Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 03/05/2024 11:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 03/05/2024

Hà Nội triển khai đồng bộ các phương án thu gom, xử lý hiệu quả chất thải rắn

Chủ nhật, 31/03/2024 07:03

TMO - Quy hoạch xử lý chất thải rắn Hà Nội hướng tới mục tiêu giảm thiểu phát sinh chất thải tại nguồn, tăng cường phân loại tại nguồn, tái sử dụng, tái chế để giảm khối lượng chất thải phải chôn lấp; đáp ứng nhu cầu thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn của thành phố theo từng giai đoạn.  

Hà Nội là đô thị lớn trên cả nước, với quy mô dân số ước tính khoảng hơn 9 triệu người, với lượng chất thải rắn sinh hoạt vào khoảng 7.000 tấn/ngày. Theo các chuyên gia, vấn nạn rác thải đã, đang và sẽ trở nên nghiêm trọng tại Hà Nội nếu không triển khai đồng bộ các giải pháp.  

Thời gian tới, thành phố Hà Nội tăng cường năng lực quản lý tổng hợp chất thải rắn, thực hiện đồng thời các giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác lưu giữ, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải rắn; thúc đẩy phân loại chất thải rắn tại nguồn với phòng ngừa và giảm thiểu phát sinh chất thải rắn trong sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh và dịch vụ; đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nước ngoài trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt.

Xây dựng, hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố. Chủ động phòng ngừa, kiểm soát, hạn chế, giảm thiểu tối đa lượng chất thải rắn phát sinh, góp phần bảo vệ sức khỏe con người, môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững thành phố. Ứng dụng công nghệ xử lý chất thải sinh hoạt bằng công nghệ tiên tiến, hiện đại, thân thiện với môi trường; lựa chọn công nghệ xử lý kết hợp với thu hồi năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính, an toàn và phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của thành phố.

Thành phố hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu quả công tác thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn, ngăn ngừa nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. 

Trong công tác thu gom, xử lý rác thải, thành phố đặt mục tiêu đến năm 2030, chất thải rắn sinh hoạt đô thị được phân loại tại nguồn. 100% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại đô thị được thu gom và xử lý phấn đấu tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt xử lý bằng phương pháp chôn lấp trực tiếp đạt tỷ lệ dưới 10% so với tổng lượng chất thải rắn được thu gom. Cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt đầu tư mới phải đảm bảo tỷ lệ chôn lấp sau xử lý không quá 20%. Các bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt cấp thành phố đã đóng cửa được cải tạo, xử lý, phục hồi môi trường, tái sử dụng đất. 

Chất thải rắn sinh hoạt nông thôn từng bước được phân loại tại nguồn. 98% lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại khu dân cư nông thôn tập trung được thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý tập trung đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường; tận dụng tối đa lượng chất thải hữu cơ để tái sử dụng, tái chế, làm phân compost hoặc tự xử lý tại các hộ gia đình thành phân compost để sử dụng tại chỗ. 100% tổng lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và làng nghề phát sinh được thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường. 100% tổng lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cơ sở y tế, làng nghề, sản xuất nông nghiệp phải được thu gom, vận chuyển và xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.

Đến năm 2050 tất cả các loại chất thải rắn phát sinh đều được thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý bằng công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường. Căn cứ tình hình thực tiễn phát sinh CTR để tiếp tục đầu tư công nghệ hiện đại xử lý chất thải trên địa bàn toàn thành phố, đảm bảo 100% CTR phát sinh được xử lý bằng công nghệ hiện đại, không còn xử lý bằng công nghệ chôn lấp trực tiếp.  

Quy hoạch Thủ đô giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050, các phân vùng xử lý chất thải trên địa bàn thành phố được giữ nguyên theo Quyết định 609 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong đó, Vùng I - Khu vực phía Bắc: Bao gồm khu vực nội đô lịch sử; các quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Long Biên, Hà Đông; các huyện Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm, Sóc Sơn. Vùng II - Khu vực phía Nam: Bao gồm các huyện Thanh Trì, Phú Xuyên, Thường Tín, Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức. Vùng III - Khu vực phía Tây: Bao gồm các huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Phúc Thọ, Quốc Oai, Ba Vì, Thạch Thất, Chương Mỹ; thị xã Sơn Tây. 

Chất thải rắn trên địa bàn thành phố được phân loại thành chất thải có thể tái chế, tái sử dụng (Ảnh minh họa)

Chất thải rắn trên địa bàn thành phố được phân loại thành chất thải có thể tái chế, tái sử dụng; chất thải thực phẩm và hữu cơ; chất thải khác. Có thể nghiên cứu phân loại thêm chất thải cồng kềnh và chất thải nguy hại: Chất thải rắn công nghiệp thông thường được phân loại thành các nhóm sau đây: Nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường được tái sử dụng, tái chế làm nguyên liệu sản xuất; Nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật được sử dụng trong sản xuất vật liệu xây dựng và san lấp mặt bằng; Nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý; Chất thải rắn y tế: Phân loại theo quy định của ngành y tế trong đó chất thải rắn y tế thông thường tiếp tục được phân loại như chất thải rắn sinh hoạt.

Đối với công tác thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt, CTR công nghiệp thông thường, CTR y tế thông thường được thu gom từ nơi phát sinh đến điểm tập kết, trạm trung chuyển CTR hoặc trực tiếp chuyển về các khu xử lý CTR theo quy hoạch của từng vùng. CTR làng nghề được thu gom vận chuyển từ điểm tập kết của làng nghề về các khu xử lý CTR theo quy hoạch. CTR nông thôn được thu gom, vận chuyển hàng ngày hoặc cách ngày đến điểm tập kết CTR của thôn, xã và được vận chuyển đến các khu xử lý CTR theo quy hoạch (các bãi chôn lấp CTR tự phát không hợp vệ sinh tại khu vực nông thôn sẽ đóng cửa theo lộ trình đầu tư xây dựng các khu xử lý CTR của Thành phố). 

Đối với CTR xây dựng: Chủ đầu tư công trình chịu trách nhiệm ký hợp đồng với đơn vị chức năng thực hiện việc thu gom, vận chuyển đến các bãi đổ CTR xây dựng theo quy hoạch đảm bảo các yêu cầu an toàn và vệ sinh môi trường. Đối với CTR y tế nguy hại và CTR công nghiệp nguy hại phải được phân loại, bảo quản, lưu giữ, thu gom, vận chuyển tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn vệ sinh môi trường và theo quy định về quản lý CTR nguy hại. Các trạm trung chuyển được sử dụng để tối ưu hóa năng suất lao động của đội thu gom và đội xe vận chuyển, tạo ra sự phối hợp tốt giữa hệ thống thu gom và vận chuyển. 

Nguyên tắc lựa chọn vị trí trạm trung chuyển được căn cứ theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022; và QCVN 01:2021/BXD – quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng; QCVN 07:2016/BXD; định hướng phát triển không gian và điều kiện thực tế của thành phố. Khuyến khích các quận nội thành bố trí trạm trung chuyển để phân loại thứ cấp loại hình chất thải trước khi chuyển đến khu xử lý CTR cấp thành phố, phá dỡ các loại CTR có kích thước lớn. Các trạm trung chuyển có thể bố trí ngầm tại các khu cây xanh, công viên, công trình công cộng... được bổ sung công nghệ hút mùi áp suất âm...không ảnh hưởng đến mỹ quan và môi trường. Vị trí, quy mô các trạm trung chuyển (nếu có) sẽ được xác định trong các đồ án quy hoạch phân khu đô thị.

Công nghệ xử lý CTR bao gồm 04 nhóm công nghệ: đốt thu hồi năng lượng, tái chế CTR; chế biến phân vi sinh; chôn lấp hợp vệ sinh. Ưu tiên sử dụng các công nghệ hiện đại, tiết kiệm diện tích, hạn chế tối đa ảnh hưởng đến cảnh quan và môi trường. Các cơ sở xử lý chất thải rắn có quy mô lớn (cấp thành phố) phải sử dụng công nghệ hiện đại: ưu tiên các công nghệ tái chế chất thải rắn có thể tái chế, tái sử dụng và công nghệ đốt (có thể là đốt kết hợp phát điện)...

Theo Quy hoạch vùng Thủ đô Hà Nội đã phê duyệt, định hướng khu xử lý CTR Sóc Sơn là khu xử CTR cấp Quốc gia với chức năng xử lý dịch vụ CTR nguy hại cho các tỉnh có nhu cầu. Kiến nghị xem xét nội dung này và đề xuất bố trí khu xử lý CTR cấp Quốc gia tại vị trí khác trong vùng đồng bằng sông Hồng thuận lợi hơn về địa hình và quỹ đất. Định hướng các khu xử lý liên hợp xử lý CTR tập trung được đầu tư công nghệ hiện đại trong đó ưu tiên công nghệ đốt phát điện, gắn với 3 phân vùng thu gom.

Cụ thể như sau: Phân vùng 1: có 4 khu xử lý CTR gồm: Khu xử lý CTR Sóc Sơn; Khu xử lý CTR Phù Đổng; Khu xử lý CTR Việt Hùng; Khu xử lý CTR Cầu Diễn. Phân vùng 2: có 3 khu xử lý thải gồm: Khu xử lý CTR Châu Can; Khu xử lý CTR Cao Dương; Khu xử lý CTR Tả Thanh Oai. Phân vùng 3: có 3 khu xử lý CTR: Khu xử lý CTR Xuân Sơn; Khu xử lý CTR Núi Thoong; Khu xử lý chất thải Đồng Ké.

Yêu cầu mỗi huyện ngoại thành phải bố trí 1 khu xử lý CTR cấp huyện nhằm: là trạm trung chuyển kết hợp phân loại thứ cấp các loại chất thải trước khi chuyển đến khu xử lý CTR cấp thành phố; xử lý một số loại CTR đặc thù như phá dỡ các loại CTR có kích thước lớn; chôn lấp CTR xây dựng, bùn thải thoát nước, CTR trơ không thể tái chế và xử lý bằng phương pháp đốt phát sinh trên địa bàn; làm nhà máy chế biếnphân hữu cơ (nếu có nhu cầu).

Vị trí, quy mô các khu xử lý CTR cấp huyện sẽ được xác định trong các đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện. Đối với các khu xử lý đã xác định trong các quy hoạch trước đây, chuyển đổi thành các nhà máy xử lý CTR phục vụ địa phương, các trạm trung chuyển lớn, các nhà máy xử lý một số chất thải rắn đặc thù như CTR điện tử, CTR công nghiệp, CTR có kích thước lớn, xử lý chất thải rắn hữu cơ..., dự phòng cho nhu cầu xử lý của địa phương khi các khu xử lý CTR cấp thành phố xảy ra sự cố.

Quy hoạch bãi đổ chất thải rắn xây dựng: Mỗi đô thị cần có 1-2 bãi đổ chất thải rắn, có thể bố trí liền kề với trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt. Các quận quy hoạch bãi đổ chất thải rắn xây dựng có diện tích khoảng 1-2 ha/bãi. Các thị trấn quy hoạch bãi đổ chất thải rắn xây dựng có diện tích khoảng 0,1 ha. Các đô thị ở gần nhau sử dụng chung bãi đổ chất thải rắn xây dựng nằm ở khoảng giữa 2 đô thị.  

Hướng chọn địa điểm các bãi đổ chất thải rắn xây dựng: Bố trí ở các khu vực ngoài đô thị hoặc dự kiến trong quy hoạch sẽ là vùng không gian xanh (các bãi đổ chất thải rắn xây dựng sau một thời gian sẽ trồng cây xanh, chuyển thành đất không gian xanh cho đô thị). Trước mắt ưu tiên triển khai sớm một số khu vực như: Vị trí tại xã Chương Dương (X16b), huyện Thường Tín. Dự án Nhà máy xử lý, tái chế CTR xây dựng xã Dục Tú, huyện Đông Anh. Dự án xử lý tái chế CTR xây dựng tại xã Tiến Thắng, huyện Mê Linh. 

 

 

Hồng Minh

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline