Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 03/05/2024 04:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 03/05/2024

Hà Nội bố trí quỹ đất phù hợp phát triển nhà ở xã hội

Thứ bảy, 09/03/2024 07:03

TMO - Thực hiện Chương trình phát triển nhà ở của thành phố và Đề án đầu tư xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội của Chính phủ, trong giai đoạn 2024-2025, thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục triển khai hoàn thành 17 dự án nhà ở xã hội với hơn 15.000 căn hộ.  

Tại Hà Nội, phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) luôn được thành phố quan tâm, chú trọng triển khai từ sớm. Sau khi thành phố (TP) ban hành Quyết định 123/2001/QĐ-UB ngày 6/12/2001 quy định chủ đầu tư các dự án khu nhà ở, khu đô thị phải dành 20% quỹ đất ở (hoặc 30% quỹ nhà ở) để bổ sung vào quỹ NƠXH thì TP đã có quỹ đất thỏa đáng dành cho loại hình nhà ở này. Bên cạnh việc triển khai xây mới các dự án NƠXH, TP đã đặt hàng nhà ở thương mại làm nhà ở tái định cư, NƠXH; chuyển đổi từ nhà ở thương mại sang NƠXH.

Giai đoạn 2016 - 2020, TP Hà Nội đã thực hiện 25 dự án với hơn 1.200.000m2 sàn; từ năm 2021 đến tháng 9/2022, hoàn thành 3 dự án với 218.000m2 sàn. Hiện đang triển khai 49 dự án với khoảng 3,9 triệu m2 sàn và 5 khu NƠXH tập trung ước khoảng 1,2 triệu m2 sàn. Đặc biệt, cuối năm 2022, UBND TP đã phê duyệt Kế hoạch phát triển NƠXH TP Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025. Trong đó, TP dự kiến vốn để hoàn thành phát triển NƠXH trong giai đoạn này là khoảng 12.350 tỷ đồng, với nguồn vốn ngân sách khoảng 283 tỷ đồng, ngoài ra là vốn huy động xã hội hóa từ các DN, nguồn vốn cho vay ưu đãi của TP từ quỹ đầu tư phát triển, ngân hàng chính sách xã hội, các tổ chức tín dụng khác.

Dù đã có nhiều nỗ lực nhưng so với nhu cầu của người dân thì NƠXH của TP vẫn chưa được đáp ứng đủ. Theo Sở Quy hoạch và Kiến trúc Hà Nội, một số nguyên nhân khiến việc phát triển NƠXH trong thời gian qua chưa đáp ứng mục tiêu đề ra. Trong đó chủ yếu do quỹ đất được quy hoạch dành cho phát triển NƠXH còn thiếu. Ngoài, quy định về quỹ đất cho NƠXH chưa phù hợp với thực tiễn dẫn đến chưa phát huy được nguồn lực đất đai vào phát triển NƠXH. Nhất là việc thực thi chính sách về quỹ NƠXH còn thiếu thống nhất. 

Trong giai đoạn 2024-2025, thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục triển khai hoàn thành 17 dự án nhà ở xã hội với hơn 15.000 căn hộ.  

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, Chương trình phát triển nhà ở của thành phố đến năm 2030 xác định: Đến năm 2025, thành phố sẽ hoàn thành khoảng 1,25 triệu m2 sàn nhà ở xã hội; đến 2030 hoàn thành 2,5 triệu m2. Cộng với nhu cầu hiện nay, thành phố cần hoàn thành khoảng 6,8 triệu m2. Với nhu cầu lớn như vậy, Hà Nội chủ động dành hơn 400 ha để phát triển nhà ở xã hội.

Hà Nội đã chủ động dành hơn 400 ha để phát triển nhà ở xã hội. Thành phố cũng đã chủ động bố trí 5 khu nhà ở xã hội tập trung với tổng diện tích 270 ha, hơn 1 triệu m2 sàn nhà ở xã hội, tương đương khoảng 15.000 căn hộ. Đến nay, 4/5 dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, làm cơ sở để lựa chọn chủ đầu tư dự án. Ngoài ra, thành phố đang chỉ đạo các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã khẩn trương rà soát quỹ đất ở 20%, 25% tại các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị để phát triển mới các dự án nhà ở xã hội.

Triển khai thực hiện Chương trình phát triển nhà ở của thành phố và Đề án thí điểm 1 triệu căn hộ của Chính phủ, giai đoạn 2021-2023, Hà Nội đã hoàn thành 5 dự án với tổng số 5.200 căn. Giai đoạn 2024-2025 tiếp tục triển khai thực hiện, hoàn thành 17 dự án với trên 15.000 căn. Giai đoạn 2026-2030, trên cơ sở rà soát lại quỹ đất, Hà Nội sẽ tập trung đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện; rà soát tháo gỡ khó khăn vướng mắc liên quan đến thủ tục đầu tư, thu hồi đất, giao đất, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, bố trí vốn linh hoạt vốn với các dự án dầu tư mà thành phố giao cho sở chuyên môn, các quận, huyện lập chủ trương đầu tư.

Như vậy, giai đoạn 2024-2030, thành phố phấn đấu có khoảng 58 dự án triển khai, hoàn thành 3,74 triệu m2, với khoảng 56.700 căn hộ, đáp ứng yêu cầu Đề án đặt ra cho thành phố. Sở Xây dựng thành phố cho biết, Hà Nội hiện có 81 thửa đất có thể phát triển nhà ở xã hội với tổng diện tích hơn 50 ha. Trong đó có 42 thửa đất đã có đủ điều kiện để lập chủ trương đầu tư. Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, một trong những nguyên nhân khiến cho việc phát triển nhà ở xã hội của các địa phương, trong đó có thành phố Hà Nội, chưa đáp ứng được yêu cầu, đó là thiếu quỹ đất quy hoạch dành cho phát triển nhà ở xã hội.

Hà Nội chủ động dành hơn 400 ha để phát triển nhà ở xã hội. 

Phát triển nhà ở xã hội là một trong những nội dung quan trọng của chính sách phát triển kinh tế- xã hội, trong đó có việc quy hoạch, bố trí quỹ đất hay miễn tiền sử dụng đất để xây dựng nhà ở tại các khu đô thị, khu công nghiệp cho những đối tượng thu nhập thấp. Luật Đất đai 2024 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2025) quy định cụ thể hơn về sử dụng đất thực hiện dự án NƠXH tạo nền tảng quan trọng và đồng bộ trong với hệ thống pháp luật về nhà ở, kinh doanh bất động.

Đó là dự án NƠXH thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng (khoản 21 Điều 79); được giao đất, cho thuê không đấu giá quyền sử dụng đất, không đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất (khoản 1 Điều 124) và được giao đất có thu tiền sử dụng đất (khoản 2, Điều 119) nhưng được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất (điểm b, khoản 1, Điều 157). Đối với trường hợp được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thì không phải thực hiện thủ tục xác định giá đất, tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất được miễn (khoản 3 Điều 157). Ngoài ra quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sẽ do Thủ tướng Chính phủ quyết định chỉ tiêu phân bổ đất ở cho từng địa phương, trong đó có một phần quỹ đất ở dành cho nhà ở xã hội, địa phương sẽ có trách nhiệm thực hiện tùy theo mục đích sử dụng đất.

Bộ Tài nguyên và Môi trường, cần thiết phải nâng cao trách nhiệm của UBND các địa phương trong việc phát triển nhà ở xã hội. Bổ sung các quy định cho phép địa phương sử dụng một phần tiền sử dụng đất thu từ các dự án phát triển nhà ở thương mại để đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khung cho các dự án NƠXH ở trên địa bàn quản lý.

Bên cạnh đó, các địa phương cần xây dựng, hoàn thiện các chỉ tiêu sử dụng đất phù hợp trong quy hoạch đô thị, quy hoạch điểm dân cư nông thôn, quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế nhà ở xã hội, nhà ở thu nhập thấp.Đặc biệt, trong quy hoạch đô thị phải xác định cụ thể diện tích đất để phát triển từng loại nhà ở, nhất là đất để xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho người có thu nhập thấp, nhà ở thương mại với tỷ lệ hợp lý theo quy định của pháp luật về nhà ở. Phát triển NƠXH, nhà ở cho công nhân là một trong những trụ cột của các chính sách an sinh xã hội, đồng thời cũng là giải pháp hữu hiệu thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần tạo nguồn cung, tái cơ cấu lại thị trường bất động sản trong tương lai.

 

 

Bùi Tiến 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline