Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 19/04/2025 01:04

Tin nóng

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Thứ bảy, 19/04/2025

Hà Tĩnh: Khẩn trương triển khai các biện pháp xử lý rừng phòng hộ chết khô hàng loạt

Chủ nhật, 03/07/2022 10:07

TMO - Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản triển khai thực hiện các biện pháp xử lý và tìm nguyên nhân khiến hàng chục ha rừng phòng hộ tại địa bàn thị xã Kỳ Anh chết khô hàng loạt chưa rõ nguyên nhân. 

Theo đó, UBND tỉnh Hà Tĩnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) chủ trì, phối hợp địa phương và đơn vị liên quan kiểm tra cụ thể, khẩn trương triển khai thực hiện các biện pháp cần thiết để xử lý việc rừng ven biển ở xã Kỳ Hà (thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) bị chết hàng loạt theo đúng quy định.

UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng giao Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp Sở Tài chính hướng dẫn UBND thị xã Kỳ Anh và các tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện nội dung thanh lý số diện tích rừng bị chết và trồng lại rừng thay thế kịp thời.

Ngành chức năng Hà Tĩnh đang vào cuộc tìm nguyên nhân khiến rừng ngập mặn ven biển Kỳ Hà (thị xã Kỳ Anh), bị chết khô hàng loạt để sớm có phương án khắc phục kịp thời  

Theo Sở NN&PTNT tỉnh Hà Tĩnh, rừng ngập mặn bị chết tại địa bàn xã Kỳ Hà (thị xã Kỳ Anh), thuộc lô 1, khoảnh 1, tiểu khu 358B xã Kỳ Hà có diện tích 43,21ha, chủ yếu là loài cây mắm biển có tên khoa học Avicennia Marina (Forssk) Vierh, được trồng năm 1994, thuộc đối tượng quy hoạch phòng hộ chắn sóng, với chiều cao bình quân từ 1m (đối với khu vực cây thấp) và 2,5m (đối với khu vực cây cao), mật độ 6.200 cây/ha.

Toàn bộ diện tích rừng trồng này thuộc dự án Oxfam (năm 1994). Hiện nay, UBND xã Kỳ Hà đang giao khoán cho 2 thôn Tây Hà và Bắc Hà quản lý, bảo vệ. Trong đó, diện tích rừng có cây chết không có khả năng phục hồi là 25,81ha (trong tổng số 43,21ha), chiếm tỷ lệ 60%; diện tích rừng có cây đang sống 17,4ha, chiếm tỷ lệ 40%.

Bước đầu, cơ quan chức năng vẫn chưa xác định được nguyên nhân dẫn đến cây rừng trồng ngập mặn bị chết và loại trừ nguyên nhân do các đối tượng sinh vật gây hại.

Rừng ngập mặn phòng hộ tại đây chủ yếu là mắm, đước, vẹt… được trồng từ những năm 1993-1994. Ngoài vai trò tạo cảnh quan môi trường sinh thái ven biển, rừng ngập mặn còn là nơi trú ẩn cho tàu thuyền của ngư dân, chắn sóng, triều cường, bảo vệ tuyến đê biển Hải Hà Thư. 

Theo ngành chuyên môn, trong số cây chết không có khả năng phục hồi, toàn bộ cây bị trụi lá hoàn toàn, cành bị khô, gãy và bị bong tróc vỏ ngoài, rễ khí sinh (rễ thở) cũng đã bị thối, khô héo. Trong quá trình kiểm tra không phát hiện các loài sinh vật gây hại như: giáp xác, sâu đục thân, hà bám vào thân cây.

Bước đầu, cơ quan chức năng vẫn chưa xác định được nguyên nhân dẫn đến cây rừng trồng ngập mặn bị chết và loại trừ nguyên nhân do các đối tượng sinh vật gây hại; thời điểm cây chết cách thời điểm kiểm tra khoảng 1 đến 3 tháng.

Ngoài vai trò tạo cảnh quan môi trường sinh thái ven biển, rừng ngập mặn còn là nơi trú ẩn cho tàu thuyền của ngư dân, chắn sóng, triều cường, bảo vệ tuyến đê biển Hải Hà Thư. 

Sở NN&PTNT tỉnh Hà Tĩnh giao Chi cục Kiểm lâm, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật phối hợp UBND thị xã Kỳ Anh và các đơn vị liên quan theo dõi diễn biến tình hình rừng ngập mặn bị chết, bố trí lực lượng bảo vệ hiện trường.

Ngoài ra, Sở NN&PTNT tỉnh Hà Tĩnh cũng đề nghị tỉnh xem xét mời các cơ quan đầu ngành về rừng ở Trung ương và các đơn vị liên quan để xác định nguyên nhân rừng ngập mặn bị chết, đồng thời chỉ đạo các Sở, ngành liên quan, UBND thị xã Kỳ Anh có kế hoạch thanh lý số diện tích bị chết và trồng rừng thay thế.

Theo lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh, để trồng mới được rừng ngập mặn rất khó khăn và mất nhiều thời gian, kinh phí. Theo tính toán sơ bộ, để trồng mới rừng ngập mặn (cây mắm, đước, sú, vẹt) và quá trình chăm sóc phát triển thành rừng phát huy được tác dụng, hiệu quả thì phải mất thời gian khoảng 5 năm, với mỗi hecta cần chi phí lên đến khoảng 350 triệu đồng.

Ngọc Ấn

(Phóng viên khu vực Bắc miền Trung)

 

Hàng chục hecta rừng phòng hộ chết khô hàng loạt chưa rõ nguyên nhân

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline