Hotline: 0941068156

Thứ ba, 30/04/2024 13:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 30/04/2024

Hà Tĩnh: Xưởng bằm dăm gỗ trong khu dân cư cần tuân thủ quy định gì?

Thứ tư, 17/04/2024 09:04

TMO - Cơ sở chế biến, sản xuất gỗ băm dăm nằm gần khu dân cư luôn tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt người dân. Do đó, cần giám sát chặt chẽ những cơ sở sản xuất này.

Nằm ngay giữa trung tâm thị trấn Tây Sơn (huyện Hương Sơn), cách đường Quốc Lộ 8A khoảng 500m là một cơ sở chế biến gỗ băm dăm hoạt động rất nhộn nhịp. Bên ngoài cơ sở này được bao kín, không có biển hiệu công ty. Bên trong thì một bãi tập kết nguyên liệu và một máy bằm dăm đang hoạt động. Hàng ngày, những chiếc xe chở nguyên liệu (cây keo) và sản phẩm gỗ băm liên tục ra vào bất kể thời gian.

Xưởng chế biến gỗ băm dăm nằm ngay sát khu dân cư. 

Một người dân địa phương cho biết, trước kia đây chỉ là bãi tập kết keo và gỗ. Nhưng khoảng hơn 2 tuần nay thì xưởng này mới tiến hành băm gỗ. Xe chở gỗ keo ra vào liên tục, máy băm dăm xay cả ngày. Việc một nhà máy gỗ băm mọc giữa khu dân cư khiến những người sinh sống xung quanh rất lo ngại nguy cơ cao ảnh hưởng đến chất lượng môi trường sống của người dân. 

Người dân lo ngại về chất lượng môi trường sống bị ảnh hưởng do tác động từ tiếng ồn, khí thải, nước thải từ nhà máy chế biến gỗ băm dăm. 

“Đây là tuyến đường nằm giữa trung tâm thị trấn, xe tải chở keo chạy qua lại để vào cơ sở chế biến gỗ băm liên tục, những xe này xếp cây keo cao quá thùng, đe dọa an toàn giao thông trên những đoạn đường nó đi qua”, một người dân có nhà nằm gần xưởng gỗ cho biết. 

Sản xuất, chế biến gỗ là hoạt động tạo ra các chất thải như bụi, mùn cưa,… Tùy thuộc vào từng cơ sở sẽ phải làm đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết về bảo vệ môi trường. Theo quy định, ngoài những thủ tục pháp lý có liên quan đến vấn đề giấy phép khai thác và chế biến lâm sản, giấy phép xây dựng thì vấn đề về đất đai, môi trường là một trong những thủ tục không thể tách rời và bắt buộc phải thực hiện.

Trao đổi với PV Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường về vấn đề này, ông Trần Văn Thắng, Chủ tịch UBND thị trấn Tây Sơn cho biết: Lãnh đạo địa phương đã tiếp nhận ý kiến phản ánh về hoạt động của xưởng này, ngay trong chiều 15/4 UBND thị trấn đã giao lực lượng chức năng kiểm tra cơ sở. Ông Thắng cho biết thêm: “Trước  đó, bà Thoa có xưởng bóc gỗ keo ở khu vực này, còn việc băm dăm gỗ này mới đi vào hoạt động được hơn 10 ngày”. 

Theo tìm hiểu của PV, xưởng gỗ băm dăm trên thuộc đất của Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp và dịch vụ Hương Sơn. Năm 2019 Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp và dịch vụ Hương Sơn đã cho Công ty CP Thái Phát Đạt thuê với diện tích là 16,189,7m², thời gian thực hiện hợp đồng là 10 năm, mức thuê 80.000.000 đồng/năm.

Xe tải chở gỗ keo liên tục ra vào xưởng chế biến.

Theo biên bản kiểm tra của UBND thị trấn Tây Sơn (chiều 15/4) thì bà Trần Thị Kim Thoa (đại điện xưởng gỗ băm dăm) cho biết, hiện tại bà Thoa và đơn vị đang cho vận hành thử trong thời gian hoàn thiện hồ sơ liên quan. Nếu không hiệu quả thì công ty sẽ dừng hoạt động băm dăm. Cũng tại biên bản kiểm tra, UBND thị trấn Tây Sơn yêu cầu bà Thoa và công ty hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục liên quan trước khi đi vào hoạt động.

Trước đó, ngày 29/2/2024 UBND huyện Hương Sơn đã có văn bản số 388/UBND-NNPTNT gửi UBND tỉnh Hà Tĩnh và Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo tình hình hoạt động các cơ sở chế biến gỗ băm dăm trên địa bàn huyện Hương Sơn. Tuy nhiên, trong báo cáo không có cơ sở chế biến gỗ dăm tại tổ dân phố 4 thị trấn Tây Sơn.

Với nguồn vật liệu gỗ rừng trồng dồi dào, những năm gần đây, ngành công nghiệp chế biến gỗ đã có sự phát triển mạnh mẽ, đem lại hiệu quả kinh tế cao song công tác giám sát môi trường định kỳ cũng cần được quan tâm nhiều hơn, đặc biệt là về hồ sơ pháp lý như giấy phép đầu tư, đánh giá tác động môi trường, phòng cháy, chữa cháy, công tác an toàn vệ sinh lao động…

Tình trạng ô nhiễm môi trường từ bụi và khí thải trong hoạt động sản xuất chế biến gỗ là một trong những vấn đề được tập trung xử lý. Đối với hoạt động chế biến dăm gỗ, bụi chủ yếu sinh ra từ các bộ phận như băm, chặt, nghiền dăm, vận chuyển thành phẩm. Quá trình sản xuất các nhà máy chế biến gỗ dễ làm phát sinh những yếu tố ô nhiễm môi trường khác như chất thải rắn, nguồn nước, tiếng ồn… Thực tế này, đòi hỏi công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động chế biến dăm gỗ cần được siết chặt.../.

Tiếp tục thông tin.

 

 

Vũ Lam - Thu Hường 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline