Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 22/02/2025 14:02

Tin nóng

Thủ tướng: Chú trọng phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Ông Nguyễn Chí Dũng và Mai Văn Chính làm Phó Thủ tướng Chính phủ

Các địa phương cần chủ động phương án ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

 Bắc Giang: Gạo cổ thụ 160 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Dương: Duối cổ thụ hơn 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản

Kỳ họp bất thường lần thứ 9: Cần tư duy mới, cách làm mới, đột phá về thể chế

Đến năm 2030 hoàn thiện cơ chế chính sách ứng dụng năng lượng nguyên tử

Rét đậm, rét hại có thể kéo dài, các địa phương cần chủ động ứng phó

Lào Cai: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tình hình sản xuất nông, lâm, thủy sản và công nghiệp tháng 1/2025

18 địa phương được giao mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 từ 10% trở lên

Hành động quyết liệt để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên

Chậm nhất đến năm 2031 phải hoàn thành Nhà máy điện hạt nhân

Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Người dân ùn ùn đổ về trung tâm xem bắn pháo hoa đón Giao thừa

Hà Nội dừng trình diễn drone trong đêm đón Giao thừa Tết Ất Tỵ

Thứ bảy, 22/02/2025

Hà Giang: Khẳng định vị thế sản phẩm nông nghiệp

Thứ tư, 05/02/2025 06:02

TMO - Hà Giang là địa phương có nhiều loại nông sản đặc trưng. Do đó, người dân Hà Giang đã xây dựng, sáng tạo ra hàng trăm sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu như cam, chè, mật ong bạc hà, hồng không hạt, thịt bò khô… Các sản phẩm nông sản địa phương đang dần khẳng định được vị thế của mình trên thị trường.

Việc thúc đẩy tiêu thụ nông sản an toàn của Hà Giang thể hiện trách nhiệm của các tổ chức trong việc đưa nông sản đạt chuẩn VietGAP đến gần hơn với người tiêu dùng. Hội Nông dân của tỉnh Hà Giang đã xác định rõ định hướng hợp tác nhằm đẩy mạnh quảng bá, kết nối tiêu thụ các sản phẩm nông, lâm, thủy sản chất lượng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm và góp phần nâng cao giá trị gia tăng cho các sản phẩm đặc trưng. Đột phá “Phát triển nông nghiệp đặc trưng hàng hóa chất lượng cao theo chuỗi giá trị” là 1 trong 3 khâu đột phá chiến lược được Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra.

Dưới sự lãnh đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền và sự đồng hành mạnh mẽ từ doanh nghiệp, người dân, nông nghiệp tỉnh Hà Giang không chỉ khẳng định vai trò “bệ đỡ” vững chắc cho nền kinh tế mà còn đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Bên cạnh đó, để cụ thể hóa khâu đột phá, tỉnh Hà Giang ban hành nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp đi vào cuộc sống như: Nghị quyết số 05 của BCH Đảng bộ tỉnh về “Phát triến kinh tế vườn hộ để tạo sinh kế cho người dân, giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021 – 2025”; Nghị quyết số 58 của HĐND tỉnh về “Chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế vườn hộ và phát triển bền vững cây cam Sành trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 – 2025”…

Đồng thời Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng Chương trình hành động để các đơn vị chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ phát triển nông nghiệp đặc trưng hàng hóa chất lượng cao theo chuỗi giá trị. Vượt qua những khó khăn, bất lợi về thời tiết như rét đậm, rét hại, lũ lụt, hạn hán xảy ra nhiều đợt trong năm, phát triển nông nghiệp đặc trưng hàng hóa chất lượng cao theo chuỗi giá trị đã có những điểm sáng.

Nhiều giải pháp xây dựng, hình thành vùng nguyên liệu sản xuất hàng hóa, ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, nhất là sản phẩm đang liên kết bao tiêu trên thị trường tiêu thụ tiếp tục được duy trì triển khai. Ngoài vùng sản xuất theo chuỗi giá trị chè Shan tuyết, mật ong Bạc Hà, tỉnh đã xây dựng được thương hiệu và chỉ dẫn địa lý cho đa dạng sản phẩm như: Cam Sành, hồng Không hạt, gạo Già Dui, thảo quả, bò Vàng Hà Giang.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai, hướng dẫn các huyện, thành phố thành lập mới, củng cố, kiện toàn các hợp tác xã nông nghiệp, tổ hợp tác, trang trại nông nghiệp. Toàn tỉnh hiện có 510 hợp tác xã nông nghiệp, 1.250 tổ hợp tác hoạt động, với 8.613 thành viên.

Bên cạnh đó, có 46 dự án sản xuất theo chuỗi giá trị nhận được sự tham gia của các doanh nghiệp, hợp tác xã. Thực hiện hoàn thành 4 đề tài khoa học được công nhận đưa vào quản lý, tuyên truyền, ứng dụng và mở rộng kết quả phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ngành Nông nghiệp tiếp tục khẳng định vai trò là trụ đỡ cho nền kinh tế của tỉnh. Đến nay toàn tỉnh có 229 sản phẩm nông nghiệp được cấp Giấy chứng nhận OCOP 3 sao, 39 sản phẩm 4 sao và 2 sản phẩm 5 sao cấp quốc gia.

Nông sản Hà Giang với đa dạng sản phẩm, chủng loại. (Ảnh minh hoạ). 

Nhiều sản phẩm đặc trưng có giá trị như: Cam sành Hà Giang, Mật ong Bạc hà và chè Shan tuyết cổ thụ… được đánh giá 5 sao quốc gia; đạt giải Vàng cuộc thi Trà quốc tế; có mặt trong các chuỗi siêu thị; 4 đặc sản Hà Giang lọt Top 100 món ăn đặc sản và Top 100 quà tặng Việt Nam gồm: Mật ong Bạc hà, chè Shan tuyết, cháo Ấu tẩu và mèn mén.

Chương trình OCOP đã tạo tín hiệu tích cực, trở thành động lực để phát triển kinh tế vùng nông thôn, tạo ra những sản phẩm theo chuỗi giá trị, góp nâng cao thu nhập, phục vụ hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Định hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn toàn diện, bền vững trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế của từng vùng, từng địa phương.

Ngoài sản phẩm chè Shan tuyết đã vươn tầm thế giới, một điểm sáng của ngành nông nghiệp Hà Giang trong năm 2024 là thêm những mặt hàng nông sản của tỉnh xuất khẩu chính ngạch. Đó là những sản phẩm ở huyện Xín Mần như: Củ cải muối, gừng trâu muối, củ kiệu muối xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.

Ngành nông nghiệp và các huyện, thành phố đang đẩy mạnh thực hiện các mô hình liên kết giữa sản xuất, xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý gắn với quảng bá, giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm cho người nông dân. Giống cây, con bản địa được ưu tiên phát triển và hình thành nhiều chuỗi liên kết giá trị. Các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất sơ chế, chế biến nông sản tiếp tục được hướng dẫn, hỗ trợ theo tiêu chuẩn VietGap, hữu cơ, ISO, HACCP. Phát triển nông nghiệp đặc trưng hàng hóa, chất lượng cao theo chuỗi giá trị đang là hướng đi bền vững và tiềm năng.

Việc áp dụng các phương pháp sản xuất hiện đại, xây dựng thương hiệu mạnh mẽ và liên kết giữa các bên trong chuỗi giá trị sẽ giúp nông sản Hà Giang có vị thế vững chắc trên thị trường. Đồng thời, góp phần nâng cao đời sống người dân, phát triển kinh tế địa phương và tạo ra những cơ hội xuất khẩu lớn cho các sản phẩm nông sản đặc trưng của tỉnh.

Tỉnh Hà Giang xác định, năm 2025 vẫn là tỉnh nông nghiệp, lĩnh vực nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm sinh kế bền vững cho hơn 80% lao động nông thôn. Về định hướng phát triển đến năm 2030, tỉnh xác định phát triển nông nghiệp đặc trưng, theo chuỗi giá trị hàng hóa chất lượng cao.

Tỉnh phát triển nông nghiệp theo hai trục chính. Trục thứ nhất, bảo đảm an ninh lương thực, thực phẩm với các nhóm cây lương thực, thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày. Nghiên cứu chuyển đổi một phần diện tích trồng ngô tại bốn huyện phía bắc sang trồng cây khác có giá trị cao hơn. Trục thứ hai là ưu tiên thúc đẩy phát triển một số chuỗi sản phẩm nông nghiệp đặc sản, đặc hữu chất lượng cao theo chuỗi giá trị.

Nhằm thúc đẩy tiêu thụ nông sản của Hà Giang tỉnh Hà Giang xác định tăng cường quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn, đạt chứng nhận VietGAP. Hỗ trợ xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, cải tiến mẫu mã bao bì và thúc đẩy ứng dụng chuyển đổi số trong truy xuất nguồn gốc, quảng bá trực tuyến và thương mại điện tử. Từ đó thúc đẩy mạnh áp dụng quy trình sản xuất tốt, an toàn, chất lượng nhằm giữ vững và từng bước nâng cao hơn nữa vị thế, thương hiệu của nông sản Hà Giang trên thị trường.

 

 

Quốc Trưởng

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline