấn mạnh đến mục tiêu địa phương này phấn đấu trở thành trung tâm logistics quốc tế…

Hải Phòng là địa phương duy nhất trong khu vực phía Bắc hội tụ đầy đủ 5 phương thức vận tải, bao gồm: đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển và đường thủy nội địa cùng các điều kiện địa lý tự nhiên và hệ thống cảng biển thuận lợi cho việc phát triển ngành dịch vụ logistics. Khoảng 70% hàng hoá ở Hải Phòng vận chuyển bằng đường bộ, 24% bằng đường biển, 4,5% đường thủy nội địa và 1,5% đường sắt. Thành phố Hải Phòng có tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội to lớn với hệ thống cảng có lưu lượng hàng hóa thông qua lớn nhất khu vực miền Bắc, với đường bờ biển dài 125km, hơn 400km đường thủy nội địa, 5 cửa sông lớn là Bạch Đằng, Cửa Cấm, Lạch Tray, Văn Úc và sông Thái Bình. 

Hiện nay trên địa bàn thành phố Hải Phòng có tổng cộng 03 trung tâm logistics, gồm 02 trung tâm đã hoạt động là trung tâm logistics Green, trung tâm tiếp vận Yusen Logistics (KCN Đình Vũ); 01 trung tâm đang được xây dựng là trung tâm logistics CDC (KCN Đình Vũ 2). Hệ thống kho, bãi phục vụ cho dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố Hải Phòng phân bổ tập trung dọc theo khu vực sông Cấm (khu vực cụm cảng Hoàng Diệu, cảng Chùa Vẽ, cảng Đình Vũ…). Các kho, bãi lớn (diện tích >10ha) tập trung tại cảng biển Đình Vũ (3/6 kho bãi) ngoài ra tại các cảng Hải An, Đình Vũ, Chùa Vẽ… Các kho bãi nhỏ và vừa tập trung với mật độ cao tại các quận Ngô Quyền, Hải An, Lê Chân, Hồng Bàng… 02 bến khởi động cảng cửa ngõ Quốc tế Hải Phòng, diện tích kho bãi (bao gồm cả đường nội bộ) cảng cửa ngõ Quốc tế Hải Phòng giai đoạn khởi động có diện tích 23,7 ha.

Cảng Quốc tế Lạch Huyện tại Hải Phòng là cảng biển nước sâu đầu tiên của khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc. Ảnh: ĐN. 

Theo kết quả điều tra khảo sát của đơn vị tư vấn và sở GTVT Hải Phòng, tổng diện tích kho, bãi đạt khoảng 701,14 ha với khoảng hơn 60 kho bãi chính bao gồm hệ thống kho bãi tại các cảng biển; kho ngoại quan; hệ thống kho bãi tại các điểm thu gom hàng lẻ, địa điểm kiểm tra tập trung và hệ thống kho chứa hàng hóa thông thường và kho lạnh khác.  Trên địa bàn thành phố Hải Phòng hiện có 32 kho ngoại quan, 22 kho CFS trong đó có 8 kho CFS đồng thời là địa điểm kiểm tra tập trung và 09 địa điểm kiểm tra tập trung, phần lớn tập trung tại khu vực trung tâm thành phố trên địa bàn quận Hải An và Ngô Quyền.

Để phát triển dịch vụ logistics trong bối cảnh xuất nhập khẩu của Việt Nam đang tăng mạnh, UBND thành phố Hải Phòng cũng đã ban hành một số Nghị quyết, Kế hoạch, trong đó nổi bật là Kế hoạch 238/KH-UBND triển khai thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 2/8/2021 của Ban Thường vụ Thành ủy về phát triển các hoạt động dịch vụ phục vụ hoạt động cảng biển, dịch vụ logistics đến năm 2025, 2030 và tầm nhìn đến năm 2045; Quyết định số 221/QĐ-TTg ngày 22/2/2021 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/02/2017 về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025. 

Sở Công Thương Hải Phòng cho biết, hoạt động của dịch vụ logistics tại thành phố Hải Phòng đóng vai trò quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ cũng như đồng bằng sông Hồng. Giai đoạn 2011 - 2020 tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực dịch vụ logistics tại đây luôn đạt mức tăng trưởng từ 18% - 23%/năm. Trong năm 2022 đã có trên 160 triệu tấn hàng hóa thông qua các cảng biển tại Hải Phòng. Dự kiến trong năm 2023, sản lượng hàng hóa thông qua đây ước đạt trên 180 triệu tấn. Hiện tỷ trọng đóng góp vào GDP của thành phố của lĩnh vực này ước đạt từ 10% - 15%. Toàn thành phố Hải Phòng hiện có khoảng 250 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ logistics, trong đó có khoảng 30 công ty, tập đoàn logistics đa quốc gia. 

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động logistics tại Hải Phòng vẫn còn tồn tại những hạn chế như: Phần lớn sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển khu vực Hải Phòng tiếp tục được lưu chuyển bằng đường bộ, gây áp lực lớn lên hệ thống giao thông; phương thức vận tải hàng hóa bằng đường sắt, đường thủy nội địa còn yếu. Mặt khác, doanh nghiệp logistics trên địa bàn tuy đông về số lượng nhưng năng lực cạnh tranh còn hạn chế, chiếm thị phần thấp; nhân lực logistics thiếu cả về số lượng và chất lượng, Hiệp hội Logistics Việt Nam, dự báo, đến 2025 Hải Phòng sẽ cần khoảng 369.000 lao động ngành logistics, trong đó có 252.600 lao động đã qua đào tạo; con số này sẽ tăng lên 460.000 lao động vào năm 2030, trong đó có 368.000 lao động đã qua đào tạo. Tuy nhiên, nguồn nhân lực logistics hiện tại của Hải Phòng cũng chỉ đáp ứng khoảng 40-45% nhu cầu thị trường. 

Quy hoạch thành phố Hải Phòng nhấn mạnh mục tiêu đến năm 2030, thành phố Hải Phòng phấn đấu trở thành trung tâm logistics quốc tế. 

Quy hoạch thành phố Hải Phòng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 nhấn mạnh mục tiêu, đến năm 2030: Hải Phòng trở thành trung tâm dịch vụ logistics quốc tế hiện đại bằng cả đường biển, đường hàng không, đường bộ cao tốc, đường sắt tốc độ cao; cơ bản hoàn thiện mạng lưới trung tâm logistics trên địa bàn thành phố, đảm bảo tốc độ tăng trưởng dịch vụ logistics đạt khoảng 30%-35%/năm, tỷ trọng đóng góp vào GDP của thành phố từ 25%-30%; tỷ lệ dịch vụ logistics thuê ngoài khoảng 65%, các trung tâm logistics mới theo quy hoạch đảm nhận 60%-70% tổng lượng hàng hóa, còn lại các trung tâm và khu vực cung ứng dịch vụ logistics đang khai thác đảm nhận 30%-40%; nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực logistics, đảm bảo tỷ lệ lực lượng lao động qua đào tạo ngành logistics đạt 80%. Sản lượng hàng hóa qua cảng năm 2030 đạt 600 triệu tấn.

Tập trung đầu tư vào các lĩnh vực dịch vụ mà thành phố Hải Phòng có thế mạnh và mang tính đột phá là cảng biển - logistics, du lịch - thương mại… theo theo thứ tự ưu tiên: Dịch vụ du lịch biển chất lượng cao; Dịch vụ công nghiệp, khu kinh tế gắn với phát triển các khu đô thị ven biển; Dịch vụ logistic trong lĩnh vực vận tải biển - hàng không và kinh tế biển. Dịch vụ hậu cần nghề cá (dịch vụ tại cảng cá, vận tải, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền khai thác; đóng mới, sửa chữa tàu thuyền; cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu, ...) gắn với xây dựng nông thôn mới. Phát triển Hải Phòng thành trung tâm dịch vụ logistics quốc tế, hiện đại.

Cơ bản hoàn thành mạng lưới trung tâm logistics trên địa bàn thành phố vào năm 2030, ưu tiên quỹ đất để xây dựng các trung tâm dịch vụ logistics đạt tầm cỡ quốc gia và quốc tế. Ưu tiên phát triển các dịch vụ vận tải và logistics là những dịch vụ đầu vào quan trọng cho sản xuất hàng xuất khẩu. Quy hoạch hệ thống trung tâm logistics theo hướng đồng bộ, chuyên nghiệp và hiện đại, làm nền tảng, hạt nhân phát triển hệ thống dịch vụ logistics trên toàn thành phố; gắn kết hợp lý với quy hoạch phát triển thương mại, công nghiệp, hệ thống giao thông, sử dụng đất và các quy hoạch phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế-xã hội khác của Hải Phòng và khu vực Bắc Bộ. Nâng cấp và đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng phục vụ trực tiếp và gián tiếp các hoạt động dịch vụ như: thông tin liên lạc, hệ thống chợ, các trung tâm thương mại, quảng cáo - tiếp thị, triển lãm, giao dịch và xúc tiến thương mại, nhà ga, bến bãi… đảm bảo cho việc phát triển các dịch vụ chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng cao và hội nhập.

 

 

Đức Nam 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline