Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 08/11/2024 12:11

Tin nóng

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Thường trực Ban Bí thư Lương Cường giữ chức Chủ tịch nước

Hải Hà (Quảng Ninh): 2 đa cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Diện tích rừng bị thiệt hại trong 9 tháng của năm 2024 giảm 9,3%

Dừng tiếp nhận tác phẩm tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới, phát triển thực chất, bền vững

Hải Phòng: Cây thị gần 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

An Giang: Cây gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thị và mù u cổ thụ ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thứ sáu, 08/11/2024

Hà Nội: Còn nhiều thách thức trong phân loại rác tại nguồn

Thứ năm, 07/11/2024 12:11

TMO - Qua nhiều tháng thử nghiệm phân loại rác tại nguồn ở 6 quận tại TP. Hà Nội, hoạt động này đã cho thấy nhiều hiệu quả tích cực, mang lại sự thay đổi đáng kể trong việc xử lý rác thải và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên vẫn còn một số khó khăn, bất cập cần được khắc phục.

Phân loại rác tại nguồn là một giải pháp bền vững nhằm giảm thiểu lượng rác thải cần xử lý, bảo vệ môi trường. Việc phân loại rác nhằm mục đích có thể dễ dàng vận chuyển, tái chế, qua đó góp phần giảm lượng rác thải ra môi trường, nâng cao ý thức của cộng đồng.

Vấn đề rác thải sinh hoạt đã trở thành một mối lo ngại lớn, đặc biệt là đối với TP. Hà Nội – nơi mật độ dân số cao và lượng rác thải sinh hoạt ngày một gia tăng, ước tính tới hiện giờ lượng rác sinh hoạt đô thị phát sinh hàng ngày khoảng 7.000 tấn/ngày. Việc phân loại rác ngay từ nguồn sẽ giúp lượng rác thải tồn đọng tại các bãi chôn lấp ở nhiều nơi cải thiện và giảm đáng kể. Đặc biệt, rác hữu cơ được chuyển đến các cơ sở xử lý thành phân bón, giúp giảm thiểu rác thải chôn lấp. Ngoài ra, rác tái chế như nhựa, kim loại, giấy được thu gom riêng, giảm bớt áp lực lên bãi rác và tăng tỷ lệ tái chế, từ đó tiết kiệm tài nguyên và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Theo đó, chất thải rắn sinh hoạt sẽ được phân thành các loại: chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế (các loại giấy, nhựa, kim loại), chất thải cồng kềnh (tủ, giường, nệm, bàn, ghế), chất thải nguy hại (pin, ác quy, bóng đèn, chai lọ đựng hoá chất, sơn mực, tivi, tủ lạnh), chất thải rắn sinh hoạt khác (chất thải thực phẩm và rác thải khác).

Những thùng rác phân loại được đặt ngay ngắn, trên các thùng rác cũng được dán màu phân loại rác để người dân dễ dàng bỏ rác đúng quy định.

Phân loại rác tại nguồn giúp giảm chi phí phân loại trong quá trình xử lý và tái chế rác thải. Việc tách riêng các loại rác từ ban đầu giúp tiết kiệm đáng kể chi phí nhân công và máy móc tại các nhà máy xử lý rác. Điều này góp phần giảm tải gánh nặng tài chính cho chính quyền địa phương, đồng thời tạo điều kiện để mở rộng các chương trình môi trường khác.

Tại TP. Hà Nội, sau nhiều tháng triển khai thí điểm, ý thức của người dân về việc bảo vệ môi trường đã được nâng cao rõ rệt. Không chỉ là việc phân loại rác, người dân dần hình thành thói quen sống xanh, giảm sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần và thực hiện tái sử dụng. “Lúc đầu mới phổ biến tôi cũng nghĩ khó khăn, mà làm nhiều lần thì thành quen thôi, về nhà cũng dặn con cháu làm theo, ngày nào cũng làm nên thành ra thói quen với mình luôn”, Bà Hải (quận Hoàn Kiếm) cho biết.

Dù đã có một số kết quả tích cực, tuy nhiên, quá trình phân loại rác tại nguồn ở Hà Nội vẫn còn gặp nhiều thách thức lớn. Việc phân loại rác đòi hỏi cần có các thùng rác chuyên biệt cho từng loại rác, cùng với đó là hệ thống thu gom và vận chuyển tương ứng. Thực tế cho thấy, nhiều khu vực ở Hà Nội chưa được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, gây khó khăn cho việc phân loại và thu gom rác.

Chị Thuỷ (quận Hai Bà Trưng) cho biết: “Gần nhà mình không thấy có thùng rác phân loại mấy, cũng muốn phân loại rác tại nguồn để bảo vệ môi trường mà không có thì cũng khó cho mình, mỗi lần muốn đi đổ rác là lại phải đi xa mới vứt được”.

“Nên sắp xếp thêm nhiều thùng rác chuyên dụng ở nhiều khu vực giúp chúng tôi phân loại rác thải dễ dàng, giảm tình trạng vứt rác thải bừa bãi, ở gần người ta đổ còn tiện chứ xa quá đâm ra lại lười, mọi người cứ tặc lưỡi vứt bừa cho xong” – ông Chính, người dân sống tại quận Đống Đa cho hay.

Thùng rác phân loại hiện đa số được đặt ở các khu vực công cộng, chưa được đặt ở những khu vực dân cư sinh sống đông đúc, gây khó cho người dân địa phương khi phân loại rác.

Tuy nhiều người đã có ý thức hơn về việc bảo vệ môi trường, nhưng một bộ phận không nhỏ người dân vẫn chưa thực sự quan tâm và chưa có thói quen hay ý thức để phân loại rác. Điều này không chỉ làm tăng khối lượng rác thải không phân loại mà còn gây khó khăn cho công tác tái chế và xử lý rác thải.

Bà Hoà (Công nhân môi trường tại quận Hoàn Kiếm) cho biết, nhiều người dân không quan tâm tới việc đổ rác, cứ vứt rác bừa bãi, ngay cả khi thùng rác ở bên cạnh nhưng người dân vẫn vứt bừa bãi ra ngoài. Chính quyền cần phải có các chiến dịch truyền thông mạnh mẽ hơn, giáo dục cộng đồng về tầm quan trọng của phân loại rác cũng như các hình thức hỗ trợ thực tế để giúp người dân hình thành thói quen tốt trong sinh hoạt hàng ngày.

Dù thùng rác đặt ngay cạnh nhưng người dân vẫn vứt bừa bãi rác ra ngoài.

Phân loại rác tại nguồn là một biện pháp quan trọng giúp TP. Hà Nội giải quyết vấn đề rác thải và bảo vệ môi trường. Để chương trình phân loại rác tại nguồn đạt hiệu quả bền vững và lâu dài, cần có sự đồng lòng, tham gia của mọi người dân cũng như sự hỗ trợ từ các cấp chính quyền trong việc cung cấp hệ thống thùng rác, xây dựng cơ sở hạ tầng xử lý và tuyên truyền rộng rãi về ý nghĩa của phân loại rác.

Dù còn gặp nhiều khó khăn và thách thức, với sự nỗ lực của chính quyền thành phố, các tổ chức và người dân, việc phân loại rác tại nguồn chắc chắn sẽ ngày càng phát huy hiệu quả, góp phần xây dựng một TP. Hà Nội xanh, sạch và đáng sống hơn.

 

Nguyệt Phương

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline