Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 08/09/2024 08:09

Tin nóng

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Hóa: Cây muỗm cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đánh giá kỹ tác động của chính sách

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Nước khoáng, nước nóng thiên nhiên là khoáng sản nằm trong nhóm III

Sạt lở vùng ĐBSCL: Kiên quyết di dời dân ra khỏi vùng nguy cơ cao

TP. HCM cần phát huy cơ chế, chính sách đặc thù với tinh thần 6 "tiên phong"

Quyết liệt thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trọng tâm Đại hội VIII của Đảng đề ra

Tổng Bí thư Tô Lâm: Bám sát định hướng, tăng tốc hoàn thành mục tiêu kinh tế-xã hội

Chủ nhật, 08/09/2024

Hà Giang: Hơn 457.000ha rừng được chi trả dịch vụ môi trường

Thứ hai, 22/07/2024 07:07

TMO - Những năm qua, tỉnh Hà Giang đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho người dân trong công tác bảo vệ phát triển rừng. Năm 2024, toàn tỉnh có hơn 457.000ha rừng được chi trả dịch vụ môi trường với tổng số tiền là hơn 106,5 tỷ đồng.

Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Hà Giang chính thức đi vào hoạt động và thực hiện ủy thác, chi trả cho các chủ rừng từ tháng 4/2013. Tính đến cuối tháng 5.2024 diện tích rừng có cung ứng DVMTR là 457.137 ha, chiếm 97,9% diện tích rừng toàn tỉnh với tổng số tiền chi trả DVMTR năm 2024 (kế hoạch năm 2023) đã thanh toán cho bên cung ứng DVMTR là 106.516 triệu đồng.

Trong đó: Chi trả cho 19 chủ rừng là tổ chức số tiền trên 18.384 triệu đồng; 45.662 chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân với số tiền trên 20.815 triệu đồng; 471 chủ rừng là nhóm hộ, cộng đồng dân cư số tiền gần 8.118 triệu đồng; 193 UBND các xã số tiền gần 57.000 triệu đồng; 2 tổ chức khác được nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng số tiền gần 2.200 triệu đồng và Quỹ đã thực hiện chi trả DVMTR thông qua bên thứ ba là đơn vị dịch vụ chi trả thuộc ngân hàng, kho bạc, bưu điện cho 100% đối tượng được hưởng tiền DVMTR.

Để đảm bảo nguồn vốn trong Quỹ chi trả dịch vụ môi trường rừng được triển khai nhanh, kịp thời, đúng đối tượng, Quỹ đã phối hợp với UBND cấp huyện, Chi cục Kiểm lâm, Ban Kiểm soát, đơn vị dịch vụ chi trả tiền, UBND cấp xã và các tổ chức khác được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng thanh toán tiền dịch vụ môi trường rừng cho chủ rừng, bên nhận khoán bảo vệ rừng đảm bảo đúng định mức và theo quy định.

Năm 2024, tỉnh Hà Giang có hơn 457.000ha rừng được chi trả dịch vụ môi trường với tổng số tiền là hơn 106,5 tỷ đồng. 

Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh cũng phối hợp với các đơn vị tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thanh toán tiền, quản lý sử dụng tiền tại cơ sở; lồng ghép công tác kiểm tra giám sát thanh toán tiền với tuyên truyền chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng gắn với quản lý, bảo vệ rừng tại trụ sở UBND cấp xã, thôn, tổ dân phố hoặc cụm thôn, tổ dân phố qua các hình thức như băng zôn, khẩu hiệu, báo điện tử, phóng sự...Đồng thời Quỹ thường xuyên cùng với đơn vị hỗ trợ chi trả cấp huyện là Hạt Kiểm lâm các huyện, thành phố kiểm tra, rà soát, xem xét các ý kiến, kiến nghị trong quá trình chi trả đảm bảo chi trả đúng cho các chủ rừng trên địa bàn tỉnh.

Năm 2013, huyện Bắc Quang bắt đầu thực hiện chính sách chi trả DVMTR. Trong 5 năm đầu tiên (giai đoạn 2013 – 2018), huyện Bắc Quang chỉ có 4 thôn trên địa bàn 2 xã được hưởng chính sách DVMTR với hơn 6.700 ha rừng nằm trong lưu vực chi trả. Đến nay, toàn huyện có 213/236 thôn, tổ dân phố tại 23/23 xã, thị trấn được hưởng chính sách DVMTR với tổng diện tích gần 60.000 ha rừng nằm trong lưu vực chi trả (chiếm khoảng 80% diện tích rừng toàn huyện).

Để đảm bảo công tác chi trả DVMTR được tổ chức triển khai đúng quy định, đảm bảo công khai, minh bạch, UBND huyện Bắc Quang đã chỉ đạo cơ quan liên quan thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như: Rà soát, xác định chủ rừng; nghiệm thu diện tích rừng có cung ứng DVMTR; tổ chức tập huấn, tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR gắn với phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR), bảo vệ rừng cho các trưởng thôn, chủ rừng; hướng dẫn cộng đồng dân cư các thôn quản lý, sử dụng tiền DVMTR, đưa nội dung quản lý, 

Từ năm 2013 đến nay, huyện Bắc Quang đã tiếp nhận và chi trả trên 30 tỷ đồng tiền DVMTR; trong đó, trên 3 tỷ đồng được chi trực tiếp cho hộ gia đình, cá nhân; hơn 21 tỷ đồng chi cho cộng đồng dân cư thôn, tổ dân phố Chính sách DVMTR tạo ra nguồn tài chính ổn định nhằm bảo vệ và phát triển rừng hiệu quả hơn. Toàn bộ diện tích rừng nằm trong lưu vực cung ứng DVMTR được quản lý, bảo vệ tốt, diện tích rừng tăng cả về số lượng và chất lượng. Trên địa bàn các xã được thụ hưởng chính sách này không để xảy ra cháy rừng, các vụ vi phạm lâm luật được phát hiện, xử lý kịp thời và có xu hướng giảm. Đặc biệt, nhận thức của người dân về công tác bảo vệ rừng được nâng cao. 

Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã tác động tích cực đến đời sống của những người làm nghề rừng, đặc biệt là cộng đồng dân cư, người dân sống trong rừng, gần rừng, vùng sâu, vùng xa. 

Giai đoạn 2017 – 2023, các cộng đồng dân cư, tổ chức và hộ gia đình trên địa bàn huyện Yên Minh được chi trả gần 50 tỷ đồng tiền DVMTR để quản lý, bảo vệ hàng chục nghìn ha rừng. Là huyện vùng cao núi đá phía Bắc của tỉnh, Yên Minh có tổng diện tích tự nhiên trên 77.520 ha; trong đó đất quy hoạch cho lâm nghiệp trên 51.811 ha (diện tích có rừng trên 31.379 ha; diện tích chưa có rừng gần 20.432 ha).

Hàng năm, trên địa bàn huyện có trên 20.000 ha rừng được chi trả tiền DVMTR, trong đó có 187 thôn, tổ dân phố và trên 3.200 hộ gia đình là chủ rừng được giao quản lý, bảo vệ. Từ năm 2017 đến cuối năm 2023, các cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân và hộ gia đình trên địa bàn huyện Yên Minh đã được chi trả gần 50 tỷ đồng tiền DVMTR. Riêng năm 2023, số tiền DVMTR chi trả trên địa bàn huyện là trên 10,9 tỷ đồng. Trong đó chi trả cho các hộ dân trên 3,5 tỷ đồng; cộng đồng dân cư trên 5,7 tỷ đồng; Ban quản lý rừng phòng hộ huyện trên 1,6 tỷ đồng; Đồn Biên phòng Bạch Đích trên 18,4 triệu đồng.

Để đảm bảo nguồn kinh phí DVMTR chi trả cho các cộng đồng dân cư được sử dụng đúng mục đích đem lại hiệu quả cho công tác quản lý, bảo vệ rừng, hàng năm các ngành chức năng của huyện đều tổ chức kiểm tra, giám sát việc sử dụng kinh phí hỗ trợ. 100% các thôn sau khi tiếp nhận kinh phí đều tổ chức họp thông báo công khai số kinh phí được thụ hưởng để người dân trong thôn biết và bàn bạc, trưng cầu ý kiến về việc sử dụng vào các mục đích như: Xây dựng, sửa chữa trụ sở thôn; làm đường bê tông, mở mới đường liên thôn; hỗ trợ cho các tổ đội tuần tra bảo vệ rừng; kéo điện lưới... Đối với các thôn chưa sử dụng đến hoặc sử dụng chưa hết kinh phí thì đưa vào làm quỹ thôn phục vụ các nội dung công việc thiết yếu phát sinh khác...

Những năm qua, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân về chính sách chi trả DVMTR bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Có thể thấy, từ việc đẩy mạnh triển khai, thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR của Quỹ đã tác động tích cực đến nhận thức và hành động của các tầng lớp nhân dân về chính sách chi trả DVMTR cũng như trong công tác bảo vệ và phát triển rừng.

Nhờ nắm vững và hiểu về chính sách, nhiều chủ rừng có nhiều giải pháp linh hoạt, sáng tạo để thực hiện quản lý, bảo vệ rừng và sử dụng tiền DVMTR hiệu quả như: Các chủ rừng thành lập lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng, tuần tra bảo vệ ở những khu rừng xung yếu; đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin vào công tác bảo vệ rừng; xây dựng hương ước, quy ước của thôn gắn với công tác bảo vệ và phát triển rừng; sử dụng tiền DVMTR đầu tư các công trình phúc lợi của thôn.

Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã tác động tích cực đến đời sống của những người làm nghề rừng, đặc biệt là cộng đồng dân cư, người dân sống trong rừng, gần rừng, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Từ nguồn tiền dịch vụ môi trường rừng, người dân và chính quyền nhiều địa phương đã sử dụng hợp lý, đầu tư vào các công trình điện, đường, công trình cộng đồng, tập thể… giúp bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi, đời sống của người dân cũng được nâng lên cả về vật chất lẫn tinh thần.

 

 

Tuấn An 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline