Hotline: 0941068156

Thứ hai, 06/05/2024 05:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 06/05/2024

Hà Tĩnh: Vườn Quốc gia Vũ Quang tiếp nhận nhiều cá thể động vật hoang dã quý hiếm

Thứ hai, 16/10/2023 13:10

TMO - Vườn Quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) vừa tiếp nhận 2 cá thể khỉ, 2 cá thể trăn đất từ người dân xã Kỳ Phú (huyện Kỳ Anh) bàn giao, tiến hành chăm sóc theo dõi thả về môi trường tự nhiên theo quy định.

Chiều 15/10, gia đình ông Hoàng Minh Quân ở thôn Phú Minh (xã Kỳ Phú) đã bàn giao cá thể khỉ vàng, có trọng lượng 5 kg; ông Trần Minh Tuyên ở thôn Minh Tân (xã Lâm Hợp) bàn giao 1 cá thể khi đuôi lợn, có trọng lượng 3,5 kg cho Vườn Quốc gia Vũ Quang. Cá thể khỉ đuôi lợn có tên khoa học là Macaca leonina, cá thể khỉ vàng có tên khoa học là Macaca Mulatta. Đây là những loài động vật thuộc nhóm IIB, được quy định trong danh mục động vật rừng nguy cấp, quý hiếm.

Theo thông tin từ người dân, họ đã mua các cá thể khỉ của người đi rừng về, có sức khỏe yếu, bị thương. Sau khi được nuôi dưỡng, chăm sóc, sức khỏe của các cá thể khỉ đã ổn định.

 Người dân bàn giao 2 cá thể khỉ cho kiểm lâm Vườn Quốc gia Vũ Quang. 

Nhận được thông tin Hạt Kiểm lâm Kỳ Anh cùng chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động, các gia đình đã chủ động bàn giao cho cơ quan chức năng. Sau khi tiếp nhận 1 cá thể khỉ đuôi lợn, 1 cá thể khỉ vàng và 1 cá thể trăn đất, Vườn Quốc gia Vũ Quang sẽ tiếp tục theo dõi, chăm sóc, sau đó tiến hành thả về môi trường tự nhiên theo quy định.

Cá thể trăn đất có trong lượng 5kg cũng được người dân bàn giao cho Vườn quốc gia thả về môi trường tự nhiên theo quy định. 

Chiều cùng ngày bà Bùi Thị Toan (thôn Đông Thịnh, xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà) đang đi chăn vịt tại khe Đồng Hố, thuộc thôn Đông Thịnh thì phát hiện và bắt con trăn đất có trọng lượng khoảng 7kg. Bà Bùi Thị Toan đã liên lạc với cơ quan chức năng để chăm sóc, thả về tự nhiên. Nhận được thông tin, Hạt Kiểm lâm huyện Lộc Hà, Công an xã Hồng Lộc đã phối hợp với Vườn Quốc gia Vũ Quang tiến hành thả về môi trường tự nhiên. 

Được biết, các loài khỉ bản địa ở Việt Nam gồm khỉ mặt đỏ (Rhinopithecus roxellana), khỉ mốc (Trachypithecus francoisi), khỉ vàng (Trachypithecus poliocephalus), khỉ đuôi dài (Macaca fascicularis), và khỉ đuôi lợn (Macaca leonina). Tất cả các loài này thuộc về Bộ Khỉ Hầu và được xếp vào Nhóm IIB, nhóm động vật nguy cấp, quý, hiếm và đang được bảo vệ theo danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm ban hành theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

Danh mục này được thiết lập nhằm bảo vệ các loài động vật và thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng và giảm thiểu các hoạt động khai thác, sử dụng không hợp pháp vì mục đích thương mại. Mục đích của việc bảo vệ nhóm các loài khỉ này là đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững của hệ sinh thái rừng và duy trì sự đa dạng sinh học.

Trước đó, tối ngày 12/5, gia đình chị Lê Thị Tâm ở thôn Phú Hải (xã Kỳ Phú) phát hiện 1 con trăn bò vào nhà nên đã huy động một số người vây bắt. Sau đó, xác định cá thể trăn đất có trọng lượng 5 kg, là loài động vật thuộc nhóm IIB, nằm trong danh mục động vật rừng nguy cấp nên gia đình đã báo cáo với chính quyền địa phương. 

 

 

Xuân Bắc

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline