Hotline: 0941068156

Thứ tư, 25/12/2024 14:12

Tin nóng

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

Thứ tư, 25/12/2024

Hà Nội: Chính thức áp dụng bảng giá đất mới đến hết 2025

Thứ hai, 23/12/2024 05:12

TMO - TP. Hà Nội đã chính thức công bố bảng giá đất điều chỉnh và có hiệu lực ngay lập tức cho đến hết ngày 31/12/2025. Đáng chú ý, loạt tuyến đường tại quận Hoàn Kiếm có giá đất cao nhất gần 700 triệu đồng/m2.

Cụ thể, UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 71/2024/QĐ-UBND về việc điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung Quyết định số 30/2019/QĐ-UBND ngày 31/12/2019 của UBND TP Hà Nội (Quyết định số 30, bảng giá đất Hà Nội được áp dụng từ năm 2020 đến ngày 31/12/2024). Với quyết định mới, bảng giá đất hiện hành sẽ được điều chỉnh và có hiệu lực áp dụng đến ngày 31/12/2025.

Điểm nhấn quan trọng trong Quyết định số 71 là việc Hà Nội bổ sung và sửa đổi các quy định liên quan đến nguyên tắc xác định vị trí đất, giá đất theo chiều sâu thửa đất và mức giá giảm dần theo khoảng cách.

Theo quy định mới, vị trí đất được xác định dựa trên khả năng sinh lợi, điều kiện cơ sở hạ tầng và khoảng cách tiếp cận đường, phố có tên trong bảng giá đất. Các nguyên tắc này sẽ sát thực với thực tế, bảo đảm tính công bằng, khoa học, chính xác và cụ thể hơn trong quản lý. Quan trọng nhất là hướng tới mục đích đảm bảo được quyền lợi cho người dân.

Theo bảng giá đất mới, một số vị trí, khu vực có mức định giá đất cao gấp từ 2 đến 6 lần so với bảng giá đất trước đây. Cụ thể: Vị trí 1, áp dụng với thửa đất có mặt giáp với đường, phố được ghi trong bảng giá đất.  Vị trí 2, áp dụng với đất tiếp giáp ngõ có mặt cắt từ 3,5m trở lên. Vị trí 3 là đất giáp ngõ có mặt cắt từ 2m đến dưới 3,5m. Vị trí 4 là đất giáp ngõ có mặt cắt dưới 2m.

Đối với các thửa đất xa đường, phố, bảng giá quy định mức giảm giá theo khoảng cách. Từ 200-300m, giảm 5%; từ 300-400m, giảm 10%; từ 400-500m, giảm 15%; từ 500m trở lên, giảm 20%.

Có thể thấy, việc điều chỉnh này nhằm bảo đảm mức giá phù hợp với điều kiện thực tế sử dụng đất và giá trị kinh tế, tránh tình trạng định giá cao cho các thửa đất ở xa khu vực trung tâm.

Quyết định cũng đưa ra các phân lớp giá đất theo chiều sâu thửa đất. Theo đó, từ chỉ giới hè đường, ngõ đến 100m, áp dụng 100% giá đất theo quy định; từ 100-200m, giảm 10%; từ 200-300m, giảm 20%; từ 300m trở lên, giảm 30%.

Theo đó, so với bảng giá đất cũ, bảng giá đất điều chỉnh cao gấp 2-6 lần. Cụ thể, giá đất cao nhất của thành phố thuộc về quận Hoàn Kiếm với 695,3 triệu đồng/m2. Mức giá này tương ứng với đất ở, vị trí 1, gồm các đường Lê Thái Tổ, đường Hàng Ngang, đường Hàng Đào gấp 3,7 lần bảng giá đất cũ (187,9 triệu đồng/m2).  Đường Trần Hưng Đạo (từ Trần Thánh Tông- Lê Duẩn) trước đó có giá đất cao nhất là 114 triệu đồng/m2 nay tăng lên 695,3 triệu đồng/m2, gấp 6 lần.

Đường Nhà Thờ tăng từ 125,4 triệu đồng/m2 lên 695,3 triệu đồng/m2, gấp 5,5 lần. Đất ở đường Hai Bà Trưng (từ Lê Thánh Tông đến Quán Sứ) cũng có giá cao nhất 695,3 triệu đồng/m2. Bảng giá đất cao nhất tại quận Ba Đình là 450,8 triệu đồng/m2 trên đường Phan Đình Phùng...

Tại quận Ba Đình, giá đất cao nhất là 450,8 triệu đồng/m2 (đường Phan Đình Phùng); quận Hai Bà Trưng giá cao nhất 368 triệu đồng/m2 (phố Huế, Nguyễn Du); quận Đống Đa giá cao nhất 320 triệu đồng/m2 (phố Nguyễn Thái Học); quận Hà Đông cao nhất 107 triệu đồng/m2 (phố Trần Phú)...

Loạt tuyến đường tại quận Hoàn Kiếm (TP.Hà Nội) có giá đất cao nhất lên tới 695,3 triệu đồng/m2. (Ảnh minh hoạ). 

Với quận Hai Bà Trưng, giá đất điều chỉnh cao nhất tại đường Nguyễn Du (đoạn Quang Trung đến Trần Bình Trọng), Phố Huế (đoạn Nguyễn Du đến Nguyễn Công Trứ) với trên 368 triệu đồng/m2, mức này cũng gấp gần 3,5 bảng giá cũ. Tại quận Tây Hồ, đường Văn Cao có giá đắt nhất với hơn 256 triệu đồng/m2, mức này gấp gần 3,3 lần hiện tại.

Cũng theo bảng giá mới, đất thương mại dịch vụ được điều chỉnh cao hơn 50-100% so với trước. Như vậy giá đất kinh doanh cao nhất vẫn tại các tuyến phố ở quận Hoàn Kiếm như Hàng Khay, Hàng Ngang, Hàng Đào, Lê Thái Tổ... trên 244 triệu đồng/m2.

Bên cạnh đó, bảng giá đất nông nghiệp trong khu dân cư cũng được bổ sung quy định linh hoạt. Cụ thể, giá đất nông nghiệp trong khu dân cư có thể cao hơn giá đất nông nghiệp ngoài khu dân cư, nhưng không vượt quá 50% giá đất nông nghiệp tương ứng tại các khu vực khác.

Đối với đất ở và đất thương mại dịch vụ tại nông thôn, bảng giá đất được chi tiết hóa theo từng xã và khu vực. Đáng chú ý, các thửa đất nằm ngoài phạm vi 200m từ các tuyến đường phố có tên trong bảng giá sẽ áp dụng mức giá giảm tương ứng với quy định về khoảng cách. Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã tiếp nhận hồ sơ của người sử dụng đất trước thời điểm quyết định này có hiệu lực thi hành, giá đất tại bảng giá đất để xác định nghĩa vụ tài chính, thuế và các khoản thu ngân sách từ đất đai được thực hiện theo quy định tại thời điểm nộp hồ sơ.

Theo các quy định của Luật đất đai, UBND tỉnh có trách nhiệm ban hành bảng giá đất, bảng giá đất được áp dụng có thời hạn và được điều chỉnh. Bảng giá đất được dùng làm căn cứ để tính tiền bồi thường khi thực hiện các dự án, tính thuế sử dụng đất, tính thuế, lệ phí khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thực hiện các thủ tục di biến động đất đai. Bảng giá đất mới sẽ có tác động lớn đến đời sống người dân và thị trường bất động sản Hà Nội.

Đối với người dân, trong các giao dịch đất đai nếu thỏa thuận giá đất thấp hơn bảng giá được công bố, cơ quan quản lý đất đai có thể yêu cầu xem xét lại tính hợp pháp của giao dịch. Dù giao dịch hợp pháp, người dân vẫn phải nộp thuế và phí dựa trên mức giá tối thiểu của bảng giá đất.

Việc gia hạn và điều chỉnh bảng giá đất lần này nhằm đảm bảo tính minh bạch, công bằng và phù hợp với thực tiễn. Đồng thời, đây cũng là bước đệm quan trọng để thành phố chuẩn bị cho việc xây dựng bảng giá đất mới trong giai đoạn 2026-2030, phù hợp với Luật Đất đai sửa đổi có hiệu lực từ năm 2024 góp phần tích cực trong giải phóng mặt bằng, thu hút đầu tư và phát triển Thủ đô. Quyết định số 71 có hiệu lực từ ngày 20/12/2024.

 

 

Bảo Khánh

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline