Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 27/04/2024 06:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 27/04/2024

Hà Tĩnh chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống cháy rừng

Thứ sáu, 02/06/2023 13:06

TMO - Để chủ động tăng cường các biện pháp phòng, chống, chữa cháy rừng trong mùa nắng nóng, tỉnh Hà Tĩnh đã chủ động thành lập 345 tổ đội với hơn 7.000 người tham gia sẵn sàng công tác ứng phó.

Hiện nay ở tỉnh Hà Tĩnh nhiệt độ dao động phổ biến từ 38-39 độ C, có nơi trên 39 độ C. Trước tình hình đó, ngành Kiểm lâm và các địa phương, đơn vị chủ rừng đang triển khai nhiều phương án cấp bách “canh lửa, giữ rừng”.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ký ban hành Công điện về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR). Theo công điện của Chính phủ, trong thời gian tới, do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino nên nắng nóng gay gắt hơn, với số ngày nắng cao hơn trung bình nhiều năm và có nhiều diễn biến bất thường. Nắng nóng kèm theo thiếu hụt lượng mưa làm nguy cơ xảy ra cháy rừng ở nhiều nơi là rất cao, gây thiệt hại về rừng, môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe, tài sản, tính mạng và đời sống của người dân.

Hà Tĩnh thành lập hơn 300 tổ đội thường trực phòng chống cháy rừng trong mùa nắng nóng. 

Ông Nguyễn Ngọc Lâm, Trưởng Ban Quản lý Rừng phòng hộ Nam Hà Tĩnh cho biết, đơn vị hiện quản lý 20.315 ha rừng và đất lâm nghiệp. Đặc thù tiểu vùng khí hậu, có những ngày gió Tây Nam thổi mạnh, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao.

“Cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, xây dựng phương án phòng chống cháy rừng cụ thể, sát thực tế, đơn vị luôn chủ động lực lượng trực gác 24/24h tại những khu rừng trọng điểm, dễ cháy. Tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát người ra vào rừng, thành lập nhóm phản ứng nhanh trên Zalo để kịp thời phát hiện, sẵn sàng ứng cứu khi có cháy rừng xảy ra”, ông Nguyễn Ngọc Lâm chia sẻ.

Cán bộ kiểm lâm Hà Tĩnh trực quan sát qua hệ thống camera giám sát phòng cháy, chữa cháy rừng. 

Tỉnh Hà Tĩnh hiện có 359.785ha rừng và đất lâm nghiệp, phân bố trên địa bàn 13 huyện, thị xã, thành phố (chiếm trên 60% diện tích tự nhiên). Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Tĩnh, toàn tỉnh có trên 130.000ha rừng dễ cháy, chủ yếu với các loài cây trồng như thông, keo, bạch đàn và rừng tự nhiên nghèo kiệt hỗn giao tre nứa - gỗ… tập trung trên địa bàn các huyện Hương Sơn, Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Hương Khê, Can Lộc, TX.Kỳ Anh, thị xã Hồng Lĩnh... Khi thời tiết nắng nóng và khô hạn kéo dài thì những diện tích rừng trên rất dễ bắt lửa và gây cháy rừng. Để chủ động kiểm soát tình hình và kịp thời phát hiện, khống chế các đám cháy rừng, từ đầu tháng 5/2023, tất cả các địa phương và chủ rừng trên toàn tỉnh Hà Tĩnh đã hoàn thành kế hoạch triển khai kế hoạch PCCCR năm 2023.

Lực lượng kiểm lâm và các chủ rừng ở Hà Tĩnh lập chốt kiểm soát người ra vào những khu rừng trọng điểm dễ cháy. 

Ông Phan Thanh Tùng, Trưởng phòng Bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên, Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh, toàn tỉnh đã thành lập 345 tổ, đội bảo vệ, PCCCR (16 tổ, đội cấp huyện; 278 tổ, đội cấp xã; 51 tổ, đội của chủ rừng) với 7.287 người tham gia. Các tổ, đội này có nhiệm vụ chủ động sẵn sàng “4 tại chỗ”, duy trì chế độ trực ban, sẵn sàng lực lượng thường trực, phát hiện, dập tắt kịp thời đám cháy. Chính quyền các địa phương, các đơn vị chủ rừng đã đã làm mới, tu sửa 189,13km đường băng cản lửa, 19 chòi canh lửa, 248 biển tường cố định, 603 máy thổi gió, 135 cưa xăng.

Lực lượng chức năng dập tắt đám cháy tại núi Động Nỏ vào ngày 31/5. 

Trước đó, vào khoảng 12 giờ 30 phút ngày 31/5 tại núi Động Nỏ, xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà đã xảy ra cháy rừng, làm thiệt hại nhiều diện tích cây keo tràm, bạch đàn tái sinh. Ngay sau khi phát hiện sự việc, các lực lượng kiểm lâm, công an, quân sự, biên phòng và hàng trăm người dân đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường dập lửa. Đến khoảng 16 giờ 30 phút cùng ngày đám cháy mới được khống chế, dập tắt.

Ngành Kiểm lâm tỉnh đang đẩy mạnh tuyên truyền, phòng ngừa nguy cơ xảy ra cháy rừng. Duy trì lực lượng trực gác tại các chòi canh lửa, điểm trực camera, lập các chốt kiểm soát người ra vào rừng. Rà soát phương án 4 tại chỗ, chủ động phát hiện sớm các điểm phát lửa để kịp thời huy động lực lượng, phương tiện dập tắt đám cháy. 

 

 

Phan Ấn

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline