Hotline: 0941068156

Thứ hai, 03/02/2025 04:02

Tin nóng

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Người dân ùn ùn đổ về trung tâm xem bắn pháo hoa đón Giao thừa

Hà Nội dừng trình diễn drone trong đêm đón Giao thừa Tết Ất Tỵ

Hà Nội tổ chức 30 điểm bắn pháo hoa đêm Giao thừa

Giấy phép khai thác khoáng sản lòng sông phải thể hiện thời gian được phép hoạt động khai thác

Kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm ATTP dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân 2025

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Thứ hai, 03/02/2025

Hà Tĩnh: Cam bù Hương Sơn bị chết khô hàng loạt

Thứ tư, 18/10/2023 12:10

TMO - Người trồng cam bù ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đang “đứng ngồi không yên” khi cam héo và chết hàng loạt. Người trồng cam bất lực đành chặt về làm củi.

Xã Sơn Trường được biết đến là “thủ phủ” trồng cam nhiều nhất huyện Hương Sơn, đặc biệt là đặc sản cam bù. Những năm trước, dịp này cam bù đã ra quả, còn cam chanh đã cho thu hoạch bán ra thị trường. Tuy nhiên, năm nay mất mùa, số lượng cam chết nhiều, có những hộ gia đình thiệt hại trên 50% diện tích.

Cam có hiện tượng còi cọc, vàng lá rồi chết dần không rõ nguyên nhân. 

Theo người dân nơi đây, khoảng 2 năm nay, nhiều vườn cam bù có hiện tượng không ra quả, héo và khô dần từ gốc đến đến ngọn. Mặc dù, người dân đã sử dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh nhưng vẫn chưa thể xử lý được hiện tượng cam chết hàng loạt. Hiện tượng cam không ra quả và chết khô đã khiến nhiều gia đình lâm vào tình trạng khó khăn, nhiều hộ gia đình phải chặt bỏ hoàn toàn để trồng lại vườn cam mới.

Các cây cam chết thường được trồng từ 5-6 năm và từ 10-11 năm. 

Số lượng cam chết chủ yếu đã trồng được khoảng 5-6 năm và từ 10-15 năm. Nhiều gia đình có kinh nghiệm hàng chục năm trồng cam, nhưng cũng phải bất lực vì cam chết không rõ nguyên nhân. Hiện tại người dân đang lo lắng đối với những vườn cam bù có gốc đang xanh tốt, nhưng không biết đến ngày thu hoạch cam có đảm bảo chất lượng hay không.

Nhiều gia đình trồng cam ở xã Sơn Trường đành thắt lòng chặt bỏ cây về làm củi.

Để có vườn cam cho thu hoạch được người dân phải mất ít nhất 3 năm trồng và chăm sóc, chưa kể các khoản chi phí đầu tư bỏ ra ban đầu từ cây giống, phân bón, thuốc trừ sâu...  Việc cam chết hàng loạt khiến nhiều gia đình trồng cam ở xã Sơn Trường thất thu từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng. Nhiều gia đình đã cứu cam bằng cách chăm sóc bổ sung bón phân, cắt tỉa những cành đã khô để cây hồi phục lại nhưng không khả thi.

Theo thống kê, xã Sơn Trường có 430ha trồng cam, trong đó chủ yếu là cam bù với 380ha. Theo lãnh đạo UBND xã Sơn Trường, hiện tại xã đang thống kê thiệt hại cam của người dân. Tuy nhiên ước tính ban đầu có khoảng hàng trăm ha bị chết, không cho quả, thiệt hại kinh tế rất lớn.

 

 

Phan Ấn 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline